Mỹ hối thúc các đồng minh tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông

Mỹ ngày 29/12 đã hối thúc các đồng minh của Washington ở khu vực Thái Bình Dương tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông.
 
 

Mỹ hối thúc các đồng minh tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông
Báo “Stars and Stripes” dẫn phát biểu của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Randy Schriver đưa ra lời kêu gọi trên, trong đó nêu rõ các đồng minh của Mỹ cần tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông để đối trọng với Trung Quốc.
Các hoạt động nhằm gây ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương, trong đó có cả những hành động như tặng quà cho các chính trị gia và cấp tài chính cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại một số đảo quốc nhỏ, đã khiến giới chức Mỹ, Australia và New Zealand chú ý.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Schriver cảnh báo Trung Quốc có thể đang muốn thiết lập các căn cứ quân sự tại Nam Thái Bình Dương. Ông nêu rõ: “Tôi cho rằng điều có thể gây áp lực lớn hơn đối với Trung Quốc là các đối tác và đồng minh cùng tham gia hoạt động này (tại Biển Đông)”, các chiến dịch tự do hàng hải, tuần tra chung và hiện diện.
My hoi thuc cac dong minh tang cuong hien dien quan su o Bien Dong
 Nhóm tàu sân bay Mỹ thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông. Ảnh: chinadefenseobservation.
Các chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ là một thách thức đối với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, quốc gia đã thiết lập trái phép các cơ sở quân sự và bố trí tên lửa-máy bay trên những hòn đảo nhân tạo nước này bồi đắp bất hợp pháp ở Biển Đông.
Tuy nhiên, việc Mỹ tăng cường hiện diện và đẩy mạnh các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông cũng làm gia tăng nguy cơ đụng độ với Trung Quốc. Hồi tháng 8/2018, một tàu chiến Trung Quốc đã tiếp cận quá gần và suýt va chạm với tàu chiến Mỹ. Ngày 2/10, Hải quân Mỹ công bố một loạt ảnh chụp lại vụ chạm mặt giữa tàu USS Decatur và tàu Lan Châu thuộc lớp Lữ Dương II (Type 052C) của Hải quân Trung Quốc tại khu vực gần đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên đá Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hồi tháng 4, ba tàu Hải quân Hoàng gia Australia trên đường tới thăm hữu nghị Việt Nam đi qua Biển Đông cũng đã bị các tàu Hải quân Trung Quốc quấy nhiễu.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Schriver được dẫn lời nói rằng các đồng minh khác của Mỹ như Anh, Pháp và Canada cũng đã tăng cường các hoạt động quân sự tại Biển Đông. Ông khẳng định: “Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều hoạt động của những bên quan tâm khác vì tôi nghĩ có một sự thừa nhận rằng sự xói mòn trong việc tuân thủ luật pháp và các qui tắc quốc tế ở Biển Đông phát đi những tín hiệu toàn cầu”.
My hoi thuc cac dong minh tang cuong hien dien quan su o Bien Dong-Hinh-2
Khu trục hạm USS Decatur của Mỹ tại Biển Đông. Ảnh: US Navy 
Đây không phải lần đầu tiên giới chức Mỹ kêu gọi các đồng minh có hành động trước sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Tại Hội nghị Bộ trưởng 2+2 Mỹ - Australia diễn ra cuối tháng 7 ở California, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis của Mỹ, và Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne của Australia nhấn mạnh hành động quân sự hóa vùng biển tranh chấp của Trung Quốc trên Biển Đông đi ngược lại mục tiêu phát triển hòa bình của khu vực.
Tuyên bố chung sau hội nghị tham vấn ngoại giao - quốc phòng Mỹ-Australia nêu rõ hai bên ủng hộ Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) cần phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, ủng hộ cấu trúc khu vực hiện nay, củng cố cam kết của các bên ngừng những hành động làm phức tạp các tranh chấp và không gây tổn hại lợi ích của các bên thứ ba hoặc quyền lợi của tất cả các nhà nước trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la-17 diễn ra tại Singapore đầu tháng 6/2018, Bộ trưởng James Mattis cũng nhận định việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông thông qua hành động triển khai các hệ thống vũ khí tối tân tại vùng biển này là nhằm mục đích "đe dọa và gây sức ép" với các bên láng giềng.
My hoi thuc cac dong minh tang cuong hien dien quan su o Bien Dong-Hinh-3
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chỉ trích Trung Quốc trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la-17 ở Singapore tháng 6/2018. Ảnh: TTXVN/AFP 
Người đứng đầu Lầu Năm Góc nêu rõ Trung Quốc đã triển khai hàng loạt khí tài quân sự, trong đó có tên lửa chống hạm, tên lửa đất đối không và các thiết bị gây nhiễu điện tử trên khắp Biển Đông, khu vực mà Bắc Kinh đã các xây đảo nhân tạo và biến các thực thể trên biển khác thành các cơ sở quân sự. Trung Quốc còn hạ cánh máy bay ném bom xuống đảo Woody (đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Theo ông Mattis, đó là những hành động vi phạm luật pháp quốc tế và làm leo thang căng thẳng khu vực.
Ngày 29/12, ông Paul Buchanan, một chuyên gia về an ninh Mỹ tại Auckland, New Zealand, đánh giá các đồng minh của Washington có thể sẽ ủng hộ lời kêu gọi thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Theo chuyên gia này, Australia và New Zealand, hai đối tác thương mại quan trọng của Bắc Kinh, đang cân bằng các mối quan hệ kinh tế và quốc phòng.
Theo ông Buchanan, một trong những biểu hiện của xu thế này đó là việc mới đây Mỹ và Australia tuyên bố hai nước sẽ hợp tác để tái phát triển căn cứ Lombrum trên Manus, hòn đảo có diện tích 2.100 km2 của Papua New Guinea, cũng như việc cấm tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc tham gia các dịch vụ 5G mới tại Australia và New Zealand.

F/A-18 E/F về hưu Hải quân Mỹ bắt đầu vận hành F-35C

(Kiến Thức) - Tàu sân bay USS Carl Vinson trở thành hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ vận hành tiêm kích tàng hình F-35C nhưng chúng vẫn chưa thể sẵn sàng chiến đấu.

F/A-18 E/F về hưu Hải quân Mỹ bắt đầu vận hành F-35C
F/A-18 E/F ve huu Hai quan My bat dau van hanh F-35C
Sau nhiều năm chờ đợi, Hải quân Mỹ sắp vận hành phi đội tiêm kích F-35C đầu tiên trên tàu sân bay USS Carl Vinson. Ảnh: Military Armed Force. 

Tàu chiến triệu đô nào kết thúc “một năm buồn” của Hải quân Mỹ?

(Kiến Thức) - Theo đó trước khi kết thúc một năm 2018 đầy biến cố, Hải quân Mỹ đã cho hạ thủy tàu chiến ven bờ tiếp theo của lớp Freedom mang tên USS St. Louis (LCS-19) có giá trị ước tính lên đến hơn 360 triệu USD.

Tàu chiến triệu đô nào kết thúc “một năm buồn” của Hải quân Mỹ?
Tau chien trieu do nao ket thuc “mot nam buon” cua Hai quan My?
 Theo đó hôm 15/12 vừa quan, nhà máy đóng tàu Marinette ở Wisconsin đã cho hạ thủy tàu chiến triệu USD tiếp theo của Hải quân Mỹ mang tên USS St. Louis (LCS-19) - tàu thứ 7 của lớp tàu chiến ven bờ Freedom LCS. Nguồn ảnh: USnavy.

Bất ngờ lai lịch khẩu súng máy phổ biến nhất Quân đội Đức

(Kiến Thức) - Dù được đặt cái tên mới là Rheinmetall MG 3 và sử dụng đạn tiêu chuẩn 7.62mm của NATO, thế nhưng không thể phủ nhận rằng MG 3 sử dụng nguyên thiết kế của người tiền nhiệm MG 42 từng làm mưa làm gió trong Thế chiến thứ 2.

Bất ngờ lai lịch khẩu súng máy phổ biến nhất Quân đội Đức
Bat ngo lai lich khau sung may pho bien nhat Quan doi Duc
 Rheinmetall MG 3 là khẩu súng máy đa chức năng sử dụng cỡ đạn 7,62x51 chuẩn NATO. Thiết kế của khẩu súng máy này vay mượn khá nhiều ý tưởng từ một mẫu súng máy khác cũng của Đức là MG 42 vốn là trang bị tiêu chuẩn của quân đội phát xít Đức trong suốt Thế chiến thứ 2. Nguồn ảnh: Militarytoday.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.