Mỹ làm suy yếu Trung Quốc bằng cách kiểm soát biển?

(Kiến Thức) - Chiến lược kiểm soát ngoài biển của Mỹ để đối phó với Trung Quốc có 3 điểm yếu lớn.

Mỹ làm suy yếu Trung Quốc bằng cách kiểm soát biển?
Chiến lược kiểm soát ngoài biển do cựu thượng tá Thủy quân lục chiến Mỹ T.X Hammes và cựu thượng tá Quân đội Mỹ R D.Hooker đề xuất để đối phó với Trung Quốc.
Chiến lược kiểm soát biển do 2 ông Hammes và Hooker cho rằng mục tiêu của chiến lược này là không để Trung Quốc chiếm vùng biển nằm bên trong chuỗi đảo Thái Bình Dương thứ nhất, trải từ quần đảo Kuril tới Philippines.
Chiến lược này sẽ bảo vệ vùng biển và không phận của các quốc gia thuộc chuỗi quần đảo đầu tiên đồng thời thống lĩnh không phận và lãnh hải bên ngoài chuỗi này. 
Theo hai tác giả, mục tiêu của chiến lược này là tận dụng một số địa điểm để chặn đường xuất – nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc nhằm làm suy yếu nền kinh tế nước này.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Trên tạp chí National Interest (Mỹ), cựu Thượng tá không quân Mỹ Bill Dries cho rằng chiến lược Kiểm soát biển có 3 điểm yếu.
Thứ nhất, Trung Quốc có một lực lượng không quân lớn và có năng lực có thể trở thành mối đe dọa lớn đối với các hoạt động không quân và hải quân Mỹ. Tầm hoạt động của hải quân Trung Quốc có thể vươn tới vài trăm hải lý từ bờ biển nước này.
Cựu thượng tá không quân Mỹ Dries cho rằng mặc dù có thể năng lực của Hải quân Trung Quốc không thể “sánh” với Hải quân Mỹ, các lực lượng Trung Quốc có lợi thế do gần bờ biển và có thể điều động hàng chục tàu chiến và tàu ngầm ra “chiến trường” chỉ trong thời gian ngắn.
Về điểm yếu thứ hai, ông Dries cho rằng chiến lược trên sẽ làm gián đoạn các hoạt động kinh tế của thế giới: “Giao thương với Trung Quốc, cũng giống như giao thương với Mỹ hay châu Âu, là điều không thể thiếu đối với nền kinh tế toàn cầu. Không thể nào chỉ đơn giản cắt hay dừng các hoạt động đó mà không gây ra tình trạng hỗn loạn trên toàn cầu”.
Theo vị cựu thượng tá quân đội này, nếu chiến lược trên được thực thi, chính Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, sẽ trở thành thủ phạm gây tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu.
“Nước Mỹ sẽ mất uy tín và sự ủng hộ về chính trị nếu áp dung chiến lược đó”, ông Dries viết.
Theo ông, do những hậu quả chính trị của chiến lược này, Mỹ và các đồng minh sẽ không áp dụng do chiến lược đó sẽ khiến Trung Quốc có cớ để bành trướng về hàng hải trong khu vực.
Điểm yếu cuối cùng và quan trọng nhất là chiến lược này sẽ không thể gây tổn hại tới nền kinh tế Trung Quốc và sẽ giúp Bắc Kinh có cớ leo thang xung đột với Mỹ.

Giả định xung đột Mỹ - Trung: Washington "diệt" Bắc Kinh thế nào?

(Kiến Thức) - Nếu xảy ra một cuộc xung đột Mỹ - Trung, Washington sẽ sử dụng chiêu bài gì?

Giả định xung đột Mỹ - Trung: Washington "diệt" Bắc Kinh thế nào?
Thời gian gần đây, người ta nói nhiều về sự tăng cường mạnh mẽ khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc nhằm đối phó với các lực lượng của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương thông qua chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập hay còn gọi là chương trình A2/AD. Chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực có nghĩa là lực lượng pháo binh có căn cứ ở ven biển, không quân và hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể đẩy lùi một cuộc dàn quân nhanh của các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột.

TQ sẽ đưa giàn khoan vào vùng biển Philippines sau Hải Dương 981 ở VN

(Kiến Thức) - Tờ DW của Đức bình luận: TQ đang muốn tạo tiền lệ ở Biển Đông và có thể, sau hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN - sẽ kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Philippines.

TQ sẽ đưa giàn khoan vào vùng biển Philippines sau Hải Dương 981 ở VN
Trung Quốc vừa gửi thêm 4 giàn khoan tới Biển Đông nhằm tăng cường khai thác khí đốt và dầu tại vùng biển này. Bước đi này của Bắc Kinh diễn ra chỉ trong vòng chưa đến 2 tháng sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Trước đó, Bắc Kinh đưa ra yêu sách “đường 9 đoạn” nhằm độc chiếm Biển Đông.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam. 

Lý giải quan hệ lạ thường giữa Trung Quốc - Malaysia ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc gần như im lặng về vụ phát hiện mỏ khí đốt ngoài khơi Malaysia mặc dù khu vực này nằm trong vùng biển mà họ tuyên bố yêu sách chủ quyền.

Lý giải quan hệ lạ thường giữa Trung Quốc - Malaysia ở Biển Đông
Việc một tập đoàn năng lượng quốc tế phát hiện mỏ khí đốt tự nhiên ở ngoài khơi bờ biển Malaysia đang thu hút sự quan tâm của thế giới vào khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh khá “im hơi lặng tiếng” về vụ phát hiện trên mặc dù khu vực này nằm trong vùng biển mà nước này ngang ngược tuyên bố yêu sách chủ quyền. Theo đó, vị trí phát hiện mỏ khí đốt này nàm cách ngoài khơi bờ biển Malaysia khoảng 144km.
Sự đối xử lạ thường của Trung Quốc đối với Malaysia

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.