Mỹ cấm thử tên lửa diệt vệ tinh do lo ngại Nga

Mỹ đơn phương cam kết chấm dứt các cuộc thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh trong bối cảnh lo ngại vệ tinh tình báo ở Ukraine bị Nga bắn hạ.

Mỹ cấm thử tên lửa diệt vệ tinh do lo ngại Nga
Mỹ đơn phương cam kết chấm dứt các cuộc thử nghiệm mang tính phá hủy trong không gian trong bối cảnh xuất hiện lo ngại Nga có thể bắn hạ các vệ tinh tình báo của Mỹ đang được sử dụng tại Ukraine.
Mỹ lên án các vụ thử tên lửa diệt vệ tinh của Nga và Trung Quốc
Theo trang Asia Times, Mỹ thông báo rằng nước này sẽ không tiếp tục tiến hành các vụ thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh (ASAT). Động thái này nhằm định hình các quy tắc về việc sử dụng có trách nhiệm không gian ngoài Trái đất và ngăn chặn các hoạt động quân sự hóa không gian.
My cam thu ten lua diet ve tinh do lo ngai Nga
Các vụ thử tên lửa chống vệ tinh có sức hủy diệt tạo ra lượng lớn mảnh vụn không gian, có thể gây nguy hiểm cho các vệ tinh và tàu vũ trụ. Ảnh: Atalayar 
Trong bài phát biểu ngày 18/4 tại Căn cứ Vandenberg của Lực lượng không gian Mỹ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố rằng Mỹ cam kết không tiến hành các vụ thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh trong tương lai.
“Nói một cách đơn giản, các vụ thử nghiệm này nguy hiểm và chúng tôi sẽ không thực hiện” – bà Harris nói. Phó Tổng thống Mỹ còn bày tỏ hy vọng các quốc gia khác sẽ noi gương Mỹ dừng thử nghiệm ASAT.
Trong một tuyên bố khác, Nhà Trắng nói rằng cam kết trên giải quyết một trong những đe dọa cấp bách nhất đối với an ninh và tính bền vững của không gian.
Nhà Trắng còn nhấn mạnh các vụ thử vũ khí ASAT của Nga và Trung Quốc đã tạo ra lượng lớn các mảnh vỡ không gian ở tốc độ cao, có khả năng gây nguy hiểm cho các vệ tinh và tàu vũ trụ khác.
Mỹ cũng từng thử vũ khí ASAT
Tháng 11 năm ngoái, Nga tiến hành một cuộc thử nghiệm tên lửa ASAT, phá hủy một vệ tinh cũ không còn hoạt động từ năm 1982. Vụ thử nghiệm đã tạo ra ít nhất 1.500 mảnh vụn không gian có thể theo dõi được.
Cuộc thử nghiệm diễn ra ở độ cao 500 km và 80 km trên quỹ đạo Trạm không gian quốc tế (ISS). Vụ thử đã buộc các phi hành gia trên ISS phải trú ẩn nhiều lần và phong tỏa các module bên trong vì quỹ đạo của trạm giao cắt với mảnh vỡ không gian đang bay tới.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lên án gay gắt vụ thử ASAT trên của Nga. Ông Blinken nói rằng mảnh vỡ tồn tại lâu năm được tạo ra từ vụ thử nghiệm nguy hiểm và thiếu trách nhiệm này sẽ đe dọa các vệ tinh cũng như các vật thể khác trong không gian vốn quan trọng với an ninh, lợi ích kinh tế và khoa học của tất cả quốc gia trong hàng thập niên tới.
Ngoài Nga, Trung Quốc cũng đã tiến hành một vụ thử nghiệm ASAT năm 2007, phá hủy một vệ tinh thời tiết FY-1 không còn hoạt động ở tầm cao 863 km bằng tên lửa đạn đạo DF-21 được sửa đổi.
Vụ thử đã tạo ra khoảng 3.000 mảnh vỡ không gian – đám rác lớn nhất từng được tạo ra trong một cuộc thử nghiệm trên quỹ đạo.
Thời điểm đó, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Gordon Johndroe nói rằng: “Mỹ tin việc Trung Quốc phát triển và thử nghiệm những vũ khí như vậy là không phù hợp với tinh thần hợp tác mà hai nước mong muốn trong lĩnh vực không gian dân sự”.
Ông Johndroe nói thêm rằng Mỹ và các quốc gia khác đã bày tỏ lo ngại về vụ thử này với Trung Quốc.
Tuy vậy, Mỹ cũng từng tiến hành thử nghiệm ASAT. Tháng 2-2008, Mỹ bắn hạ một vệ tinh trinh sát tối mật ở độ cao 241 km bằng tên lửa SM-3 phóng đi từ tuần dương hạm USS Lake Erie.
So với các vụ thử của Nga và Trung Quốc, hầu hết mảnh vỡ không gian từ vụ thử của Mỹ đều rơi trở lại khí quyển Trái đất và tự thiêu hủy sau 48 giờ. Tất cả mảnh vỡ còn lại đều rơi trở lại trong vòng 40 ngày và không có mảnh vỡ nào đủ lớn để tồn tại sau khi trở lại khí quyển.
Lo ngại Nga bắn hạ vệ tinh tình báo của Mỹ tại Ukraine
Phó Tổng thống Mỹ Harris đưa ra thông báo trên giữa lo ngại Nga có thể tấn công trực tiếp các vệ tinh tình báo, trinh sát và giám sát của Mỹ. Những vệ tinh này được cho là đóng vai trò quan trọng hỗ trợ Ukraine đối phó cuộc tấn công của Nga.
Một cuộc tấn công trực tiếp từ Nga chống lại các vệ tinh của Mỹ dường như khó có thể xảy ra vì điều đó có thể sẽ kéo Mỹ tới gần hơn cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Dù vậy, Nga vẫn có các năng lực chống vệ tinh không hủy diệt khác như gây nhiễu và tấn công mạng.
Tuyên bố trên của Mỹ không phải là nỗ lực đầu tiên nhằm thiết lập quy tắc điều chỉnh việc sử dụng vũ khí ASAT. Năm 2008, Nga và Trung quốc đã trình một dự thảo Hiệp ước về ngăn chặn triển khai vũ khí trong không gian. Dự thảo đặt ra nhiều hạn chế quan trọng đối với việc sử dụng ASAT song lại ít nhắc tới việc hạn chế phát triển và triển khai chúng.
Năm 2010, Liên minh châu Âu (EU) trình bày một dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử đối với các hoạt động trong không gian, theo đó cấm triển khai vũ khí ASAT nhưng lại không đặt ra bất kỳ hạn chế nào đối với việc phát triển chúng.
Tháng 1/2012, Mỹ thông báo thay vì ký Bộ Quy tắc mà EU đề xuất thì nước này sẽ làm việc với EU để phát triển Bộ Quy tắc ứng xử quốc tế đối với các hoạt động trong không gian.
Bất chấp việc tự ban hành lệnh cấm thử nghiệm vũ khí ASAT và nỗ lực thiết lập các quy tắc quốc tế về ngăn chặn hoạt động quân sự hóa không gian, người ta tin rằng Mỹ đang phát triển công nghệ diệt vệ tinh tiên tiến hơn, chẳng hạn như laser di động triển khai trên mặt đất, gây nhiễu tần số vô tuyến, vũ khí vi sóng và thậm chí cả vệ tinh có khả năng diệt vệ tinh khác

Nga tiếp tục thử tên lửa Zircon, lần này là ở biển Bạch Hải

Việc Moscow liên tục tiến hành thử nghiệm tên lửa Zircon, cho thấy quốc gia này đã bỏ xa các cường quốc khác, trong cuộc đua tên lửa siêu thanh.

Nga tiếp tục thử tên lửa Zircon, lần này là ở biển Bạch Hải
Nga tiep tuc thu ten lua Zircon, lan nay la o bien Bach Hai
 Theo dịch vụ báo chí của Hạm đội phương Bắc của Nga đưa tin hôm thứ Hai, khinh hạm Đô Đốc Gorshkov của Nga đã đến Căn cứ Quân sự biển Trắng để tiếp tục tiến hành thử nghiệm vũ khí tối tân trên biển.
Nga tiep tuc thu ten lua Zircon, lan nay la o bien Bach Hai-Hinh-2
 Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo, đã tiến hành phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh Zircon lần tiếp theo từ tàu khu trục Đô Đốc Gorshkov này, ngay mới đây trong tháng 11/2021.

Mỹ khoe tên lửa đủ sức “giáng đòn” xuống thẳng Moscow từ Ukraine!

Với hệ thống tên lửa tác chiến chiến thuật MGM-140 của mình, nếu triển khai tại sát biên giới Ukraine – Nga, Mỹ đủ sức “giáng đòn” xuống thẳng Moscow.

Mỹ khoe tên lửa đủ sức “giáng đòn” xuống thẳng Moscow từ Ukraine!
My khoe ten lua du suc “giang don” xuong thang Moscow tu Ukraine!
 Theo một ấn phẩm truyền thông của Mỹ, hệ thống tên lửa MGM-140 Army Tactical Missle System (ATACMS) của Quân đội Mỹ đã được vinh danh là vũ khí mặt đất duy nhất trong biên chế của NATO đủ sức để tấn công Moscow – thủ đô của Nga, nếu được triển khai ở biên giới phía Bắc giữa Uraine – Nga.
My khoe ten lua du suc “giang don” xuong thang Moscow tu Ukraine!-Hinh-2
 Mặc dù hồi tháng 11, Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin đã chia sẻ rằng, ông hy vọng tình hình căng thẳng giữa Nga – Ukraine sẽ không leo thang đến mức “lằn ranh đỏ” như các dự báo. 

Ukraine yêu cầu Mỹ chuyển hệ thống phòng không tên lửa tối tân!

Trước tình cẳng căng thẳng leo thang trong khu vực, Ukraine đã yêu cầu Mỹ cung cấp các hệ thống phòng không tên lửa Patriot tối tân cho mình.

Ukraine yêu cầu Mỹ chuyển hệ thống phòng không tên lửa tối tân!
Ukraine yeu cau My chuyen he thong phong khong ten lua toi tan!
 Được biết trước đó, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc là ông John Kirby đã lưu ý rằng, Mỹ sẽ chuyển giao cho Quân đội Ukraine một lô hàng vũ khí nhỏ và đạn dược đầy đủ theo khoản viện trợ đã được phê duyệt. Nguồn ảnh: BGTT.
Ukraine yeu cau My chuyen he thong phong khong ten lua toi tan!-Hinh-2
 Lô hàng quân sự này cũng chính là phần cuối cùng trong khuôn khổ khoản viện trợ của Mỹ cho Ukraine với tổng giá trị là 60 triệu USD, được phê duyệt bởi Tổng thống Mỹ Joe Biden trong năm nay. Nguồn ảnh: Getty Images.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.