Mùng 10 tháng 3 là giỗ vị vua nào trong số 18 vua Hùng?

Vào ngày Giỗ tổ, người người nô nức hướng về lễ hội Đền Hùng thắp hương để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhưng cụ thể là giỗ ai?

Mùng 10 tháng 3 là giỗ vị vua nào trong số 18 vua Hùng?
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng là dịp lễ quốc gia nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các vua Hùng. Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.
Nhưng theo truyền thuyết thì đất nước ta có 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự như nhà Lê, nhà Nguyễn... sau này và có thể có 1 hoặc... vài chục vị vua. Do đó, tuy chỉ có 18 đời vua Hùng, nhưng lịch sử ghi nhận vào thời kỳ này nước ta có đến 108 vị vua.
Vậy đến ngày này thì ta giỗ ai - bạn đã bao giờ tự hỏi như vậy chưa?
Mung 10 thang 3 la gio vi vua nao trong so 18 vua Hung?
 
Mung 10 thang 3 la gio vi vua nao trong so 18 vua Hung?-Hinh-2
Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương. 
Giỗ tổ Hùng Vương: nhưng cụ thể là giỗ ai?
Rõ ràng Giỗ tổ Hùng Vương chỉ có một ngày, vậy là giỗ vua nào? Đây là một câu hỏi nhiều người vẫn thắc mắc.
Đầu tiên phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.
Hùng Vương như vậy là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị Tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.
Mung 10 thang 3 la gio vi vua nao trong so 18 vua Hung?-Hinh-3
Tượng Vua Hùng trong đền tưởng niệm các Vua Hùng trong công viên Tao Đàn. (Ảnh: baolaodong). 
Trên thực tế theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".
Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò của thời đại các vua Hùng đã xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng lên đất nước - các vua Hùng nói chung.
Tại sao lại là 10/3?
Thế liệu ngày 10/3 có phải là ngày mất của tất cả các vị vua Hùng? Đương nhiên là không thể nào.
Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10/3, họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân - thu chứ không định rõ ngày nào.
Mung 10 thang 3 la gio vi vua nao trong so 18 vua Hung?-Hinh-4
 Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc.
Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.
Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
* Nguồn: Tri thức trẻ, Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng-NXB Hội nhà văn, ĐH Lạc Hồng

Lễ hội Đền Hùng, có nên dâng cúng tiên tổ bánh chưng "khủng"?

(Kiến Thức) -  Bao đời nay, ông cha ta vẫn dâng Tổ tại Lễ hội Đền Hùng bằng những chiếc bánh chưng, bánh dày xinh xinh chứ tuyệt nhiên không hề có thứ bánh chưng khủng.

Lễ hội Đền Hùng, có nên dâng cúng tiên tổ bánh chưng "khủng"?
Trong mỗi chúng ta, không ai không thuộc nằm lòng câu: "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc".
Nhưng từ lời nói đến hành động quả là xa vời. Dường như chúng ta vẫn chưa định hình được cụ thể, để "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc" thì phải làm gì, và vì thế câu nói trên vẫn mang tính chất hô khẩu hiệu, thuyết lí chung chung. Hậu quả thì ai cũng đã biết: Văn hóa ngày càng xuống cấp mà minh chứng sinh động nhất đấy là sự biến tướng của một số lễ hội văn hóa trong thời gian gần đây.

Dự đoán ngày mới 17/4/2016 cho 12 con giáp

(Kiến Thức) - Dự đoán ngày mới: Hôm nay tử vi của tuổi Mão rất đẹp khi công việc và nhân duyên đều tốt, tiền tài như ý, tình cảm mặn nồng. 

Dự đoán ngày mới 17/4/2016 cho 12 con giáp
Xem tu vi Chu nhat ngay 17/4/2016 cho 12 con giap
 Xem tử vi Chủ nhật: Tuổi Tý: Sự nghiệp: Bình thường, nên chuẩn bị sẵn kế hoạch, công việc cần dứt khoát, nhanh chóng giải quyết, càng kéo dài càng khó giải quyết. Tài vận: Bình thường, không thích hợp đầu tư, nếu không sẽ tổn thất lớn hoặc dính vào kiện tụng. Tình cảm: Không được như ý, nên tăng cường giao lưu tình cảm, nên tạo cho đối phương niềm vui bất ngờ cũng chính là tạo cảm giác hạnh phúc cho chính mình. Màu sắc vuợng vận: Màu vàng. Quý nhân: Tuổi Thìn.

8 món ăn thần thánh khiến vua chúa "say như điếu đổ"

(Kiến Thức) - Nếu hiện nay việc thưởng thức một món ăn ngon bổ sạch khó như mò kim đáy bể, thì xưa kia lại tồn tại 8 món ăn thần thánh đáp ứng đủ tiêu chuẩn dành riêng cho các ông hoàng. 

8 món ăn thần thánh khiến vua chúa "say như điếu đổ"
8 mon an than thanh khien vua chua
Nếu hiện nay việc thưởng thức một món ăn ngon bổ sạch khó như mò kim đáy bể, thì xưa kia lại tồn tại 8 món ăn thần thánh đáp ứng đủ tiêu chuẩn dành riêng cho các ông hoàng. Vậy, 8 món ăn sang chảnh, siêu bổ, siêu sạch ấy có tên gọi là gì? Đó là "Bát trân", gồm những món sơn hào hải vị quý hiếm, cầu kỳ chỉ dành riêng phục vụ cho hoàng cung xưa. Ảnh minh họa "Bát trân" xưa. 
8 mon an than thanh khien vua chua

Đứng đầu trong "Bát trân" xưa là món yến sào. Đây là một loại thực phẩm, đồng thời cũng là loại dược phẩm bổ dưỡng nổi tiếng được chế biến từ tổ chim yên. Được liệt vào hàng cao lương mỹ vị. Tổ yến chứa nhiều khoáng chất và dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, hồi phục sức khỏe nhanh. Vì thế đây là món ăn rất được ưu chuộng trong cung đình xưa. Ảnh minh họa.

8 mon an than thanh khien vua chua
 Chân gấu: Được chế biến từ bàn chân gấu đen hoặc gấu ngựa. Đây là món ăn dưỡng sinh nổi tiếng. Chân gấu được chế biến đặc biệt, thông thường sau khi làm sạch sẽ hấp ba lần, sau đó lại hầm ba lần, cuối cùng mới cho các gia vị vào ninh tiếp đến khi được. Ảnh minh họa.
8 mon an than thanh khien vua chua
 Môi đười ươi: Đây là món ăn bổ dưỡng thời cổ đại chỉ dành cho các bậc đế vương. Rất nhiều người đều nhầm tưởng đây là môi đười ươi nhưng thực ra đây là chế phẩm thịt khô trên mặt của con nai. Nhưng món ăn này nay đã thất truyền, rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể món ăn này không tồn tại mà chỉ có trong truyền thuyết. Ảnh minh họa.
8 mon an than thanh khien vua chua
Chả phượng: Nếu là chim đực thì là chim phượng, còn chim mái được gọi là chim hoàng. Đây là loài chim rất quý hiếm, thường sống ở những vùng núi cao hiểm trở. Nguyên liệu để làm nên món chả phượng thượng hạng phải được làm từ thịt chim đực. Sau khi cắt tiết, làm lông sống, đầu bếp sẽ chọn phần thịt ngon nhất, giã mịn trộn với các loại gia vị rồi bọc lá chuối hấp chín nhằm giữ lại tối đa chất dinh dưỡng trong món ăn vương giả bổ dưỡng bậc nhất này. Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới