Mỹ cam kết thực thi luật pháp quốc tế ở Biển Đông

 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tái khẳng định cam kết của Washington trong việc thực thi luật pháp quốc tế trên Biển Đông và muốn đầu tư nhiều hơn nữa vào châu Á.
 

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 đang diễn ra tại Singapore, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh ASEAN là điểm đến hàng đầu cho các nhà đầu tư Mỹ tại châu Á.
“Mỹ là quốc gia nằm bên bờ Thái Bình Dương và chúng tôi coi trọng vị trí trung tâm của ASEAN trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chúng tôi”, South China Morning Post dẫn lời Ngoại trưởng Pompeo nói hôm 3/8.
Ngoại trưởng Mỹ cam kết Washington sẽ hỗ trợ hết mình cho những nỗ lực của ASEAN để thúc đẩy hòa bình trong khu vực.
“Về an ninh, chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của ASEAN nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế trên Biển Đông”, ông Pompeo nói.
My cam ket thuc thi luat phap quoc te o Bien Dong
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AFP. 
Phát biểu của ngoại trưởng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang bị cuốn vào cuộc chiến thương mại căng thẳng. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc kế hoạch tăng gấp đôi thuế đối với hàng hóa trị giá khoảng 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc.
Washington cũng đẩy mạnh áp lực đối với Bắc Kinh trong lĩnh vực quân sự. Chính quyền Tổng thống Trump đã liệt kê 44 công ty Trung Quốc vào danh sách đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Hôm 1/8, Thượng viện Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng 716 tỷ USD nhằm chống lại sự gia tăng quân sự của Trung Quốc tại châu Á, đặc biệt là các hoạt động quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trước chuyến công du châu Á kéo dài 5 ngày, Ngoại trưởng Pompeo đã công bố khoản ngân sách ban đầu trị giá 113 triệu USD chi cho hoạt động phát triển chiến lược tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm hỗ trợ an ninh.
Ngoại trưởng Pompeo không cung cấp chi tiết về khoản tiền chi cho hỗ trợ an ninh, mà chỉ nói đó là “khoản đặt cọc” đối với cam kết của Washington trong khu vực. Số tiền còn lại sẽ được chi cho các dự án liên quan đến kinh tế, kỹ thuật số, năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Ông Pompeo phủ nhận Washington đang cố gắng cạnh tranh với Bắc Kinh trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các tuyến đường thương mại trong khu vực. Australia và Nhật Bản cũng sẽ hợp tác với Mỹ trong nỗ lực đầu tư vào các dự án hạ tầng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Philippines-Trung Quốc đàm phán song phương về tranh chấp Biển Đông

(Kiến Thức) - Cuộc đàm phán song phương đầu tiên giữa Trung Quốc và Philippines về vấn đề tranh chấp Biển Đông dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5/2017.

Tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam (SCMP) dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28/3 cho biết, Bắc Kinh đã mời một phái đoàn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tới thăm Trung Quốc và hai nước sẽ tổ chức cuộc đàm phán song phương đầu tiên về vấn đề tranh chấp Biển Đông vào tháng 5/2017.
“Trung Quốc sẵn sàng tăng cường các cuộc đối thoại với Philippines để giải quyết và kiểm soát những bất đồng một cách thỏa đáng, đồng thời tăng cường hợp tác hàng hải, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác thực tiễn”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói.

Vấn đề Biển Đông: Trung Quốc nói và câu chuyện thực tế

Trong một động thái mới nhất, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc không xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và các công trình xây dựng chủ yếu phục vụ mục đích dân sự. Nhưng đâu là sự thật?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.