Mưa ngập nửa xe máy, Sở Giao thông VT TPHCM nói chỉ… 0,25m!

(Kiến Thức) - Sau vài cơn mưa lớn đầu mùa ở TP HCM khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước, người đi xe máy phải bì bõm dắt phương tiện ngập gần nửa yên xe. Thế nhưng, Sở GTVT TP HCM lại cho rằng đường ngập chỉ… 0,25m.

Mưa ngập nửa xe máy, Sở Giao thông VT TPHCM nói chỉ… 0,25m!
Tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí ngày 22/5, Sở GTVT TP HCM cho biết, cơn mưa chiều 19/5 có vũ lượng lớn nhất tại trạm Tân Sơn Hoà, gần 120mm. Cơn mưa làm 10 tuyến đường bị ngập từ 0,1-0,25m và 22 tuyến đường tụ nước.
Mua ngap nua xe may, So Giao thong VT TPHCM noi chi… 0,25m!
 
Mua ngap nua xe may, So Giao thong VT TPHCM noi chi… 0,25m!-Hinh-2
Mưa ngập đến nửa xe máy ở nhiều tuyến đường TP HCM, thế nhưng theo sở GTVT TP HCM thì tính trung bình đường chỉ ngập 0,25m! 
Một số tuyến đường như Ung Văn Khiêm, Đinh Bộ Lĩnh, đường số 26, Cây Trâm, Phan Huy Ích, Nguyễn Xí, Quốc Hương có thời gian rút nước sau cơn mưa từ 30 phút đến 180 phút; đặc biệt 2 tuyến đường Huỳnh Tấn Phát và An Dương Vương phải mất 5 giờ nước mới rút hết.
“Có 22 tuyến đường tụ nước và rút nước sau mưa từ 10-20 phút, gồm: Mai Thị Lựu, Tô Hiến Thành, Trường Sơn, Lê Quang Sung, Tôn Thất Hiệp, Phạm Văn Chiêu, Lê Đức Thọ, Lê Văn Thọ, Kha Vạn Cân, Hồ Văn Tư, Dương Văn Cam, Quốc lộ 1A, Hồ Học Lãm, An Dương Vương (quận 8), Chánh Hưng, Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá...”, Sở GTVT TP HCM, thông tin.
Mua ngap nua xe may, So Giao thong VT TPHCM noi chi… 0,25m!-Hinh-3
Tình trạng mưa ngập ngày càng nhiều tại các tuyến đường ở TP HCM.
Điều đáng nói là theo số liệu thống kê của Sở GTVT TP HCM, đường chỉ ngập 0,25m nhưng thực tế có tuyến đường được nêu trong danh sách ngập tới... yên xe máy, tràn vào nhà dân, cụ thể đó là tuyến đường Phan Huy Ích (quận Gò Vấp) khiến phương tiện chết máy la liệt, người dân phải bì bõm dắt xe lội nước tìm đường về nhà.
Giải thích về điều này, ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước thuộc Trung tâm chống ngập TP HCM cho rằng, việc đo độ sâu nước ngập không thể đo tại chỗ trũng được mà phải đo lấy độ sâu trung bình trên một tuyến đường.
“Tiêu chí đánh giá điểm ngập được tính theo quy định của Bộ Xây dựng. Theo đó, sau khi dứt mưa 30 phút cơ quan chức năng mới đo tại các tuyến đường để thống kê các vị trí ngập hoặc tụ nước. Khi đó, nếu đường còn ngập sâu hơn 0,1m thì gọi là điểm ngập, còn mực nước thấp hơn 0,1m gọi là điểm tụ nước chứ không gọi là điểm ngập”, ông Long lý giải.
Theo ghi nhận thực tế của PV Kiến Thức về tình trạng ngập nước trong và sau cơn mưa đầu mùa vào những ngày vừa qua, tình trạng mưa ngập ngày càng nhiều tại các tuyến đường thuộc quận 12, Gò Vấp như Phan Huy Ích, Cây Trâm, Phạm Văn Chiêu, Nguyễn Văn Quá... (lưu vực kênh Tham Lương – Bến Cát), trong khi đây được xem là vùng cao ráo của TP HCM.
Mua ngap nua xe may, So Giao thong VT TPHCM noi chi… 0,25m!-Hinh-4
Một tuyến đường ở TP HCM ngập nặng trong và sau cơn mưa đầu mùa vừa qua. 
Ông Đỗ Tấn Long cho rằng, thời gian gần đây có nhiều trận mưa có vũ lượng lớn, lại xảy ra dồn dập, trong khi đó hệ thống cống thoát nước phần lớn đều nhỏ hẹp, xuống cấp nên dẫn đến tình trạng ngập nặng. Đường Nguyễn Văn Quá có cống hộp nhưng vẫn ngập vì chỉ mới hoàn thành 1 trong 2 cửa xả, cửa xả còn lại bị vướng mặt bằng nên chưa thể thi công.
Theo ông Long, khu vực trên đã lên kế hoạch thực hiện các dự án cải tạo cống thoát nước chống ngập, tuy nhiên, do gặp khó khăn về nguồn vốn nên chưa thực hiện được.

Theo thống kê, trên địa bàn có khoảng 8590 tuyến đường trục và hẻm nhưng còn tới hơn 3000 tuyến chưa có cống, trong đó chủ yếu tập trung ở vùng ven như quận Thủ Đức, quận 12, quận 9, huyện Nhà Bè… Trung tâm chống ngập TP HCM đã rà soát với các quận, huyện tuyến nào chưa cống hoặc hệ thống cống xuống cấp để phân kỳ đầu tư.

Theo kế hoạch chương trình giảm ngập từ 2016-2020, TP HCM cần tới hơn 96000 tỷ đồng, tuy nhiên hiện nay một số nguồn vốn gặp khó khăn. Trung tâm chống ngập và các đơn vị liên quan vẫn đang tích cực tìm kiếm nguồn vốn.

Theo ông Đỗ Tấn Long, chương trình chống ngập, giải pháp chống ngập có nhiều nhưng phải đầu tư phù hợp với tiềm lực tài chính của thành phố. Việc chống ngập không thể trong 1-2 năm là làm xong.

Ảnh: “Rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh lại chìm sâu trong biển nước

Cơn mưa tầm tã chiều ngày 3/10 kéo dài gây ngập nhiều nơi tại TP.HCM, trong đó, "rốn ngập" trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q. Bình Thạnh, TP. HCM) ngập sâu nhất.

Ảnh: “Rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh lại chìm sâu trong biển nước
Trong trận mưa lịch sử ngày 26/9, đường Nguyễn Hữu Cảnh là nơi ngập sâu nhất trong 59 điểm ngập là 0,5m.
 Trong trận mưa lịch sử ngày 26/9, đường Nguyễn Hữu Cảnh là nơi ngập sâu nhất trong 59 điểm ngập là 0,5m.

Các công trình chống ngập quy mô cực “khủng” ở SG

6 cống ngăn triều thuộc dự án chống ngập trị giá hơn 10.000 tỷ ở TP HCM đang được chủ đầu tư thi công đồng loạt, tăng tốc để hoàn thành sớm hơn 14 tháng so với kế hoạch.

Các công trình chống ngập quy mô cực “khủng” ở SG
Anh: Cac cong trinh chong ngap quy mo cuc
Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1” do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam đầu tư, được khởi công từ ngày 26/6 với tổng kinh phí hơn 10.000 tỷ đồng. Đây là dự án chống ngập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) thay vì sử dụng ngân sách. Trong ảnh cống ngăn triều Cây Khô (huyện Nhà Bè). 

Ảnh: Hà Nội ngập như sông sau cơn mưa giông như trút

Cơn mưa lớn sáng 12/5 trút xuống khiến nhiều tuyến phố Hà Nội bị ngập sâu trong nước, giao thông ùn tắc, nhiều phương tiện bị chết máy giữa đường.

Ảnh: Hà Nội ngập như sông sau cơn mưa giông như trút
Anh: Ha Noi ngap nhu song sau con mua giong nhu trut
Vào khoảng 9h30 hôm nay, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi áp cao lục địa từ phía Bắc và hội tụ gió trên cao, Hà Nội đón cơn mưa có cường độ lớn và dông. 
Anh: Ha Noi ngap nhu song sau con mua giong nhu trut-Hinh-2
Dự báo, trong các ngày 14-15/5, ở Bắc Bộ tiếp tục xảy ra mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Trong cơn dông có khả năng cao xảy ra tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh. Gió giật mạnh khiến cây cổ thụ trên phố Tây Sơn gãy đổ. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.