Báo Mỹ cho rằng, việc Iraq thay thế xe tăng do Mỹ sản xuất bằng xe tăng T-90 nhập khẩu từ Nga xuất phát yếu tố chính trị. Sự hoán đổi này diễn ra sau khi nhiều quan chức quốc phòng Mỹ phàn nàn rằng Abrams đã bị phá hủy nhiều trên chiến trường.
Mặc dù vậy, việc Iraq tìm đến tăng Nga vẫn được coi là một giải pháp mang yếu tố chính trị nhiều hơn bởi Moscow đang tăng cường sự ảnh hưởng của mình trong khu vực.
Xe tăng T-90S của Iraq trong lễ duyệt binh gần đây. Nguồn ảnh: liveuamap. |
Lý do Mỹ đưa ra đã khá rõ ràng nhưng theo quan sát viên quân sự Vladimir Tuchkov, sự thay thế Abrams bằng T-90 không hề liên quan đến địa chính trị. Iraq đã mua khoảng 140 chiếc M1A1M Abrams vào đầu năm 2008, nhưng hiện tại chỉ còn lại khoảng 40 chiếc Abrams hoạt động.
Trước nguy cơ Abrams bị tuyệt chủng tại Iraq, Washington đã phê chuẩn thêm 175 xe tăng cho Iraq, nhưng bất cứ đơn vị nào được trang bị, hầu hết chúng đều bị phá hủy hoặc vô hiệu hóa trong các trận chiến với quân khủng bố.
Theo tính toán của Tuchkov, để có một chiếc M1A1M, ước tính Iraq phải bỏ ra số tiền 6 triệu USD, trong khi đó so với mức giá 2,5 triệu USD cho một chiếc T-90S.
Dù đắt đỏ nhưng những chiếc Abrams Mỹ bán cho Quân đội Iraq thiếu hệ thống bảo vệ chủ động cho phép nó có thể chống lại súng phóng lựu và tên lửa chống tăng đối phương phóng đến. Vì vậy, Abrams của Iraq gần như không có cơ hội sống sót một khi chúng bị đối phương phát hiện và khai hỏa.
Trong khi đó, T-90S tiêu chuẩn đi kèm với bộ giáp phản ứng nổ Kontakt-5, "phản ứng hoàn hảo với tên lửa TOW-2 chống tăng TOW hiện đại", theo lời của Tuchkov.
Đối với M1A1M Abrams, nó thiếu không chỉ các lớp bảo vệ được sản xuất với thành phần uranium mà còn thiếu giáp phản ứng nổ đủ mạnh, cho phép nó đánh bại các vũ khí chống tăng mà khủng bố đã sử dụng ngay từ đầu cuộc chiến hồi năm 2014.
Nguồn ảnh: liveuamap. |
Cuối cùng, là tính di động. Chiến tăng Abrams do Mỹ sản xuất có trọng lượng gần 70 tấn so với 46 tấn của T-90. Xe tăng của Mỹ được trang bị động cơ điện tuabin khí 1.500 mã lực so với động cơ diesel 1.000 mã lực của T-90.
Về mặt lý thuyết, xe tăng M1 của Mỹ mạnh mẽ và linh hoạt hơn T-90 của Nga. Tuy nhiên, trong điều kiện chiến trường tại Trung Đông, nơi có bão bụi thường xuyên, động cơ tuabin khí của Abrams được cho là nguyên nhân gây đau đầu cho các nhà khai thác xe tăng, đòi hỏi phải làm sạch liên tục các bộ lọc để ngăn động cơ ngừng hoạt động.
Để so sánh, động cơ của T-90 đã được chứng minh đơn giản hơn, nhỏ hơn, rẻ hơn và quan trọng hơn, đáng tin cậy hơn. Và đặc biệt chúng có thể vận hành tốt trong điều kiện có nhiều cát và bụi tại Trung Đông, đây mới chính là nguyên nhân khiến Iraq tin dùng T-90 do Nga sản xuất, chuyên gia Nga nhấn mạnh.