Một phần Trái Đất đã bắt đầu quay ngược?

Thẳm sâu bên trong lòng Trái Đất, một phần của hành tinh không thực sự kết nối thành một khối với các phần còn lại, đã tạm dừng quay gần đây và bắt đầu 'đảo chiều'.

Một phần Trái Đất đã bắt đầu quay ngược?

Theo công trình vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Geoscience, lõi trong của Trái Đất - thứ được cho là một khối kim loại rắn và nóng bỏng - đã bắt đầu quay ngược.

Các phát hiện trước đây chỉ ra lớp này của Trái Đất không kết nối chặt chẽ với phần còn lại, mà gần như di chuyển khá tự do nhờ được ngăn cách với phần còn lại bởi lớp lõi ngoài chứa kim loại nóng chảy.

Dù vậy, lõi trong và cả lõi ngoài cũng ảnh hưởng lớn đến phần còn lại bởi chúng tương tác với từ trường của hành tinh.

Mot phan Trai Dat da bat dau quay nguoc?

Trái Đất gồm nhiều lớp: vỏ, lớp phủ ngoài, lớp phủ trong, lõi ngoài, lõi trong - Ảnh: LIVE SCIENCE

Theo The Independent, trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết các tính chất của lõi Trái Đất trước đây đã được suy luận dựa trên những thay đổi về thời gian di chuyển giữa các sóng địa chấn lặp đi lặp lại đi qua phần sâu thẳm này.

Tuy nhiên, tốc độ quay của lõi bên trong và việc liệu nó có thay đổi theo thời gian hay không vẫn là một ẩn số.

Các tác giả chính Yi Yang và Xiaodong Song từ Đại học Bắc Kinh cho biết các dữ liệu cũ phản ánh sóng địa chấn đi qua lõi Trái Đất theo con đường tương tự từ những năm 1960.

Tuy nhiên kể từ năm 2009, đường đi của sóng địa chấn có sự thay đổi đáng kể về thời gian di chuyển, một sự thay đổi vô cùng nhỏ mà các mô hình chỉ ra rằng có thể phản ánh việc lõi hành tinh đã tạm dừng quay.

Điều này có thể liên quan đến sự đảo ngược chuyển động quay của lõi bên trong, như một phần của dao động kéo dài 7 thập kỷ, cho thấy "một hệ thống cộng hưởng giữa các lớp khác nhau của Trái Đất".

Những biến thiên của sóng địa chấn này cũng liên quan đến những thay đổi trong các quan sát trên bề mặt Trái Đất, ví dụ như độ dài của ngày - vốn không bao giờ tròn 24 giờ mà có thể dài hay ngắn hơn một chút, thường chỉ với khoảng khó nhận thấy là một phần nhỏ của giây.

"Chu kỳ nhiều thập kỷ này trùng khớp với một số thay đổi trong các quan sát địa vật lý khác, đặc biệt là độ dài của ngày và từ trường" - các tác giả viết trong bài công bố.

Những phát hiện mới này cũng đưa ra tia sáng mới về sự tương tác giữa các lớp khác nhau của Trái Đất.

Lạnh sống lưng 12 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất thế giới

Thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Lạnh sống lưng 12 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất thế giới
Lanh song lung 12 loai thuy quai nuoc ngot nguy hiem nhat the gioi
1. Alligator Gar (Cá sấu mõm dài) sở hữu thân hình dài, lớn và bộ hàm khá đặc biệt với nhiều tầng răng nhỏ liên tiếp nhau, là nỗi ác mộng của bất kỳ loại vật nào không may mắn đối đầu với chúng. 

Tận mục những loài trăn như quái vật khổng lồ, đố ai dám tiếp cận

Tin không vui lắm với những người sợ động vật bò sát, hiện nay đám "quái vật khổng lồ" này vẫn còn tồn tại trên Trái Đất.

Tận mục những loài trăn như quái vật khổng lồ, đố ai dám tiếp cận
Tan muc nhung loai tran nhu quai vat khong lo, do ai dam tiep can
 1. Trăn Miến Điện hay còn gọi là trăn mốc (Python molurus bivittatus) trước đây được xem là phân loài lớn nhất của trăn Ấn Độ trong chi python cho đến năm 2009 thì các nhà khoa học đã xác minh lại rằng chúng là một loài riêng biệt.

Kinh ngạc sự thật khó tin cách Trái đất có thể "chào đời"

Kể từ khi hình thành đến nay, có rất nhiều sự thay đổi trên hành tinh của chúng ta. Bạn có bao giờ thắc mắc Trái Đất ra đời như thế nào không?

Kinh ngạc sự thật khó tin cách Trái đất có thể "chào đời"
Kinh ngac su that kho tin cach Trai dat co the
Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới