Mỹ kích động khủng hoảng Vùng Vịnh để bán vũ khí?

(Kiến Thức) - Sau vụ bán vũ khí 100 tỷ USD cho Ả-rập Xê-út và 12 tỷ USD cho Qatar, người ta nghi rằng Mỹ kích động khủng hoảng Vùng Vịnh để bán vũ khí.

Mỹ kích động khủng hoảng Vùng Vịnh để bán vũ khí?
Vụ bán máy bay chiến đấu F-15 trị 12 tỷ USD cho Qatar là một trong những thông điệp trái ngược của Mỹ và cho thấy Washington “điều phối” cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh theo hướng có lợi nhất cho các tập đoàn sản xuất vũ khí đầy quyền lực ở Mỹ.
Theo Qatar News Agency, hợp đồng mua bán chiến đấu cơ F-15 có giá trị ban đầu 12 tỷ USD đã được Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid Al Attiyah ký kết với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ở thủ đô Washington hôm 14/6/2017.
My kich dong khung hoang Vung Vinh de ban vu khi?
Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid Al Attiyah ký kết với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hợp đồng mua chiến đấu cơ F-15 trị giá 12 tỷ USD ở thủ đô Washington. Ảnh: Gulf Times 
Bộ trưởng Quốc phòng Attiyah cho biết thỏa thuận này là "bước tiến nữa trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược với Mỹ”. Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói thương vụ này mang lại cho Qatar một lực lượng quốc phòng tối tân và “tăng cường hợp tác an ninh và khả năng tương tác giữa Mỹ và Qatar".
Đáng chú ý là hợp đồng chuyển giao vũ khí Mỹ-Qatar chỉ diễn ra vài tuần sau khi Tổng thống Donald Trump ký một hợp đồng tương tự với Ả-rập Xê-út trị giá gần 110 tỷ USD.
Hợp đồng này được ký kết sau khi một loại các nước Arập thân Ả-rập Xê-út phong tỏa Qatar. Đầu tháng này, Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Bahrain và một số quốc gia khác đã cắt đứt quan hệ với Qatar, với cáo buộc Doha ủng hộ các nhóm khủng bố và Iran, điều mà chính phủ Qatar đã nhiều lần bác bỏ.
Ả-rập Xê-út và các nước đồng minh đã đóng cửa biên giới và không phận với Qatar. Khi Ả-rập Xê-út và nhiều nước Vùng Vịnh áp dụng các biện pháp chống lại Qatar, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại viết trên Twitter cáo buộc Qatar ủng hộ "khủng bố".
Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến việc Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi Ả-rập Xê-út ngừng phong tỏa Qatar. Nhà ngoại giao Mỹ hàng đầu này đã cố gắng hòa giải giữa hai bên và ngày 13/6, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh đang đi theo “xu hướng tích cực".
Trong một diễn biến khác, hai tàu chiến của Hải quân Mỹ đã tới Doha hôm 14/6 để tập trận chung với Hải quân Qatar. Các tàu chiến Mỹ đã tới cảng Hamad ở phía nam Doha để tham gia vào một cuộc tập trận chung với Hải quân Qatar.
Hiện chưa rõ liệu cuộc tập trận hải quân chung này đã được lên kế hoạch trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh hay đây chính là tín hiệu ủng hộ Qatar của Lầu Năm Góc.
Qatar là nước ở Vùng Vịnh có căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông, với 11.000 binh sĩ và hơn 100 máy bay quân sự Mỹ đồn trú tại Căn cứ không quân Al-Udeid.
Sau tất cả những động thái nói trên, rõ ràng Mỹ là nước kiếm được nhiều lợi lộc nhất và người ta cũng nghi ngờ rằng Mỹ đang thao túng cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh để bán được nhiều vũ khí hơn nữa cho các bên kình chống lẫn nhau.

Vì sao nhiều nước Arập cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar?

(Kiến Thức) - Ả-rập Xê-út, UAE, Bahrain và Ai Cập đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, cáo buộc quốc gia Trung Đông này tài trợ khủng bố.

Vì sao nhiều nước Arập cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar?
Reuters đưa tin, Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar hôm 5/6, cáo buộc quốc gia này tài trợ cho khủng bố và ủng hộ chương trình nghị sự của “đối thủ” Iran trong khu vực.
Vi sao nhieu nuoc Arap cat dut quan he voi Qatar?
Tiểu vương Qatar Tamim bin Hamad Al-Thani dự một cuộc họp tại thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, ngày 11/11/2015. Ảnh: Reuters. 

Các nước Arập cắt đứt quan hệ với Qatar: Mưu mô phức tạp

(Kiến Thức) - Việc hàng loạt quốc gia Arập cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar có nguyên nhân sâu xa phức tạp hơn những gì đã được công bố chính thức.

Các nước Arập cắt đứt quan hệ với Qatar: Mưu mô phức tạp
Đó là nhận định của chuyên viên nghiên cứu chính trị Stanislav Tarasov trong cuộc trả lời phỏng vấn của đài Sputnik.
Cac nuoc Arap cat dut quan he voi Qatar: Muu mo phuc tap
Lãnh đạo các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC): "Đồng sàng, dị mộng". Ảnh: CNN 

Qatar bị cô lập: Hậu quả của “trò chơi hai mặt”?

(Kiến Thức) - Theo báo chí Pháp số ra ngày 6/6, đằng sau những lời cáo buộc là “trò chơi hai mặt” và cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa Ả-rập Xê-út và Qatar.

Qatar bị cô lập: Hậu quả của “trò chơi hai mặt”?
Ả-rập Xê-út và các nước đồng minh đã quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao, đóng cửa biên giới, không phận và hải phận với với Qatar. Các nước này cũng cấm công dân của họ đến Qatar và ngược lại. Chính sách cô lập Qatar có hiệu lực ngay tức thì.
Qatar bi co lap: Hau qua cua “tro choi hai mat”?
Đằng sau cái bắt tay xã giao tại Riyadh giữa Quốc vương Qatar Sheik Tanim Bin Hamad Al-Thani và Tổng thống Mỹ Donald là bất đồng sâu sắc về chính sách đối với Iran. Ảnh: LiveMint 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.