Mùng 1 khác lạ ở ngôi làng cả tháng thiếu ngủ vì lo Tết

Không giống như các địa phương khác, mùng 1 Tết ở làng Tranh Khúc, nhiều hộ gia đình đóng cửa ngủ. Việc chúc Tết người thân được bắt đầu từ mùng 2.

Mùng 1 khác lạ ở ngôi làng cả tháng thiếu ngủ vì lo Tết
Làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội là ngôi làng nổi tiếng với nghề gói bánh chưng hàng trăm năm nay. Mỗi dịp Tết, từ ngôi làng này, hàng trăm nghìn bánh chưng được đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đến Tranh Khúc vào những ngày giáp Tết, du khách sẽ cảm nhận được mùi bánh chưng tỏa ra thơm nức và không khí tất bật của người dân nơi đây.
Mung 1 khac la o ngoi lang ca thang thieu ngu vi lo Tet
Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi) gói bánh chưng trong chiều cuối năm. 
Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi), chủ một cơ sở sản xuất bánh chưng ở làng Tranh Khúc cho biết, dịp Tết, gia đình bà phải nhận thêm 30 lao động, cùng với 6 thành viên trong gia đình làm việc ngày đêm mới hoàn thành được đơn hàng.
'Có những ngày, chúng tôi chỉ ngủ vài tiếng nhưng cũng có ngày không được ngủ chút nào', bà Tuyết nói về sự vất vả của nghề.
Theo bà Tuyết, kể từ sau rằm tháng Chạp, trung bình 1,5 ngày, gia đình bà gói và đưa vào luộc 2000 chiếc bánh chưng.
Đến chiều 26 Tết, việc gói bánh chưng cơ bản được hoàn tất. Cả gia đình luộc nốt mẻ bánh cuối cùng trong năm. Sau đó, bánh được để ráo nước 1 ngày, 1 đêm rồi đưa vào hút chân không, giao cho khách.
Ngày 30 Tết, cả nhà bà Tuyết sẽ tập chung dọn nhà, bếp, sân vườn. Vài thành viên trong nhà được cắt cử đi sắm đào, quất, bánh kẹo và thực phẩm để đón Tết.
Mung 1 khac la o ngoi lang ca thang thieu ngu vi lo Tet-Hinh-2
Ngày mùng 1 Tết, nhiều hộ dân ở làng Tranh Khúc đóng cửa ngủ. Việc chúc Tết được bắt đầu từ ngày mùng 2. 
'Chính vì lao động cật lực tháng cuối năm, Tết đến, mọi thành viên đều rơi vào tình trạng thiếu ngủ, kiệt sức. Sáng mùng 1 Tết, chúng tôi chỉ dậy nấu cơm cúng tổ tiên, quây quần ăn bữa cơm năm mới. Sau đó, cả nhà lại đóng cửa đi ngủ. Việc chúc Tết người thân, họ hàng làng xóm được thực hiện bắt đầu từ mùng 2', bà Tuyết nói.
Cũng theo lời bà Tuyết, đó là thói quen của nhiều hộ làm nghề ở Tranh Khúc. Do vậy, khác với những ngày giáp Tết, mùng 1 ở đây thường vắng lặng hơn.
Tuy nhiên, bà Tuyết cũng phải thừa nhận, những năm gần đây, việc làm nghề đã được đơn giản hóa đi khá nhiều.
Vào những năm 90, để gói được nồi bánh chưng, người làng Tranh Khúc phải đi xe đạp lên tận ga Trần Quý Cáp (Hà Nội) - cách nhà hơn 15km để lấy lá dong. Sau đó họ lại tất bật đi mua gạo, đỗ, thịt ...
Khi hoàn tất công đoạn luộc bánh chưng, những người làm nghề phải đạp xe đi giao bán khắp Hà Nội.
'Tôi còn nhớ, vào những năm 90, cứ 4h sáng là tôi xếp bánh lên xe đạp rồi chở vào nội thành, giao cho các chủ hàng trước 5h30 phút sáng. Thời điểm mang bầu con trai cả, tôi cũng đi như vậy, làm việc không biết mệt mỏi.
Thậm chí, có những ngày mưa rét, nước mưa, gió rét táp vào mặt lạnh buốt, hai tay bị cóng đến mất cảm giác nhưng vì mưu sinh và vì uy tín bán hàng, chúng tôi vẫn đạp xe đi.
Ngày Tết hoặc rằm, mùng 1, lượng bánh chưng nhiều hơn, chúng tôi mới thuê xe lam đi giao bánh', người phụ nữ có thâm niên gần 40 năm làm nghề nhớ lại.
Mung 1 khac la o ngoi lang ca thang thieu ngu vi lo Tet-Hinh-3
 Mỗi dịp Tết, làng Tranh Khúc đưa ra thị trường hàng trăm ngàn bánh chưng.
'Ngày nay, toàn bộ nguyên liệu làm bánh chưng được người bán mang đến tận nơi. Các chủ hộ sản xuất chỉ việc tiếp nhận và sản xuất. Khâu luộc bánh đã có nồi hơi, mỗi lần luộc được hàng ngàn bánh. Việc giao bánh thì có ô tô nên sức lao động được giải phóng khá nhiều', ông Đặng Trường Thanh (65 tuổi, người làng Tranh Khúc) cho biết.
Tuy vậy, do sự phát triển của xã hội, ngày nay, nhu cầu mua bánh ăn Tết lại nhiều hơn xưa. Các hộ làm nghề ở Tranh Khúc phải làm việc hết công suất mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
'Hiện chúng tôi vẫn đang nỗ lực để chất lượng bánh đưa ra thị trường ngày càng tốt hơn. Và bánh chưng Tranh Khúc tiếp tục nhận được sự tin dùng của khách hàng hơn', bà Tuyết nói thêm.
Ông Phạm Văn Mạnh - Cán bộ Văn phòng UBND xã Duyên Hà cho biết, năm 2011, Tranh Khúc được UBND TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống Hà Nội.
Hiện địa phương có 116 hộ sản xuất bánh chưng, hoạt động quanh năm. Riêng tháng cận Tết, lượng bánh chưng được sản xuất nhiều nhất. Dịp Tết 2019, địa phương có 385.000 bánh chưng được bán ra thị trường, cho thu nhập trên 20 tỷ đồng.

Triệt phá xưởng 13 tấn tiền chất ma túy của người Trung Quốc: Nhân chứng nói gì?

(Kiến Thức) - Ông Tạ Ngọc Hạnh, tổ trưởng tổ dân phố 3 B (thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) cho biết, có hàng trăm chiến sĩ công an tham gia triệt phá xưởng chứa 13 tấn tiền chất sản xuất ma túy của người Trung Quốc.

Triệt phá xưởng 13 tấn tiền chất ma túy của người Trung Quốc: Nhân chứng nói gì?
Tại cuộc họp báo thông báo kết quả Hội nghị cấp Bộ trưởng về nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia vào chiều tối 10/9 tại Hà Nội, đại tá Vũ Văn Hậu, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) cho biết, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an Trung Quốc triệt phá đường dây sản xuất ma túy với quy mô cực lớn ở Kon Tum do người Trung Quốc cầm đầu, thu khoảng 13 tấn hóa chất, tiền chất ma túy, và khoảng 20 tấn máy móc, thiết bị.
Theo đó, ngày 6/8, C04 đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và công an các tỉnh: Kon Tum, Bình Dương, Bình Định, Ninh Thuận, TP.HCM; Đoàn 3, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Vụ Kiểm sát điều tra án ma túy Viện KSND tối cao kiểm tra, khám xét khẩn cấp khu nhà xưởng của Công ty Xuất nhập khẩu Đồng An Viên, có địa chỉ ở Tổ dân số 3B, khu làng nghề thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

Bình Định chi 86 tỷ tạc phù điêu Lạc Long Quân - Âu Cơ: Sao không hỗ trợ dân nghèo?

(Kiến Thức) - Có nhất thiết phải bỏ ra đến 86 tỷ đồng để tạc dựng phù điêu Lạc Long Quân - Âu Cơ tại Bình Định trong khi nơi đây không phải nơi sản sinh ra cha Rồng - mẹ Tiên? Sao không dùng số tiền đó để đầu tư an sinh xã hội bởi Bình Định cũng không phải tỉnh giàu có gì?

Bình Định chi 86 tỷ tạc phù điêu Lạc Long Quân - Âu Cơ: Sao không hỗ trợ dân nghèo?
Mới đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc UBND tỉnh Bình Định dự kiến chi hơn 86 tỷ đồng (tiền ngân sách hơn 34 tỷ, nguồn xã hội hóa hơn 51 tỷ) để thực hiện công trình phù điêu ạc Long Quân - Âu Cơ, tạc vào vách núi Bà Hỏa với quy mô lớn chưa từng có.
Dự kiến bức phù điêu này có tổng chiều dài 81,5m, vị trí cao nhất 35m và hệ thống sân vườn, cảnh quan kiến trúc phụ trợ khoảng 3.000m2. Dự kiến cắt sâu vào núi (20-25m) tạo mặt phẳng đứng để tạc phù điêu trực tiếp vào vách núi, phần mặt phẳng nằm tạo thành sân quảng trường làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Thời gian thực hiện công trình này theo UBND tỉnh Bình Định dự kiến từ năm 2020-2022.

Làng tỷ phú Đồng Kỵ - Bắc Ninh đối diện nguy cơ bị “xóa sổ“

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ (TX.Từ Sơn, Bắc Ninh) đang lâm cảnh “khuynh gia bại sản” do thua lỗ khi sản phẩm không có đầu ra.

Làng tỷ phú Đồng Kỵ - Bắc Ninh đối diện nguy cơ bị “xóa sổ“
Khốn khó làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.