Mỹ nâng cấp tuần dương hạm đặt tên theo trận Mậu Thân tại Huế

Để đối trọng với việc Nga nâng cấp tuần dương hạm lớp Kirov, Hải quân Mỹ cũng quyết định nâng cấp tuần dương hạm Ticonderoga, trong đó có tàu USS Hue City.

Hôm 6/10, tàu USS Hue City (CG66) lớp Ticonderoga đã đến Norfolk để thực hiện kế hoạch nâng cấp với loạt trang bị mới của mình. Sau khi hoàn thành nâng cấp, tàu CG66 sẽ được nâng cấp hoặc thay mới một số hệ thống kết cấu, điện tử, hệ thống vũ khí và được kéo dài thời gian hoạt động đến năm 2030.
Việc tuần dương hạm USS Hue City được nâng cấp nằm trong quyết định được Tổng thống Donald Trump công bố từ khi mới nhậm chức. Cụ thể, Hải quân Mỹ sẽ được tăng cường số lượng đáng kể tuần dương hạm lớp Ticonderoga. Đây là một trong những trọng tâm tăng cường hỏa lực trong tương lai gần của Mỹ, đó là tăng cường đóng mới và nâng cấp các đơn vị tàu ngầm cũng như tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke.
My nang cap tuan duong ham dat ten theo tran Mau Than tai Hue
Tuần dương hạm USS Hue City. 
Mặc dù vậy, việc Mỹ tiếp tục nâng cấp những tuần dương hạm Ticonderoga đã khiến nhiều người bất ngờ. Bởi dù sở hữu dàn hỏa lực vượt trội so với Arleigh Burke nhưng thiết kế của tuần dương hạm Ticonderoga đã khá lạc hậu với chiến tranh hiện đại. Vì vậy, kể từ năm 1994, Hải quân Mỹ đã không đặt hàng thêm một chiếc chiến hạm nào loại này.
Trong phân hạng tàu chiến, tuần dương hạm là những tàu mặt nước có kích thước lớn và được trang bị nhiều vũ khí mạnh. Hiện nay, tuần dương hạm chỉ còn hoạt động trong một số ít quốc gia như Mỹ, Nga... Vì vậy, Mỹ không ngần ngại khi tuyên bố rằng, việc tăng cường số siêu hạm này không nằm ngoài mục đích đối trọng với tuần dương hạm lớp Kirov của Nga.
Vậy Ticonderoga của Mỹ hay Kirov của Nga mạnh hơn?
- Tuần dương hạm lớp Ticonderoga là lớp tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống Aegis với các radar mảng pha AN/SPY-1 lắp vào phần thượng tầng. Ngoài radar AN/SPY-1, tàu Ticoderoga còn được trang bị nhiều loại radar khác như radar cảnh giới đường không AN/SPS-49, radar kiểm soát hỏa lực AN/SPG-62,...
Vũ khí trang bị trên tuần dương hạm lớp Ticonderoga bao gồm: 2 pháo hạm Mk-45 cỡ nòng 127mm, tên lửa hành trình chống hạm Harpoon bố trí phía sau đuôi tàu.
Các tàu lớp Ticonderoga được trang bị 2 bệ phóng Mk-26 với 68 tên lửa phòng không SM-2 nhưng sau này Hải quân Mỹ đã tiến hành nâng cấp khả năng chiến đấu cho con tàu bằng việc thay thế 2 bệ phóng Mk-26 bằng 2 cụm bệ phóng thẳng đứng Mk-41 với tổng cộng 122 ống phóng sử dụng cho nhiều loại vũ khí như họ tên lửa SM (SM-2, SM-3), tên lửa Sea Sparrow, tên lửa hành trình Tomahawk.
Ngoài ra, các tuần dương hạm Ticonderoga còn trang bị 2 hệ thống CIWS Phalanx, 2x3 ống phóng ngư lôi Mk-32 cỡ 324mm cùng các tên lửa chống ngầm bố trí trong bệ phóng Mk-41, ở đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng săn ngầm SH-60B.
- Tuần dương hạm lớp Kirov có kích thước lớn nhất và được bố trí ở phần tháp cao nhất là radar MR-800 Top Pair, ở phần tháp phụ là radar Fregat MR-710. Ngoài ra còn có các radar dẫn bắn cho tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không (mỗi một loại tên lửa phòng không trên tàu lớp Kirov có một loại radar riêng) cùng các hệ thống gây nhiễu bố trí dày đặc xung quanh.
Vũ khí chống hạm trên tuần dương hạm lớp Kirov bao gồm: 1 pháo hạm AK-130 2 nòng cỡ 130mm (tàu Nguyên soái Ushakov trang bị 2 pháo AK-100 thay cho AK-130), 20 tên lửa chống hạm cực kỳ uy lực P-700 Granit bố trí trong các ống phóng thẳng đứng.
Các tên lửa P-700 Granit có tầm bắn lên đến 500 km, tốc độ hành trình Mach 2,5 mang đầu đạn thông thường nặng 750 kg hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kT. Một tên lửa Granit nếu bắn trúng có thể đánh chìm tàu sân bay của Mỹ.
Vũ khí phòng không trên tàu bao gồm: 96 tên lửa phòng không tầm xa của hệ thống S-300F (phiên bản hải quân của hệ thống S-300), 40 tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-MA.
Chưa dừng lại ở đó, tuần dương hạm Kirov còn được trang bị 6 hệ thống CIWS Kashtan hoặc 8 hệ thống CIWS AK-630, vũ khí chống ngầm gồm 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cùng 2 bệ rocket chống ngầm RBU-6000, tàu có sàn đáp và hầm chứa trực thăng săn ngầm Ka-27 ở đuôi.
Nhìn chung, có thể thấy về thông số kỹ thuật cơ bản thì tuần dương hạm lớp Kirov vượt trội rất nhiều tuần dương hạm lớp Ticonderoga, đặt biệt là Kirov được trang bị động cơ chạy bằng năng lượt hạt nhân giúp tàu có tầm hoạt động không hạn chế.
Vũ khí trang bị trên tuần dương hạm lớp Kirov rất mạnh với khả năng chống hạm, chống ngầm, phòng không, toàn diện. Tuy nhiên, khi xét về một số yếu tố thì tuần dương hạm lớp Ticonderoga cũng có nhiều điểm ưu việt.

Tàu chiến Mỹ suýt mang tên thành phố Đà Nẵng

Năm 1970, Hải quân Mỹ ký hợp đồng với hãng đóng tàu Ingalls Shipbuilding đóng chiếc tàu đổ bộ thứ 5 thuộc lớp Tarawa. Ban đầu, Hải quân Mỹ có ý định đặt cho chiếc tàu này cái tên USS Khe Sanh. Đây là địa danh ở tỉnh Quảng Trị, từng được biết đến diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân đội ta và quân Mỹ trong chiến tranh.
Năm 1970, Hải quân Mỹ ký hợp đồng với hãng đóng tàu Ingalls Shipbuilding đóng chiếc tàu đổ bộ thứ 5 thuộc lớp Tarawa. Ban đầu, Hải quân Mỹ có ý định đặt cho chiếc tàu này cái tên USS Khe Sanh. Đây là địa danh ở tỉnh Quảng Trị, từng được biết đến diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân đội ta và quân Mỹ trong chiến tranh.

Sau đó, Hải quân Mỹ lại thay đổi tên gọi của chiếc tàu này thành USS Da Nang (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam). Tuy nhiên, sau cùng khi con tàu khởi đóng họ quyết định lấy tên là USS Peleliu (LHA-5). Đây là tên của hòn đảo trên biển Thái Bình Dương từng diễn ra trận đánh giữa quân Mỹ và Nhật trong Thế chiến thứ 2.
Sau đó, Hải quân Mỹ lại thay đổi tên gọi của chiếc tàu này thành USS Da Nang (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam). Tuy nhiên, sau cùng khi con tàu khởi đóng họ quyết định lấy tên là USS Peleliu (LHA-5). Đây là tên của hòn đảo trên biển Thái Bình Dương từng diễn ra trận đánh giữa quân Mỹ và Nhật trong Thế chiến thứ 2.

Tàu đổ bộ tấn công USS Peleliu thuộc lớp Tarawa có lượng giãn nước toàn tải tới 39.438 tấn, dài 250m, rộng 32,5m và mớn nước 8,2m.
Tàu đổ bộ tấn công USS Peleliu thuộc lớp Tarawa có lượng giãn nước toàn tải tới 39.438 tấn, dài 250m, rộng 32,5m và mớn nước 8,2m.

Tàu được trang bị 2 nồi hơi và 2 tua bin khí sinh công suất 70.000 mã lực cho phép tàu di chuyển với tốc độ 44km/h, tầm hoạt động tới 19.000km.
Tàu được trang bị 2 nồi hơi và 2 tua bin khí sinh công suất 70.000 mã lực cho phép tàu di chuyển với tốc độ 44km/h, tầm hoạt động tới 19.000km.

Tàu thiết kế với boong phóng máy bay cùng khoang chứa rộng cho phép chở tới hơn 40 máy bay các loại (trực thăng và tiêm kích phản lực).
Tàu thiết kế với boong phóng máy bay cùng khoang chứa rộng cho phép chở tới hơn 40 máy bay các loại (trực thăng và tiêm kích phản lực).

USS Peleliu có thể chở tối đa 6 tiêm kích phản lực cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier.
USS Peleliu có thể chở tối đa 6 tiêm kích phản lực cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier.

Trong ảnh là 2 chiếc AV-8B Harrier hạ cánh trên boong tàu đổ bộ USS Peleliu.
Trong ảnh là 2 chiếc AV-8B Harrier hạ cánh trên boong tàu đổ bộ USS Peleliu.

Con tàu có thể chở 12 trực thăng vận tải hạng trung CH-46 và 9 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-53. Trong ảnh là chiếc trực thăng vận tải CH-53 cất cánh từ boong tàu USS Peleliu.
Con tàu có thể chở 12 trực thăng vận tải hạng trung CH-46 và 9 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-53. Trong ảnh là chiếc trực thăng vận tải CH-53 cất cánh từ boong tàu USS Peleliu.

Con tàu còn chở được tối đa 4 trực thăng chiến đấu AH-1W Super Cobra (trong ảnh).
Con tàu còn chở được tối đa 4 trực thăng chiến đấu AH-1W Super Cobra (trong ảnh).

Tàu có thể chở 1.703 lính thủy đánh bộ, xe bọc thép lội nước (trong ảnh) và tàu đổ bộ cỡ nhỏ (chở phương tiện cơ giới và binh lính).
Tàu có thể chở 1.703 lính thủy đánh bộ, xe bọc thép lội nước (trong ảnh) và tàu đổ bộ cỡ nhỏ (chở phương tiện cơ giới và binh lính).

Trong ảnh là tàu đổ bộ đệm khí chuẩn bị di chuyển vào trong “bụng” tàu USS Peleliu.
Trong ảnh là tàu đổ bộ đệm khí chuẩn bị di chuyển vào trong “bụng” tàu USS Peleliu.

Hiện nay, tàu đổ bộ USS Peleliu là chiếc duy nhất thuộc lớp Tarawa còn hoạt động.
 Hiện nay, tàu đổ bộ USS Peleliu là chiếc duy nhất thuộc lớp Tarawa còn hoạt động.

Ghé thăm tuần dương hạm Mỹ mang tên TP của Việt Nam

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng, trong biên chế Hải quân Mỹ có một chiếc tàu chiến mang tên thành phố Việt Nam, đó là tuần dương hạm USS Hué City (CG-66).

Ghe tham tuan duong ham My mang ten TP Viet Nam
 Tuần dương hạm USS Hue City được đặt theo tên trận đánh ở thành phố Huế mà quân Mỹ đối đấu với lực lượng quân giải phóng miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu thân 1968. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ghe tham tuan duong ham My mang ten TP Viet Nam-Hinh-2
 Ngoài USS Hue City (CG-66), Hải quân Mỹ cũng từng đặt tên "Khe Sanh" và "Da Nang" cho tàu đổ bộ tấn công lớp Tarawa được đóng năm 1976. Tuy nhiên, chiếc này khi đưa vào biên chế lại được chuyển thành tên là Peleliu. Do đó, CG-66 trở thành chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ mang tên một thành phố của Việt Nam. Nguồn ảnh: Navaltoday.

Đọc nhiều nhất

Tin mới