Một số doanh nghiệp hé lộ lãi lớn trước giờ 'khoá sổ' quý 3/2020

(Vietnamdaily) - Một quý kinh doanh của các doanh nghiệp sắp khép lại, ở thời điểm hiện tại nhiều doanh nghiệp đã hé lộ về kết quả trong 9 tháng qua. Mặc dù có sự quay trở lại của đợt dịch nhưng kết quả ước tính vẫn khả quan.

Doanh nghiệp ngành dầu khí: BSR thoát lỗ, PVD báo lãi tăng gấp đôi

Mới đây nhất, Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, PET) cho biết đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiết giảm chi phí, cơ cấu nguồn lao động và nỗ lực hết sức trong các mảng kinh doanh.

Qua đó, 9 tháng đầu năm nay, PET ghi nhận tổng doanh thu ước đạt 8.640 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch năm và tăng 16% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 125 tỷ đồng, bằng 70% kế hoạch năm và giảm 15% cùng kỳ 2019.

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) cũng hé lộ kết quả kinh doanh với doanh thu ước đạt 4.300 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông Công ty mẹ ước đạt 100 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với 48,8 tỷ đồng của cùng kỳ.

Có thể nói, con số trên là kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong bối cảnh phải ứng phó với “cuộc khủng hoảng kép” do tác động của dịch COVID-19 và giá dầu xuống thấp.

Với kết quả này, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng mức tăng trong doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đến từ lợi nhuận cao hơn của mảng dịch vụ giếng khoan và đóng góp từ nhiều giàn khoan thuê.

Các kết quả sơ bộ này phù hợp với kỳ vọng của VDSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết, với kỳ vọng PVD có thể thu hồi khoảng 68 tỷ đồng nợ xấu từ Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP) trong quý 4/2020.

Còn đối với Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT), Công ty cũng ít nhiều chịu tác động từ dịch bệnh cũng như diễn biến giá dầu thế giới, song mức độ ảnh hưởng không quá lớn.

9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVT ước đạt 500 tỷ đồng, tương đương hoàn thành hơn 80% kế hoạch cả năm. Với diễn biến hiện tại, PVT dự kiến giữa quý 4 sẽ về đích kế hoạch lợi nhuận năm.

Giai đoạn đầu năm, khi giá dầu thô đang ở mức thấp, nhà đầu tư tranh thủ tích trữ dầu giá thấp khiến nhu cầu thuê tàu chở dầu thô làm kho chứa và vận tải tăng mạnh.

Tuy nhiên, xu hướng này bắt đầu giảm từ đầu tháng 5, khi giá dầu đang trên đà tăng trở lại, dẫn đến giá cước thuê tàu định hạn đột ngột giảm về mức đầu năm 2020, thậm chí xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.

Việc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thực hiện bảo dưỡng trong hơn 50 ngày kể từ cuối tháng 8 ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động vận tải trong giai đoạn này, nhưng dự kiến bước sang quý 4, hoạt động chuyên chở dầu sẽ sôi động do các nhà máy đi vào hoạt động bình thường trở lại.

Mot so doanh nghiep he lo lai lon truoc gio 'khoa so' quy 3/2020
 

Với Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), trong buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng Giám đốc Bùi Minh Tiến cho biết tác động kép của dịch bệnh COVID-19 và giá dầu giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của BSR.

Tuy nhiên, các giải pháp tiết giảm và tối ưu hóa chi phí đã giúp BSR tiết kiệm được khoảng 2.500 tỷ đồng. Nhờ vậy mà riêng trong quý 3, mặc dù nhà máy ngừng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần gần 2 tháng nhưng công ty vẫn có lợi nhuận, chấm dứt giai đoạn thua lỗ của 2 quý đầu năm.

Kido và các công ty thành viên cũng thu lãi tăng trưởng

Cuối tuần trước, Tập đoàn Kido (KDC) cũng đưa ra ước tính cho 9 tháng với doanh thu thuần đạt 5.960 tỷ đồng, tăng mạnh 17% so với cùng kỳ năm 2019 chủ yếu là do doanh thu ngành dầu tăng.

Kido cho biết, khi dịch bệnh bùng phát, Tập đoàn thực hiện chuyển dịch hệ thống phân phối, dự trữ hàng hóa, kết nối với các đơn vị được phép phục vụ các sản phẩm thiết yếu để cung cấp sản phẩm cho người dân ở các khu vực nóng của dịch.

Nhanh chóng đưa ra thị trường các sản phẩm bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho người dân, đẩy mạnh các sản phẩm cao cấp và tăng cường các hoạt động mở rộng thị phần trên kênh.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế dự ước 9 tháng đạt 338 tỷ đồng, vượt 3% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm, tăng 49% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 261 tỷ đồng, tăng mạnh 56,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng nói, quý 3/2020 đánh dấu sự trở lại của Tập đoàn Kido trên thị trường snacking với sản phẩm bánh trung thu thương hiệu Kingdom. Sản phẩm này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đối tác và khách hàng ngay trong mùa đầu tiên sau khi chính thức trở lại.

Dự kiến trong mùa trung thu năm nay, sản phẩm bánh trung thu Kingdom sẽ đóng góp vào doanh thu khoảng 160 tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 36 tỷ đồng cho Kido.

Một số công ty thành viên trong nhóm Kido cùng phần nào hé lộ kết quả kinh doanh như TAC, KDF, VOC.

Với Dầu thực vật Tường An (TAC), doanh thu thuần 9 tháng ước đạt 3.547 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.

Doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ cùng với việc Công ty chủ động phát triển danh mục sản phẩm cao cấp và cốt lõi, lợi nhuận gộp ước 9 tháng năm 2020 đạt mức tăng ấn tượng 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của giá dầu nguyên vật liệu tăng lên so với năm trước, biên lợi nhuận gộp của Công ty giảm nhẹ từ 15,32% xuống còn 14,6%.

Nhờ các hoạt động tích cực rà soát và tối ưu hóa chi phí, lợi nhuận trước thuế ước 9 tháng năm 2020 của Tường An đạt gần 155 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 80% kế hoạch đề ra của cả năm.

Lợi nhuận trước thuế của Vocarimex (VOC) cũng tăng mạnh 33% lên 181 tỷ đồng trong 9 tháng cho dù doanh thu chỉ tăng 4% lên 1.913 tỷ đồng.

Con riêng với Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KDF), doanh thu ước giảm gần 10% do ảnh hưởng của dịch Covid-19 về còn 1.044 tỷ đồng. Doanh thu từ kênh KA giảm mạnh cũng làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của KDF.

Biên lợi nhuận gộp ước 9 tháng đầu năm giảm từ 59,7% năm 2019 xuống còn 58,5% năm 2020. Lợi nhuận gộp ước 9 tháng đầu năm giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy điểm sáng là KDF đã tập trung đẩy mạnh doanh số từ các kênh này để tăng độ phủ. Nhờ vậy, KDF tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu thị trường kem với thị phần tăng từ 41,4% năm 2019 lên 43,5% năm 2020 (theo Euromonitor 2020), trong đó thương hiệu Merino chiếm 24,8% và thương hiệu Celano chiếm 17,4% thị phần.

Vì sao Kido Foods sáp nhập trở lại vào KDC?

(Vietnamdaily) - Ngày 9/6 tới, CTCP Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods, KDF) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên để bàn về một trong những nội dung trọng yếu là sáp nhập trở lại vào Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC).

Kidos Food từng là công ty con của Tập đoàn KIDO với tỷ lệ sở hữu 99,98% vốn điều lệ. Năm 2017, sau khi chào bán 11,2 triệu cổ phần ra bên ngoài và bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, cổ đông nội bộ, KDC chỉ còn sở hữu 65% vốn KIDO Foods.

Vậy vì sao chỉ mới tách ra hoạt động được hơn 3 năm thì nay KDC lại muốn sáp nhập KDF trở lại?

PVD ước lãi ròng 9 tháng 100 tỷ, gấp đôi cùng kỳ

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận sau thuế 9 tháng của PVD ước đạt 100 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với 48.8 tỷ đồng của cùng kỳ.

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) công bố kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm với doanh thu ước đạt 4.300 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông Công ty mẹ ước đạt 100 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với 48.8 tỷ đồng của cùng kỳ.

Tin mới