Mỹ lĩnh đòn đau sau vụ Iran bắn hạ MQ-4C

Việc Ấn Độ cân nhắc hủy thương vụ 6 tỷ USD mua UAV với Mỹ được coi là đòn đau đầu tiên sau khi chiếc MQ-4C Triton bị Iran bắn hạ.

Mỹ lĩnh đòn đau sau vụ Iran bắn hạ MQ-4C
Trang Hindustan Times ngày 28/7 dẫn nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ cho biết, quân đội nước này đang cân nhắc lại kế hoạch mua 30 UAV trị giá 6 tỷ USD từ Mỹ vì lo ngại về khả năng sinh tồn của những máy bay này khi chúng hoạt động ở điểm nóng chiến sự.
Ban đầu New Delhi dự định trang bị cho không quân, hải quân và lực lượng bộ binh 30 UAV hiện đại của Mỹ. Trong đó không quân và bộ binh được cấp 20 UAV tấn công Predator-B. Hải quân sẽ được trang bị 10 UAV trinh sát đường dài, tương tự mẫu MQ-4C Triton.
Nhưng sau vụ Iran bắn hạ MQ-4C Triton tại Eo biển Hormuz, Ấn Độ đã chỉ ra rằng, chiếc UAV này chỉ có thể hoạt động tại các khu vực mà đối thủ có năng lực phòng không hạn chế. Với các điểm nóng mà Ấn Độ có liên quan, khả năng sống sót của những máy bay này khá giới hạn.
My linh don dau sau vu Iran ban ha MQ-4C
 UAV MQ-4C Triton của Mỹ.
Dù Chính phủ và Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa đưa ra quyết định cuối cùng nhưng theo Hindustan Times, nhiều khả năng kế hoạch mua sắm UAV Mỹ với hàng chục triệu USD của Ấn Độ sẽ bị ngừng lại và chuyển sang mua sắm sản phẩm khác hiệu quả và an toàn hơn.
Trong khi UAV Mỹ bị ấn Độ cân nhắc ngừng mua thì nhiều khả năng cơ hội lại được trao sang tay Pháp: "Một chiếc UAV gắn đầy đủ thiết bị sẽ đắt rất nhiều hơn máy bay chiến đấu đa năng Rafael. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ ưu tiên mua thêm Rafela", Không quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết.
Nếu Ấn Độ thực sự ngừng mua UAV của Mỹ, điều này có thể tác động tiêu cực tới khả năng xuất khẩu vũ khí của Mỹ tới các đồng minh ở Trung Đông và nhiều nước khác trong tương lai bởi những UAV đắt tiền, được trang bị nhiều công nghệ tối tân như Mỹ quảng bá vẫn có thể bị hạ bởi tên lửa có mức giá tương đối rẻ.
Australia hồi năm 2018 ký hợp đồng 5,1 tỷ USD để mua 6 chiếc MQ-4C cùng hệ thống đi kèm, trong khi Đức cũng tỏ ý muốn sở hữu dòng UAV này vào năm 2025. Hải quân Ấn Độ đang xem xét khả năng mua MQ-4C để phối hợp cùng phi đội P-8I trong biên chế nước này.
Không những vậy, vụ Iran bắn hạ MQ-4C còn tạo ra lỗ hổng lớn trong khả năng trinh sát của Mỹ, nhất là khi nước này chỉ sở hữu 4 nguyên mẫu RQ-4N và hai chiếc MQ-4C Triton. Đặc biệt, Lực lượng máy bay trinh sát của Washington cũng bị lộ điểm yếu nguy hiểm sau sự cố, đó là khả năng xâm nhập không phận của những đối thủ sở hữu lưới phòng không hiện đại, nhiều tầng lớp.
Quân đội Mỹ hiện nay sở hữu hàng trăm máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát, từ các mẫu có người lái như phi cơ do thám U-2, máy bay tình báo điện tử RC-135, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-3, máy bay tuần thám P-8 Poseidon, cho tới các loại UAV như RQ-4, MQ-9 hay MQ-4 của hải quân.
Tuy nhiên, tất cả chúng đều được xếp vào diện không có khả năng thâm nhập, nghĩa là chúng rất dễ tổn thương trước các hệ thống phòng không hiện đại. Chúng đều không có khả năng tàng hình, tốc độ bay tương đối thấp và không có khả năng cơ động như tiêm kích.
Trinh sát cơ Mỹ phải hoạt động xa lãnh thổ đối phương để bảo đảm an toàn, hoặc mạo hiểm tiếp cận không phận và đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ. Vụ MQ-4C bị Iran bắn hạ là ví dụ dễ hình dung nhất cho trường hợp mạo hiểm tiếp cận không phận đối phương của UAV Mỹ sẽ gặp nguy hiểm thế nào.

Video Phòng không IRAN tự tin khi bắn hạ MQ-4 Triton của MỸ và thúc tiến mua S400? - Nguồn: Phương Đông TV@Youtube

Báo Pháp: Israel bí mật chào bán siêu UAV cho Việt Nam

(Kiến Thức) - Theo tờ Intelligence Online dẫn nguồn tin giấu tên cho hay, Tập đoàn quốc phòng IAI của Israel đang âm thầm chào bán dòng máy bay không người lái tầm xa Heron cho Việt Nam với giá trị ước tới lên đến 160 triệu USD.

Báo Pháp: Israel bí mật chào bán siêu UAV cho Việt Nam
Theo nguồn tin của Intelligence Online, hợp đồng máy bay không người lái (UAV) mà Israel chào bán cho Việt Nam lên đến 160 triệu USD cho ba UAV Heron, dựa vào đơn giá mỗi chiếc UAV mà hãng Israel Aerospace Industries (IAI) gửi cho Việt Nam thì nhiều khả năng biến thể Heron mà Israel muốn bán cho chúng ta là Heron TP (Eitan). Nguồn ảnh: israeldefense.
 Theo nguồn tin của Intelligence Online, hợp đồng máy bay không người lái (UAV) mà Israel chào bán cho Việt Nam lên đến 160 triệu USD cho ba UAV Heron, dựa vào đơn giá mỗi chiếc UAV mà hãng Israel Aerospace Industries (IAI) gửi cho Việt Nam thì nhiều khả năng biến thể Heron mà Israel muốn bán cho chúng ta là Heron TP (Eitan). Nguồn ảnh: israeldefense.

Hết Trung Quốc, đến Nga "nhái" UAV chiến đấu MQ-9 của Mỹ?

(Kiến Thức) - Mặc dù người Nga tuyên bố rằng máy bay không người lái Orion do nước này tự thiết kế thế nhưng mẫu UAV này lại mang quá nhiều điểm đặc trưng của dòng UAV đình đám nhất của Mỹ MQ-9 Reaper.
 
Máy bay không người lái Orion biến thể Orion-E sẽ cung cấp thêm khả năng tấn công cho loại máy bay vốn dĩ được thiết kế để làm nhiệm vụ thám sát này.

Hết Trung Quốc, đến Nga "nhái" UAV chiến đấu MQ-9 của Mỹ?
Het Trung Quoc, den Nga
Giới quan sát quân sự càng tỏ ra nghi ngờ hơn về lai lịch của UAV Orion khi mới đây công ty công nghệ Kronshtadt của Nga tiết lộ sẽ phát triển biến thể vũ trang của Orion có tên là Orion-E. Theo thông tin ban đầu UAV chiến đấu này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa 1000 kg, trong đó sẽ có 200 kg vũ khí. Ảnh: Defence.

“Hoa mắt, chóng mặt” với muôn kiểu UAV ở triển lãm MILEX 2019

(Kiến Thức) - Sự xuất hiện ồ ạt của các hệ thống máy bay và phương tiện mặt đất không người lái tại triển lãm MILEX 2019 cho thấy thế giới UAV ngày càng sôi động, cạnh tranh khốc liệt hơn.

“Hoa mắt, chóng mặt” với muôn kiểu UAV ở triển lãm MILEX 2019
“Hoa mat, chong mat” voi muon kieu UAV o trien lam MILEX 2019
Máy bay không người lái (UAV) xuất hiện từ ngay ngoài khuôn vô tổ chức triển lãm MILEX tới không gian trưng bày trong trung tâm hội nghị. Trong ảnh là UAV cùng bệ phóng thuộc tổ hợp phương tiện bay không người lái 102 VR Grif-100 do nhà máy hàng không 558 (Belarus) sản xuất. UAV nặng 150kg, bay liên tục 5 giờ, có thể dùng trinh sát hóa học và phóng xạ cũng như gây nhiễu điện tử. Nguồn ảnh: Denis Fedutinov 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.