Một nửa thanh niên Đan Mạch không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ

(Kiến Thức) - Theo Sputnik, năm 2017 chỉ có khoảng 48% thanh niên Đan Mạch đủ sức khoẻ nhập ngũ theo tiêu chuẩn của quân đội nước này. Đối với Đan Mạch đây có thể là con số đáng báo động nhưng vấn đề chưa dừng lại ở đó.

Theo các nhà xã hội học Đan Mạch trong khoảng hai thập kỷ tới đây tỷ lệ thanh niên đủ sức khoẻ nhập ngũ của quốc gia này nhiều khả năng sẽ giảm xuống còn 20%. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng tới sức mạnh quân sự mà còn cả xã hội  Đan Mạch.
Giống nhiều quốc gia Bắc Âu khác, Đan Mạch có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc với mọi công dân nam giới. Tuy nhiên tiêu chuẩn sức khoẻ của quân đội này lại khá cao. Năm 2017, chỉ có khoảng 46-48% thanh niên Đan Mạch đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để gia nhập nghĩa vụ quân sự, tỉ lệ thấp nhất trong lịch sử nước này.
Quân đội Đan Mạch. Ảnh: Sputnik.
 Quân đội Đan Mạch. Ảnh: Sputnik.
Một sự thật khá phũ phàng đó là hiện tại, cứ hai nam giới Đan Mạch lại có một người không đủ sức khoẻ tham gia quân đội, điều này có thể ảnh hưởng tới cả xã hội chứ không chỉ riêng gì quân đội Đan Mạch.
So với năm 1995, số lượng thanh niên không đủ sức khoẻ để nhập ngũ năm 2017 đã tăng lên tới 20%. Với đà tăng tốc này, chỉ hai thập kỷ nữa, quân đội Đan Mạch sẽ phải lựa chọn giữa hai giải pháp một là chấp nhận không đủ quân hay là hạ tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ xuống mức trung bình. Cả hai giải pháp này đều tác động lớn đến năng lực tác chiến của Quân đội Đan Mạch trong tương lai gần.
Nguy hiểm hơn, theo báo cáo thống kê được thời báo Berlingske của Đan Mạch đăng tải, trong số hơn 40% thanh niên không đủ sức khoẻ để gia nhập quân đội thì có tới 22% các trường hợp mắc các vấn đề rối loạn tâm lý, trong đó bao gồm lo âu, trầm cảm hoặc thậm chí là rối loạn đa nhân cách.
Không chỉ vậy, con số về tỷ lệ rối loạn tâm lý còn được cho là cao tương đương ở mọi lứa tuổi khác nhau, bao gồm cả các lứa tuổi đã vượt quá tuổi phục vụ quân đội. Nhiều chuyên gia cho rằng, áp lực tâm lý gây ra rối loạn cho người dân nước này đến từ nhiều khía cạnh, trong đó có sự cạnh tranh gắt gao giữa những người trẻ trong xã hội với nhau cũng như từ công việc, cuộc sống và gia đình.
Quân đội của quốc gia Scandinavi này có quân số chỉ khoảng 15.500 người bao gồm cả binh sĩ và sĩ quan chỉ huy. Ảnh: Defence.
 Quân đội của quốc gia Scandinavi này có quân số chỉ khoảng 15.500 người bao gồm cả binh sĩ và sĩ quan chỉ huy. Ảnh: Defence.
Đan Mạch, một quốc gia ở bán đảo Scandinavi có dân số vào khoảng 5,7 triệu người, có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc để duy trì quân đội bao gồm 15.500 quân nhân của mình. Sau khi bước qua tuổi 18, tất cả nam thanh niên sẽ phải tham gia khám sức khoẻ để gia nhập quân đội. Mỗi năm, có khoảng 40.000 thanh niên Đan Mạch bước vào tuổi nghĩa vụ quân sự.
Ở đất nước này, nữ giới không có nghĩa vụ quân sự như nam nhưng có thể sẽ được lựa chọn từ những người tình nguyện gia nhập quân đội với điều kiện có trình độ và sức khoẻ tốt. Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự của nữ giới cũng giống với nam giới, tương đương 12 tháng.

Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của quân đội Đan Mạch. Nguồn: @Military Division.

Chuyện nhập ngũ các nước trên thế giới

Hàn Quốc là một trong số ít nước có luật nghĩa vụ quân sự nghiêm ngặt nhất thế giới, trong khi đó, nguồn tân binh của Trung Quốc luôn dồi dào.

Chuyen nhap ngu cac nuoc tren the gioi
 Mỹ lần đầu áp dụng nghĩa vụ quân sự trong cuộc nội chiến giữa các tiểu bang vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên, công dân nước này có thể “lách luật” bằng cách nộp khoản phí 300 USD hoặc thuê người thay thế. Mỹ tiếp tục yêu cầu nam thanh niên đăng ký nhập ngũ trong suốt Thế chiến 1, Thế chiến 2, Chiến tranh Lạnh, và cả cuộc chiến ở Việt Nam. Ảnh: Getty.

Xúc động khoảnh khắc hạnh phúc nhất của binh lính Mỹ

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ luôn có rất nhiều đơn vị viễn chinh đóng quân ở nước ngoài và niềm vui lớn nhất đối với họ chính là được về nhà.

Xuc dong khoanh khac hanh phuc nhat cua binh linh My
Tùy từng lực lượng mà mình phục vụ, các binh lính Mỹ sẽ có thể được về nhà khoảng 6 tháng mỗi lần hoặc thậm chí là ít hơn. Nguồn ảnh: Huffingtonpost.

Đọc nhiều nhất

Tin mới