Philippines-Trung Quốc đàm phán song phương về tranh chấp Biển Đông

(Kiến Thức) - Cuộc đàm phán song phương đầu tiên giữa Trung Quốc và Philippines về vấn đề tranh chấp Biển Đông dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5/2017.

Tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam (SCMP) dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28/3 cho biết, Bắc Kinh đã mời một phái đoàn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tới thăm Trung Quốc và hai nước sẽ tổ chức cuộc đàm phán song phương đầu tiên về vấn đề tranh chấp Biển Đông vào tháng 5/2017.
“Trung Quốc sẵn sàng tăng cường các cuộc đối thoại với Philippines để giải quyết và kiểm soát những bất đồng một cách thỏa đáng, đồng thời tăng cường hợp tác hàng hải, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác thực tiễn”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói.
Theo bà Hoa, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã được mời tới thăm Trung Quốc trước đó và việc hợp tác giữa các lực lượng hàng hải sẽ thổi “làn gió mới” vào mối quan hệ song phương giữa Manila và Bắc Kinh.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila dường như được cải thiện trong những tháng gần đây, với việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2016.
Philippines-Trung Quocdam phan song phuong ve tranh chap Bien Dong
 Trung Quốc và Philippines dự kiến sẽ đàm phán song phương về vấn đề tranh chấp Biển Đông vào tháng 5/2017. Ảnh: SCMP.
Song Junying, chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề Đông Nam Á tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, nhận định rằng việc Bắc Kinh mời Lực lượng bờ biển Philippines thăm Trung Quốc có thể sẽ xây dựng lòng tin giữa hai nước, kể từ sau phán quyết Biển Đông của Toà Trọng tài Thường trực (PCA) hồi tháng 7/2016.
“Động thái này báo hiệu Trung Quốc muốn hợp tác với các quốc gia có cạnh tranh về lợi ích hàng hải”, Song nói.
Dai Fan, một nhà phân tích về các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu cho rằng, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines vốn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lãnh hải của đất nước.
“Điều này có thể mở đường cho Trung Quốc cải thiện mối quan hệ với quân đội Philippines. Trung Quốc cần có mối quan hệ thân thiết hơn với hải quân Philippines nếu Bắc Kinh thực sự muốn kéo Manila vào quỹ đạo của họ và hợp tác với lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines là một khởi đầu tốt đẹp”, ông Dai Fan nhận định.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát đặt câu hỏi liệu mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philipines có thể tiến triển đến mức nào trong bối cảnh các quan chức cấp cao của Manila lại mâu thuẫn với Tổng thống Duterte khi nhắc đến liên minh phòng thủ Mỹ-Philippines.
Các quan chức quốc phòng Philippines cũng nhấn mạnh về những mối đe dọa có thể nhận thấy được từ các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trước đó, Trung Quốc thường có những hành động gây hấn, đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, khiến các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á phản ứng dữ dội.
Ngày 27/3, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington (Mỹ) cho hay Trung Quốc gần như đã hoàn thành việc xây dựng trái phép trên ba hòn “đảo nhân tạo” gồm Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập vốn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tại các hòn đảo này, Trung Quốc đã cho xây dựng phi pháp các nhà chứa máy bay đủ sức chứa tới 24 chiến đấu cơ, 4 đến 5 máy bay cỡ lớn, chẳng hạn như máy bay ném bom hoặc máy bay cảnh báo sớm.

Phán quyết về tranh chấp Biển Đông được chuyển giao như thế nào?

Sẽ không có nghi lễ nào tuyên bố quyết định của PCA về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.

Cuối ngày 12/7, phán quyết về một trong những vụ kiện lớn nhất trong lịch sử của PCA thời gian qua sẽ được chuyển đến cho các bên liên quan và cho công chúng thông qua biện pháp kỹ thuật số.
Phan quyet ve tranh chap Bien Dong duoc chuyen giao nhu the nao?
Tàu cá Trung Quốc treo ngược cờ Philippines. (Nguồn: BFAR) 
"Sẽ không có cuộc họp trực tiếp hoặc nghi lễ cho việc thông báo phán quyết liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông,” PCA cho biết trong thông cáo báo chí ngày 29/6.

Tranh chấp ở Biển Đông qua ảnh Reuters

(Kiến Thức) - Tranh chấp ở Biển Đông đã bước sang một cột mốc mới sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ “đường chín đoạn” của Trung Quốc.

Tranh chap o Bien Dong qua anh Reuters
Ảnh chụp vệ tinh của Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS cho thấy công trường xây dựng tháp radar bất hợp pháp của Trung Quốc trên Đá Ga Ven ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tấm ảnh được công bố hôm 23/2/2016. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.