Một số bác sĩ tự nhận chữa khỏi "bệnh đồng tính": Bộ Y tế nói gì?

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc bộ và y tế các bộ, ngành về việc chấn chỉnh công tác khám chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Một số bác sĩ tự nhận chữa khỏi "bệnh đồng tính": Bộ Y tế nói gì?
Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, đơn vị này nhận được thông tin phản ánh về việc hiện nay một số cơ sở khám, chữa bệnh và một số bác sĩ tự nhận là chữa khỏi bệnh đồng tính.
Trong khi đó, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.
Ngày 17/5/1990, WHO đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh Tâm thần. Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần). WHO cũng đã xác định đồng tính là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới.
Đồng tính và chuyển giới đã được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.
Do vậy, Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các đơn vị quán triệt các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn quốc tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới.
Khi tổ chức khám chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với các đối tượng này.
“Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh. Không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện”,  Bộ Y tế nhấn mạnh. 

Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Tây Ninh

Đoàn của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở tỉnh Tây Ninh.

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Tây Ninh
Sáng 24/12, đoàn của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở tỉnh Tây Ninh và làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 (BCĐ) của tỉnh.
Tiếp và làm việc với đoàn kiểm tra của Bộ Y tế có đồng chí Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ; đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Vũ Đức Trong, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh, lãnh đạo Sở Y tế Tây Ninh và đơn vị liên quan.

Thanh tra Chính phủ vạch sai phạm, yếu kém trong quản lý tại Bộ Y tế

Kết luận Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra loạt yếu kém, sai phạm xảy ra tại Bộ Y tế.

Thanh tra Chính phủ vạch sai phạm, yếu kém trong quản lý tại Bộ Y tế
Buông lỏng quản lý, không công khai kết quả trúng thầu

Bộ Y tế cấp phép 3 loại thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, cấp phép khẩn cấp 3 loại thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir điều trị COVID-19 do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Bộ Y tế cấp phép 3 loại thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19

Theo đó, 3 thuốc được cấp phép gồm thuốc kháng virus Molnupiravir 400mg do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm sản xuất; thuốc Molravir 400mg của Công ty CP dược phẩm Boston Việt Nam và Movinavir của Công ty CP dược phẩm Mekorpha.

Hội đồng tư vấn cấp giấy phép lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đã đề xuất Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp thuốc này với ba điều kiện đi kèm. Trong đó, cơ sở sản xuất phải thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu đạt yêu cầu trước khi sản xuất. Nhà sản xuất tiếp tục theo dõi, kiểm tra chất lượng thuốc hàng tháng sau khi được cấp giấy đăng ký lưu hành và báo cáo cơ quan quản lý để giám sát chặt chẽ về chất lượng, tuổi thọ của thuốc; Tiếp tục nghiên cứu độ ổn định của thuốc và nộp dữ liệu nghiên cứu, hồ sơ cập nhật hạn dùng để thẩm định theo hướng dẫn và yêu cầu của Bộ hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.