Mưu hiểm truyền thông lên án Nhật của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trung Quốc phát động chiến dịch truyền thông lên án chuyến thăm đền Yakusuni của ông Abe là một chiến thuật nhằm lôi kéo sự cảm thông của cộng đồng quốc tế.

Giáo sư Lian Degui thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải bày tỏ quan điểm. Ông cho rằng, Bắc Kinh đang tìm kiếm sự cảm thông từ cộng đồng quốc tế bằng cách cố gắng biến chuyến thăm đền này trở thành hành động gây tổn hại tới hòa bình khu vực.
“Bắc Kinh thừa hiểu rằng, Tokyo không hề có mục đích như vậy. Thế nên, họ mới “nhờ” cộng đồng quốc tế giúp họ lên án ông Abe. Bằng cách đề cập tới quá khứ, những quốc gia từng tham gia Cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai sẽ nghiêng về phía những nước từng bị tổn thương bởi cuộc chiến này”, ông Liu cho hay.
Khác với quan điểm của Giáo sư Liu, Giáo sư Niu Zhongjun của Học viện Ngoại giao Trung Quốc lại cho rằng, bằng cách thực hiện chiến dịch truyền thông thay vì đe dọa cắt đứt quan hệ với Tokyo, Bắc Kinh hiện ra trong cộng đồng quốc tế là một quốc gia lý trí và điềm tĩnh. “Điều này thể hiện, Trung Quốc sẵn sàng thảo luận về vấn đề trên và khiến cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về các vấn đề khác”, ông nói.
Chuyến thăm đền chiến tranh Yakusuni của Thủ tướng Shinzo Abe là nguồn cơn của cuộc khẩu chiến Trung-Nhật.
Chuyến thăm đền chiến tranh Yakusuni của Thủ tướng Shinzo Abe là nguồn cơn của cuộc khẩu chiến Trung-Nhật.
Bắc Kinh phát động chiến dịch truyền thông quốc tế nhằm lên án mạnh mẽ chuyến thăm đền Yakusuni của Thủ tướng Shinzo Abe vào hôm 26/12. Cụ thể, họ không thực hiện bất cứ hành động cụ thể mạnh mẽ nào chống lại Tokyo. Thay vào đó, các đại sứ ở nước ngoài lại là những nhân vật công khai đứng ra chỉ trích chuyến thăm gây nhiều tranh cãi của vị lãnh đạo Đảng Bảo thủ Nhật Bản.
Kể từ sau sự kiện này, có nhiều bài xã luận được đăng ở hơn 40 ấn phẩm quốc tế. Ngoài ra, hai nước còn xảy ra cuộc khẩu chiến gay gắt. Khởi đầu, đại sứ Trung Quốc ở Anh là Lưu Hiểu Minh ví von Nhật Bản là “Chúa tể Voldemort” của loạt truyện thiếu nhi Harry Porter trên tờ The Daily Telegraphy.
Bốn ngày sau, Đại sứ Nhật ở Anh là Keiichi Hayashi đáp trả lại bằng bài xã luận với tựa đề “Trung Quốc nguy cơ trở thành Chúa tể Voldemort ở châu Á”. Chưa dừng lại ở đó, 2 đại sứ này còn tiếp tục cãi vã nhau trong cuộc phỏng vấn mặt đối mặt trên hãng truyền hình BBC.
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ là Thôi Thiên Khải là người tiếp theo đưa vấn đề chuyến thăm đền của ông Abe lên bàn tranh cãi. Trong một bài báo trên Washington Post hôm 10/1, ông Thôi chỉ trích gay gắt nỗ lực của chính quyền Abe trong việc tăng cường sức mạnh quân sự cũng như quyết tâm sửa đổi hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh.
“Ông Abe từng phát biểu rằng, những thay đổi trên chỉ nhằm khôi phục vị thế quốc gia bình thường của Nhật mà thôi. Phải chăng ông ta muốn ám chỉ rằng, con đường hòa bình mà nước Nhật từng trải qua là không bình thường?”, trích dẫn bài viết của ông Thôi.

TQ sôi sục phản đối Thủ tướng Nhật thăm đền chiến tranh

(Kiến Thức) - Bắc Kinh nhanh chóng ra tuyên bố chính thức lên án chuyến thăm đền Yasukuni gây tranh cãi của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm nay.

Gay gắt cáo buộc động thái này của ông Abe là hành vi “tôn vinh lịch sử xâm lược” của Nhật Bản, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố: “Chúng tôi mạnh mẽ phản đối và lên án động thái của nhà lãnh đạo Nhật Bản. Bản chất của các chuyến thăm đền Yasukuni của giới chức Nhật là để tôn vinh lịch sử xâm lược của và cai trị các thuộc địa của đế quốc Nhật. Đây là hành vi phá hoại và làm xói mòn các nguyên tắc, mà cộng đồng quốc tế chỉ áp dụng đối với chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Đồng thời, nó cũng thách thức kết quả của chiến tranh thế giới thứ 2 và trật tự quốc tế sau chiến tranh”.
Thủ tướng Abe (trái) thăm đền Yasukuni sáng nay bất chấp sự phản ứng dữ dội của các láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc.
 Thủ tướng Abe (trái) thăm đền Yasukuni sáng nay bất chấp sự phản ứng dữ dội của các láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tuyên bố phản đối của Bắc Kinh được đưa ra ngay sau chuyến thăm của ông Abe tới đền thờ chiến tranh Yasukuni sáng nay – động thái được cho là hoàn toàn không thể chấp nhận đối với người dân Trung Quốc”. Bắc Kinh cũng khẳng định sẽ gửi phản đối chính thức tới Tokyo. Đây là chuyến thăm đền Yakusuni đầu tiên của một thủ tướng Nhật kể từ sau chuyến thăm mới nhất của Thủ tướng Junichiro Koizumi năm 2006 nhân dịp kỷ niệm ngày Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt.

Tướng La Viện đề nghị dựng tượng quỳ gối... "chơi" Nhật

(Kiến Thức) - Tướng “diều hâu” Trung Quốc đã đề xuất dựng tượng quỳ gối của các tội phạm chiến tranh Nhật Bản ở đài tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Nam Kinh.

Theo đó, những bức tượng quỳ gối đó sẽ được ghi rõ danh tính cũng như tội trạng của các sĩ quan quân đội Nhật tham chiến ở Trung Quốc hồi Chiến tranh Thế giới thứ hai. Theo tướng quân họ La, việc làm này sẽ là lời xin lỗi vĩnh viễn tới các nạn nhân thiệt mạng dưới bàn tay tàn độc của phát xít Nhật.
Phát biểu hung hăng và ngang ngược trên được đưa ra bởi La Viện, nhân vật được xem là người đi đầu phe “diều hâu” trong quân đội Trung Quốc sau chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới ngôi đền chiến tranh Yakusuni ngày 26/12.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.