Lý giải quan hệ lạ thường giữa Trung Quốc - Malaysia ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc gần như im lặng về vụ phát hiện mỏ khí đốt ngoài khơi Malaysia mặc dù khu vực này nằm trong vùng biển mà họ tuyên bố yêu sách chủ quyền.

Lý giải quan hệ lạ thường giữa Trung Quốc - Malaysia ở Biển Đông
Việc một tập đoàn năng lượng quốc tế phát hiện mỏ khí đốt tự nhiên ở ngoài khơi bờ biển Malaysia đang thu hút sự quan tâm của thế giới vào khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh khá “im hơi lặng tiếng” về vụ phát hiện trên mặc dù khu vực này nằm trong vùng biển mà nước này ngang ngược tuyên bố yêu sách chủ quyền. Theo đó, vị trí phát hiện mỏ khí đốt này nàm cách ngoài khơi bờ biển Malaysia khoảng 144km.
Sự đối xử lạ thường của Trung Quốc đối với Malaysia
Thái độ “ôn hòa lạ thường” này của Trung Quốc thực sự khác biệt hoàn toàn so với sự hung hăng, ngang ngược mà họ thể hiện trong vụ hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng biển đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam.
Mối quan hệ Trung Quốc-Malaysia vẫn được duy trì bất chấp sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc hiện thực hóa yêu sách "đường lưỡi bò" ở Biển Đông, bao gồm cả những vùng biển mà Kuala Lumpur tuyên bố chủ quyền.
“Cả Malaysia và Trung Quốc đều có tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, 2 bên đều chia sẻ sự đồng thuận rộng rãi về việc xử lý một cách thích hợp các vấn đề tranh chấp”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong một tuyên bố gửi tới tờ Thời báo Phố Wall ngày 24/6 để lý giải cho mối quan hệ “khó giải thích” của họ với Malaysia.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc dịp kỉ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc dịp kỉ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) chỉ ra rằng, một số mỏ dầu và khí đốt cho hiệu quả khai thác tốt nhất của vùng Biển Đông đều nằm ngoài khơi bờ biển của bang Sabah và Sarawak của Malaysia. Khu vực này còn “cái nôi”của hầu hết các hoạt động sản xuất khí đốt tự nhiên của Malaysia.
Có ít nhất 9 lô dầu khí đang trong quá trình phát triển và dự kiến 2 năm sau sẽ đi vào khai thác trong khu vực này. Các nhà đầu tư bao gồm tập đoàn Shell của Hà Lan, Murphy Oil của Mỹ, ConocoPhillips và tập đoàn Petronas của Malaysia.
Đáng lưu ý, tập đoàn Murphy Oil tiết lộ, kể từ khi khai thác dầu khí ở Malaysia hồi năm 1999, họ không phải giải quyết bất kì lo ngại nào về các hành vi hung hăng của Trung Quốc trong khu vực. Còn ConocoPhillips không đưa ra bất cứ lời bình luận nào về vấn đề này.
Trung Quốc sử dụng cái gọi là “đường 9 đoạn” hay còn gọi là "đường lưỡi bò" nhằm đơn phương phân định ranh giới trên biển với âm mưu chiếm gần như trọn vẹn các vùng ở Biển Đông. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ công bố tọa độ chính xác của các đường này trên bản đồ.
“Cái gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc chỉ cách bờ biển Sarawak có 55km. Hơn 400 giếng khoan thăm dò, hàng trăm giếng đang khai thác cùng nhiều tàu giám sát của Malaysia thậm chí còn hoạt động xa hơn khoảng cách này hơn nữa”, người đứng đầu công ty tư vấn về các khâu thượng nguồn trong hoạt động khai thác dầu khí HIS, ông Dylan Mair cho biết.
Việc Trung Quốc phân biệt đối xử với các nước ASEAN cũng có thể được coi là một phần nỗ lực của nước này nhằm chia rẽ khối ASEAN trong việc đoàn kết trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Sự phụ thuộc vào kinh tế của Malaysia đối với Trung Quốc
Cần phải nói rằng, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia trong vòng 5 năm liên tiếp cho tới năm 2013. Kim ngạch song phương giữa hai nước đạt 62 tỷ USD. Đó là số liệu do Bộ Thương mại quốc tế của Malaysia công bố.
Ngoài ra, 2 nước còn có mối quan hệ hợp tác và mua bán năng lượng khá gắn bó. Theo đó, Malaysia là nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ ba cho Trung Quốc.
Chính phủ Malaysia từ lâu đã duy trì chính sách ít nói về các hành động dằn mặt quân sự hay bất kỳ tranh chấp nào với đối tác thương mại lớn nhất của họ.
Ông Ian Storey ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho hay: “Cả Malaysia và Brunei (hai quốc gia cũng có tranh chấp lãnh thổ ở BIển Đông với Trung Quốc) có xu hướng làm giảm nhẹ căng thẳng với Trung Quốc. Các tranh chấp đó không làm lu mờ quan hệ của họ với quốc gia này”.
Một giàn khoan dầu của tập đoàn Petronas ngoài đảo ngoài khơi đảo Borneo, Malaysia.
Một giàn khoan dầu của tập đoàn Petronas ngoài đảo ngoài khơi đảo Borneo, Malaysia.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của họ ở vùng biển của Malaysia trên Biển Đông. Hồi tháng 1/2014, một đội tàu hải quân Trung Quốc đã tiến hành cuộc tuần tra trên Quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) trước khi đến khu vực bãi ngầm James, một rạn san hô nằm cách bờ biển Malaysia 80 Km ở trong khu vực tranh chấp giữa 2 nước.
Ngoài ra, theo dữ liệu của IHS, tàu nghiên cứu Hải giám Trung Quốc mang số hiệu 23 (đang hiện diện bất hợp pháp ngoài khơi vùng biển Việt Nam) đã di chuyển tới Sarawak ba tháng trước đây trước khi hướng về bãi đá Vành Khăn (thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Chuyên gia Ian Storey nhận định: "Có thể Malaysia sẽ sớm phải thay đổi chiến lược của mình và có những hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc".

Tàu đổ bộ “khủng” của Trung Quốc tiến sát Malaysia làm gì?

Tàu đổ bộ “khủng” của Trung Quốc tiến sát Malaysia làm gì?
Tàu đổ bộ Jinggangshan của Hải quân Trung Quốc cùng với tàu chạy đệm khí trong khi huấn luyện tại vùng biển gần tỉnh Hải Nam ngày 20/3/2013.
 Tàu đổ bộ Jinggangshan của Hải quân Trung Quốc cùng với tàu chạy đệm khí trong khi huấn luyện tại vùng biển gần tỉnh Hải Nam ngày 20/3/2013.

Theo phóng viên kỳ cựu Greg Torode của tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (SCMP), lực lượng đổ bộ của Hải quân Trung Quốc (PLAN) được trang bị tàu đổ bộ đệm khí đã đến tận cực Nam của “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh dựa vào để tuyên bố chủ quyền, khiến cho cả khu vực phải “nhíu mày, trợn mắt”.

Trung Quốc đổ bộ lên bãi James: “Tin vịt” hay là sự thật?

Trung Quốc đổ bộ lên bãi James: “Tin vịt” hay là sự thật?
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ.
 Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ.

Sau khi TS Trần Công Trục, Nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ, có bài phân tích về sự nguy hiểm của hành động đổ bộ lên James của Trung Quốc, phía Malaysia đã tuyên bố không phát hiện ra hành động của Trung Quốc. Đằng sau tuyên bố trái chiều là gì? Sau đây là bài phân tích tình hình của TS Trần Công Trục.

Cơ cực đời sống dân săn gấu trắng Bắc Cực ở Canada

(Kiến Thức) - Sau những chuyến đi săn gấu Bắc Cực, cộng đồng người dân tộc Inut ở Canada vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn về nhiều mặt trong đời sống thường nhật.

Cơ cực đời sống dân săn gấu trắng Bắc Cực ở Canada
Trong một chuyến đi săn gấu trắng cùng bố mẹ, cậu bé Paul Ishlutak 12 tuổi ngồi sưởi ấm trong khoang thuyền phía dưới. Cậu cùng người anh trai mình tên Damien thường hay đi cùng cha mẹ mình mỗi chuyến đi sắn. Họ sẽ dạy chúng cách săn mồi, một truyền thống lâu đời của người Inut. Thực ra, cộng đồng người Inut ở phía bắc Alaska, Canada và Greenland là một trong hai nhánh của tộc người Eskimo. Đời sống của họ nơi đây vẫn còn khá nhiều khó khăn về nhiều mặt.
Trong một chuyến đi săn gấu trắng cùng bố mẹ, cậu bé Paul Ishlutak 12 tuổi ngồi sưởi ấm trong khoang thuyền phía dưới. Cậu cùng người anh trai mình tên Damien thường hay đi cùng cha mẹ mình mỗi chuyến đi sắn. Họ sẽ dạy chúng cách săn mồi, một truyền thống lâu đời của người Inut. Thực ra, cộng đồng người Inut ở phía bắc Alaska, Canada và Greenland là một trong hai nhánh của tộc người Eskimo. Đời sống của họ nơi đây vẫn còn khá nhiều khó khăn về nhiều mặt. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.