Mưa ngập, người dân bãi giữa sông Hồng phải đi lại bằng thuyền

Mưa ngập, người dân bãi giữa sông Hồng phải đi lại bằng thuyền

Những ngày gần đây, mưa to, nước sông Hồng dâng cao khiến cuộc sống người dân ở bãi giữa bị đảo lộn. Thay vì di chuyển bằng xe, người dân phải đi lại bằng thuyền.

Ghi nhận tại đường nhánh dân sinh kết nối khu vực nội đô và bãi giữa sông Hồng ở ngõ 76 phố An Dương (quận Tây Hồ) ngày 12/8, nước dâng cao khiến lối đi hằng ngày bị ngập sâu, có nơi ngập đến 2-3 m.
Ghi nhận tại đường nhánh dân sinh kết nối khu vực nội đô và bãi giữa sông Hồng ở ngõ 76 phố An Dương (quận Tây Hồ) ngày 12/8, nước dâng cao khiến lối đi hằng ngày bị ngập sâu, có nơi ngập đến 2-3 m.
Người dân trong khu vực cho biết, những ngày gần đây, để đi học, đi làm hay thậm chí đi chợ đều phải sử dụng thuyền, không thể sử dụng các phương tiện như xe máy, xe đạp,...
Người dân trong khu vực cho biết, những ngày gần đây, để đi học, đi làm hay thậm chí đi chợ đều phải sử dụng thuyền, không thể sử dụng các phương tiện như xe máy, xe đạp,...
Cảnh phụ huynh đưa con đi học trên những con thuyền nhỏ trở nên quen thuộc trong những ngày gần đây.
Cảnh phụ huynh đưa con đi học trên những con thuyền nhỏ trở nên quen thuộc trong những ngày gần đây.
"Khu vực này gần như năm nào cũng ngập bởi trên thượng nguồn xả lũ, cùng với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Cứ hễ ngập là tôi lại trưng dụng thuyền chở hàng, vừa giúp bà con, vừa kiếm thêm thu nhập. Khách chủ yếu là hàng xóm trong khu này, thi thoảng lắm mới có người ngoài vào đây", một người dân cho biết.
"Khu vực này gần như năm nào cũng ngập bởi trên thượng nguồn xả lũ, cùng với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Cứ hễ ngập là tôi lại trưng dụng thuyền chở hàng, vừa giúp bà con, vừa kiếm thêm thu nhập. Khách chủ yếu là hàng xóm trong khu này, thi thoảng lắm mới có người ngoài vào đây", một người dân cho biết.
Ông Toàn (trú tại ngõ 76 An Dương) cho biết, ông phải dậy từ sáng sớm để kiểm tra máy móc, chuẩn bị cho việc "vận chuyển" người dân và hàng hóa qua khu vực bị ngập sâu.
Ông Toàn (trú tại ngõ 76 An Dương) cho biết, ông phải dậy từ sáng sớm để kiểm tra máy móc, chuẩn bị cho việc "vận chuyển" người dân và hàng hóa qua khu vực bị ngập sâu.
Ông Toàn cho biết, khoảng 1 tháng nay, nước dâng cao không rút khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng ven bãi giữa sông Hồng bị ảnh hưởng rất lớn.
Ông Toàn cho biết, khoảng 1 tháng nay, nước dâng cao không rút khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng ven bãi giữa sông Hồng bị ảnh hưởng rất lớn.
Trên chiếc thuyền nhỏ của ông Toàn không lúc nào vắng khách. Ông Toàn cho biết, từ sáng sớm đã có hàng chục người đứng đợi, đông nhất là vào quãng thời gian sáng sớm khi mọi người đi học, đi làm,... Trên thuyền luôn có chuẩn bị sẵn áo phao cho mọi người.
Trên chiếc thuyền nhỏ của ông Toàn không lúc nào vắng khách. Ông Toàn cho biết, từ sáng sớm đã có hàng chục người đứng đợi, đông nhất là vào quãng thời gian sáng sớm khi mọi người đi học, đi làm,... Trên thuyền luôn có chuẩn bị sẵn áo phao cho mọi người.
Người dân khổ sở ngụp lặn trong "biển" nước mênh mông.
Người dân khổ sở ngụp lặn trong "biển" nước mênh mông.
Tại khu vực ngõ An Dương, nhiều nhà ven sông bị ngập lên cả nóc.
Tại khu vực ngõ An Dương, nhiều nhà ven sông bị ngập lên cả nóc.
Được biết, một chiếc thuyền chỉ có thể chở khoảng 6 - 8 người cùng đồ đạc trọng tải thấp. Mỗi lượt người, xe qua đoạn ngập có giá 10.000 đồng. Chính vì vậy, để di chuyển vào trong nội đô, người dân sống tại khu vực này phải gửi xe máy phía bên bờ rồi di chuyển ra, vào bằng thuyền rất bất tiện.
Được biết, một chiếc thuyền chỉ có thể chở khoảng 6 - 8 người cùng đồ đạc trọng tải thấp. Mỗi lượt người, xe qua đoạn ngập có giá 10.000 đồng. Chính vì vậy, để di chuyển vào trong nội đô, người dân sống tại khu vực này phải gửi xe máy phía bên bờ rồi di chuyển ra, vào bằng thuyền rất bất tiện.
Có hai đường để xuống bãi giữa sông Hồng: một là từ cầu Long Biên xuống, hai là từ đường An Dương đi vào. Tuy nhiên, ít người chọn lối đi Cầu Long Biên bởi rất nguy hiểm, và cần người phụ giúp đẩy mới có thể leo lên được.
Có hai đường để xuống bãi giữa sông Hồng: một là từ cầu Long Biên xuống, hai là từ đường An Dương đi vào. Tuy nhiên, ít người chọn lối đi Cầu Long Biên bởi rất nguy hiểm, và cần người phụ giúp đẩy mới có thể leo lên được.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.