Mua ôtô cho oách thì có làm sao?

(Kiến Thức) - Nếu người dân mua ôtô bằng tiền không phạm pháp thì dù để khoe giàu cũng chẳng sao cả, đó là cái oai, cái oách chính đáng và không ảnh hưởng đến ai.

Mua ôtô cho oách thì có làm sao?
Vừa mới đây, ông Phó Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội đã nói trên báo chí rằng, nhiều gia đình không có nhu cầu sử dụng ôtô riêng nhưng vẫn mua gây tốn kém, lãng phí và góp phần làm ùn tắc giao thông.
“Nhiều người mua cho oách”, vị lãnh đạo ngành giao thông Hà Nội phát biểu chắc nịch.
Phát biểu của ông Phó Giám đốc đã ngay lập tức động chạm và nhận phản ứng từ nhiều người đang sở hữu, sử dụng ôtô tại Hà Nội, trong đó có người viết bài này.
Trước tiên, ông Phó Giám đốc dựa vào đâu để nói nhiều người mua ôtô cho oách và phê phán họ, thậm chí còn đòi “cần có chiến dịch tuyên truyền cho người dân hiểu” về vấn đề này?
Ông nói rằng hàng xóm nhà ông mua xe rất đẹp nhưng hai năm mới đi được 10.000km và cho đó là lãng phí. Xin thưa với ông rằng, hai năm đi được một vạn kilomet, tính ra trung bình mỗi ngày xe chạy hơn 13km – một quãng đường không phải quá ngắn. Nếu nói như ông thì chắc mỗi ngày phải chạy xe hàng trăm kilomet thì mới được gọi là có nhu cầu, thì mới được/nên mua ôtô?
Hơn nữa, dù người dân mua ôtô chỉ để phục vụ mỗi ngày chạy quãng đường ngắn đi ăn sáng, đi chợ, đi đón con… thì đó cũng là quyền và nhu cầu cá nhân của người mua xe. Hà cớ gì ông Phó Giám đốc phê phán là “lãng phí”?
Mua oto cho oach thi co lam sao?
 Nếu nhiều người mua ôtô cho oách thì họ đâu tham gia giao thông nhiều để gây tắc đường?! Ảnh: Zing.
Trên thực tế, đúng là có một số người mua ôtô để cho oai, cho oách (như nhận định của ông Phó Giám đốc). Nhưng kể cả trong trường hợp này, nếu người ta mua ôtô bằng tiền không phạm pháp thì dù để khoe giàu cũng chẳng sao cả, đó là cái oai, cái oách chính đáng và không ảnh hưởng đến ai. Với cương vị của mình, thiết nghĩ, vị lãnh đạo ngành giao thông không nên có những nhận định “ngoài chuyên môn” về những người mua xe “cho oách” như  vậy.
Nhiều người phản ứng với ông Phó Giám đốc còn bởi sự mâu thuẫn khôi hài trong lời phát biểu.
Trong khi đang đổ lỗi phương tiện cá nhân, trong đó có ôtô, là nguyên nhân gây tắc đường thì ông Phó Giám đốc lại muốn người dân đã mua xe về thì phải dùng nhiều, chạy nhiều ngoài đường. Nếu không chạy ôtô được hơn 10.000km trong hai năm thì đừng mua xe. Nhưng nếu không đi ôtô thì người dân biết di chuyển bằng xe gì tiện lợi nhất, ngoài xe máy? Mà xe máy cũng là phương tiện cá nhân như ôtô.
Ở đây, có lẽ nhiều người sẽ ngay lập tức gạch tên phương tiện công cộng như xe bus, bởi nó không phù hợp với tất cả người dân và đang trong tình trạng vừa thiếu vừa yếu. Như vậy, không ôtô thì chỉ còn cách đi xe máy.
Hơn nữa, nếu như ông Phó Giám đốc nói, nhiều người mua ôtô cho oách thì họ đâu tham gia lưu thông nhiều mà gây tắc đường.
Nhiều ý kiến thắc mắc, những vị lãnh đạo như ông Phó Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội lên báo kêu gọi người dân dùng phương tiện công cộng, rồi “chê bai”, “muốn cấm” người dân mua ôtô, nhưng đã vị nào dám bỏ xe hơi để đi xe bus đến nơi làm việc?
Trong khi người dân nhiều nước trên thế giới đã sở hữu và sử dụng ôtô cá nhân từ nhiều thập kỉ trước, nhiều chỉ số đánh giá mức độ phát triển dựa vào số lượng xe ôtô… thì những phát biểu muốn hạn chế người dân mua sắm ôtô của ông Phó Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội rõ ràng là ngược đời, đi ngược lại xu thế phát triển.
Mặc dù hệ thống giao thông nước ta còn nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng được nếu như tất cả người dân dùng ôtô riêng, nhưng đó không phải là lý do để yêu cầu người dân hạn chế mua xe. Giải quyết vấn đề này là trách nhiệm của những lãnh đạo ngành giao thông như ông Phó Giám đốc Sở.
Thiết nghĩ, thay vì phê phán người dân mua ôtô “cho oách” và đổ lỗi đó là nguyên nhân gây tắc đường để muốn hạn chế người dân mua sắm xe hơi – biểu hiện của cuộc sống tiện nghi, văn minh hơn – thì ông Phó Giám đốc nên tập trung vào việc cải thiện tình hình giao thông Thủ đô. Làm được như vậy, người dân có thể thoải mái lưu thông bằng ôtô một cách thuận tiện, và ông Phó Giám đốc có thể lên báo phát biểu “thật oách” về những thành tích mà ngành Giao thông của ông đã làm được. Vậy chẳng phải sẽ tốt hơn sao!

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

CSGT quỳ trước người vi phạm giao thông gây xôn xao

(Kiến Thức) - Hình ảnh và video cảnh sát giao thông và người vi phạm giao thông quỳ lạy nhau trên đường gây xôn xao dư luận Trung Quốc.

CSGT quỳ trước người vi phạm giao thông gây xôn xao
CSGT quy truoc nguoi vi pham giao thong gay xon xao

Theo Shanghaiist, sự việc xảy ra vào khoảng 8h sáng 28/8 tại cầu Hàm Vũ  4 ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hai cảnh sát giao thông (CSGT) đã sử dụng camera chuyên dụng và điện thoại di động để ghi lại hiện trường.

Khi trên dưới đồng thuận tổ chức lễ khai giảng năm học mới

(Kiến Thức) - Báo chí và mạng xã hội ngập tràn những hình ảnh vui tươi, phấn khởi của lễ khai giảng năm học mới "rất mới".

Khi trên dưới đồng thuận tổ chức lễ khai giảng năm học mới
Sáng mồng 5 tháng 9, các trường học bậc phổ thông trong cả nước cùng đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2015-2016.
Điểm qua các báo cũng như mạng xã hội phản ánh sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội này, đều thấy lễ khai giảng năm nay đã được hầu hết các trường thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng như của Bộ GD&ĐT.

Hình ảnh giao thông Hà Nội rối loạn nhìn từ trên cao

(Kiến Thức) - Trận mưa kéo dài từ 5h30 - 8h30 sáng 8/9 đã khiến cho giao thông Hà Nội rối loạn... tắc đường kinh hoàng.

Hình ảnh giao thông Hà Nội rối loạn nhìn từ trên cao
Hinh anh giao thong Ha Noi roi loan kinh hoang nhin tu tren cao
  Ghi nhận của Kiến Thức, từ 7h30 sáng nay, khi mọi phương tiện bắt đầu đổ ra đường thì giao thông Hà Nội rối loạn kinh hoàng; cảnh ùn tắc thường ngày vốn có của Thủ đô càng trở nên khủng khiếp hơn.
Hinh anh giao thong Ha Noi roi loan kinh hoang nhin tu tren cao-Hinh-2
Tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Trần Đăng Ninh, duy nhất một chú CSGT làm nhiệm vụ phân luồng... bất lực trước dòng người - xe nườm nượp. 
Hinh anh giao thong Ha Noi roi loan kinh hoang nhin tu tren cao-Hinh-3
Xe - Người ùn ứ, rối loạn...

Hinh anh giao thong Ha Noi roi loan kinh hoang nhin tu tren cao-Hinh-4
 

Hinh anh giao thong Ha Noi roi loan kinh hoang nhin tu tren cao-Hinh-5
 
Hinh anh giao thong Ha Noi roi loan kinh hoang nhin tu tren cao-Hinh-6
 Anh Nguyễn Hải Hà, nhà ở khu Làng Quốc tế Thăng, cho biết: Tôi ra khỏi nhà từ 7h45 nhưng trước cảnh tắc đường kinh hoàng, 10 phút vẫn nhích từng bước một, nên đành quay trở về nhà... chờ đường thông thoáng mới tiếp tục hành trình tới cơ quan.
Hinh anh giao thong Ha Noi roi loan kinh hoang nhin tu tren cao-Hinh-7
  Bác Vũ Thị Hải, một người lưu thông trên trục đường Nguyễn Phong Sắc ra Cầu Giấy chia sẻ: Sáng nay theo lịch tôi phải đi tái khám, nhưng ngồi taxi 1 tiếng rồi, vẫn không thể thoát khỏi con đường đau khổ này. Biết thế này... tôi chuyển lịch đi khám sang buổi chiều.
Hinh anh giao thong Ha Noi roi loan kinh hoang nhin tu tren cao-Hinh-9
Tới 9h30 sáng nay, giao thông Hà Nội rối loạn vì trận mưa lớn vẫn chưa có gì cải thiện! 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.