Một năm đỉnh dịch ở TPHCM: Những ngày “oằn mình”!

Dịch bệnh bùng phát không phải là chuyện hiếm lạ đối với bản thân tôi cũng như nhiều phóng viên theo dõi mảng y tế - sức khỏe. Nhưng Covid-19 không giống với bất cứ tin tức y tế nào chúng tôi đã đưa tin trước đây.

Một năm đỉnh dịch ở TPHCM: Những ngày “oằn mình”!

Gần 30 tháng cách ly, giãn cách

Lần đầu tiên tôi nghe thông tin về một “căn bệnh viêm phổi bí ẩn” đang lan rộng ở Vũ Hán, Trung Quốc là vào tháng 1/2020. Rồi đến khoảng 8h tối 22/1/2020 (nhằm 28 tết Canh Tý), khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 2 cha con bệnh nhân người Trung Quốc với triệu chứng sốt, ho, khó thở do SARS-CoV-2.

Mot nam dinh dich o TPHCM: Nhung ngay “oan minh”!
Khi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát, TP HCM bắt đầu chuỗi ngày giãn cách...
Mot nam dinh dich o TPHCM: Nhung ngay “oan minh”!-Hinh-2
... ngưng mọi hoạt động và làm việc tại nhà. 

Tôi đã nghĩ mình sẽ viết một hoặc hai câu chuyện về SARS-CoV-2 và Covid-19 như đã từng đưa tin về cúm A/H5N1 hay SARS và lại thoải mái đến các bệnh viện để đưa các tin tức y tế quan trọng khác.

Nhưng lần này hoàn toàn khác. Khi đợt dịch thứ tư bùng phát, ngày 26/5/2021, bệnh nhân đầu tiên trong chuỗi lây nhiễm nhóm truyền giáo Phục Hưng được phát hiện. Chuỗi lây nhiễm với hơn 500 ca mắc Covid-19 được xác định trong cộng đồng. 0h ngày 31/5/2021, TP HCM bắt đầu chuỗi ngày giãn cách, ngưng mọi hoạt động và làm việc tại nhà.

TP HCM trở thành "tâm dịch" lớn nhất cả nước. Số ca mắc lần lượt nhảy lên 2 con số, 3 con số và từ đầu tháng 7/2021 luôn ở 4 con số với hàng trăm ca tử vong/ngày. Nhiều chuỗi lây nhiễm khác bắt đầu xuất hiện. Các chuỗi lây nhiễm này lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ca liên quan.

Mot nam dinh dich o TPHCM: Nhung ngay “oan minh”!-Hinh-3
 Khi dịch bệnh Covid-19 vào cao điểm, những cụm từ như phong tỏa, giãn cách, tuyến đầu chống dịch, hệ thống y tế quá tải, F0, bệnh viện dã chiến, máy thở oxy, ca mắc mới, tử vong,… đã gây ám ảnh mỗi ngày.

Từ đầu tháng 7/2021 đến 9/2021, TP HCM đã thành lập thêm 16 bệnh viện dã chiến với quy mô hơn 37.000 giường, chưa kể các bệnh viện chuyển đổi công năng hoặc bệnh viện tuyến quận/huyện đều trở thành bệnh viện điều trị Covid-19. Hàng chục nghìn người đã được huy động vào tiếp sức cho TPHCM.

Đây là một căn bệnh quá mới, quá khủng khiếp. Trong giai đoạn đầu tiên của đợt dịch thứ tư, TPHCM không có thuốc điều trị. Trong khi văcxin ngừa Covid-19 mới chỉ ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu.

Mot nam dinh dich o TPHCM: Nhung ngay “oan minh”!-Hinh-4
Hàng chục nghìn người từ mọi miền Tổ quốc đã được huy động vào tiếp sức cho TP HCM. 

Khi dịch bệnh Covid-19 vào cao điểm, những cụm từ như phong tỏa, giãn cách, tuyến đầu chống dịch, hệ thống y tế quá tải, F0, bệnh viện dã chiến, máy thở oxy, ca mắc mới, tử vong,… đã gây ám ảnh mỗi ngày.

TTƯT.TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: Điều trị bệnh cực thì có cực, nhưng các bác sĩ đều cố gắng làm với hết tâm hết sức. Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy mổ một ngày 14 tiếng là chuyện hoàn toàn bình thường.

Nhưng đối phó với những tin đồn “tào lao” mới cực khổ. Khi hoang tin “33 ca tử vong ở BV Chợ Rẫy”, các bác sĩ tại đây áp lực đến mức không chỉ hàng trăm cuộc điện thoại của phóng viên gọi để xác minh hư thực, tất cả bà con, bạn bè, thậm chí từ nước ngoài… cũng gọi về…

Tất cả mọi thứ trở thành áp lực khủng khiếp. Tôi phải làm công văn gửi Bộ Công an và Cảnh sát Điều tra TP HCM về tin thêu dệt nói trên. Cuối cùng, công an phạt một cô gái ở Cần Thơ. Cô gái này đọc được thông tin trên một facebook của ai đó ở nước ngoài, rồi chia sẻ lại. 

Quay xung quanh con virus nhỏ bé và vô hình

Cuộc đời phóng viên của tôi trong 5 tháng ấy tập trung đưa tin virus corona đang ảnh hưởng tới xã hội như thế nào. Tôi đã phỏng vấn những người vợ mất chồng, người con mất cha, người chồng trẻ mất vợ khi cô đi sinh con.

Tôi phỏng vấn bác sĩ về các thông tin xung quanh Covid-19 như khả năng lây nhiễm, cách phòng ngừa, công tác điều trị, văcxin, thuốc điều trị, các nhà khoa học về những sáng kiến phòng ngừa lây nhiễm Covid-19… Và cả những câu chuyện về sự hy sinh thầm lặng của y bác sĩ nơi tuyến đầu.

Mot nam dinh dich o TPHCM: Nhung ngay “oan minh”!-Hinh-5
Cuộc đời phóng viên của tôi trong 5 tháng ấy tập trung đưa tin virus corona đang ảnh hưởng tới xã hội như thế nào. 
Tôi đã từng hỏi các bác sĩ trẻ “đã, đang và sẽ tham gia hoạt động chống dịch Covid-19 rằng họ có sợ không?”. Nhiều người trả lời rằng “Sợ, nhưng đi vẫn đi, bởi vì lúc này xã hội đang cần chúng tôi nhất.” Có cô bác sĩ cũng giao con nhỏ 6 tháng cho ông bà để vào “đóng đô” trong bệnh viện.

Một nữ điều dưỡng trẻ còn làm đám cưới online trong mùa dịch, với đám cưới nhỏ chỉ có 3 người.

Tôi còn bắt gặp hình ảnh những người bác sĩ, điều dưỡng mướt mồ hôi, mệt lả trong những bộ quần áo bảo hộ khi điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Một buổi sáng đầu tuần, tôi ngồi chờ bên ngoài phòng họp giao ban của khoa Nhiễm D, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Thời gian chờ chắc chỉ chừng dăm mười phút thôi, ấy vậy mà mồ hôi đã tuôn ra ướt lưng áo, tôi cảm thấy ngột ngạt với chiếc khẩu trang 4 lớp.

Mot nam dinh dich o TPHCM: Nhung ngay “oan minh”!-Hinh-6
Thời gian chờ phỏng vấn bác sĩ chắc chỉ chừng dăm mười phút thôi, ấy vậy mà mồ hôi đã tuôn ra ướt lưng áo, tôi cảm thấy ngột ngạt với chiếc khẩu trang 4 lớp. 

BS.CKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, cười xòa khi thấy tôi vừa loay hoay kiếm khăn giấy lau mồ hôi vừa thở phào khi được anh tiếp trong căn phòng máy lạnh.

“Tí nữa em thử mặc áo phòng hộ của khoa anh đi. Trải nghiệm cho biết,” BS Phong đề nghị. Tôi vội lắc đầu. Đừng đùa. Tôi mà mặc vào khéo các anh phải cấp cứu vì ngạt thở.

Những điều không thể quên

Khoảng 7h tối ngày đầu tháng 9/2021, một người bạn gọi cho tôi vì người thân nhập viện và tử vong vì Covid-19 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhưng không thể biết tình hình hiện như thế nào. Có lẽ bạn nghĩ tôi là phóng viên mảng y tế nên có những mối quan hệ nhất định với các bệnh viện nên sẽ dễ tìm hơn.

1h sáng, tôi nhận được tin nhắn từ phía bệnh viện. Thật sự đó cũng không phải là tin nhắn mà là hình ảnh một phiếu chuyển nhà tang lễ. Bệnh nhân đã mất và được khâm liệm vào ngày 27/8/2021.

Tôi còn nhớ, vào thời điểm bắt đầu của những tháng ngày giãn cách, số ca dương tính mới ở TPHCM mới chỉ chừng 30 ca mới/ngày. Cho đến sáng 02/06/2021, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM lúc ấy, cho biết TPHCM có ca tử vong đầu tiên của đợt dịch thứ tư. Đó là con gái của bà chủ bán bánh canh “O Thanh” ở quận 3. Số ca nhiễm Covid-19 bắt đầu tăng chóng mặt.

5 tháng, Việt Nam có trên 23.400 người tử vong vì Covid-19, riêng TPHCM hơn 17.000 người đã ra đi. 

Bản thân tôi cũng không thể đi đâu ra khỏi nhà hay TPHCM. Ông bà ngoại và mẹ cùng gia đình em gái ở Nha Trang. Trong tháng 6 và tháng 7, ông bà theo nhau qua đời. Tôi không thể thu xếp về đưa tang được.

Mot nam dinh dich o TPHCM: Nhung ngay “oan minh”!-Hinh-7
 

Số liệu cập nhật đến tháng 2/2022, TP HCM có hơn 2.200 trẻ mồ côi do ảnh hưởng dịch Covid-19, trong đó 39 em mất cả cha mẹ, 78 em mất người trực tiếp nuôi dưỡng và trên 2.000 em mất cha hoặc mẹ.

Ngày 25/8/2021, Trung tâm H.O.P.E của Bệnh viện Hùng Vương ra đời với mục đích hỗ trợ các bé có mẹ mắc Covid-19 trong giai đoạn chưa có gia đình đón về. Vào thời điểm đó, Bệnh viện Hùng Vương đang chăm sóc 130 trẻ có mẹ mắc Covid-19, với hơn 50 bé có đủ điều kiện xuất viện, nhưng chưa có người thân đến đón.

Thậm chí, TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ, có trẻ gần đầy tháng nhưng vẫn chưa được về với vòng tay yêu thương của gia đình.

Tôi còn biết đến BS Trần Văn Dương những ngày dịch bệnh Covid-19 tấn công thành phố, anh đã đóng cửa phòng khám và chạy xe cứu thương để hỗ trợ bệnh nhân F0.

Khi số ca nhiễm tại TPHCM tăng vọt, các số đường dây nóng hỗ trợ và xe y tế chở bệnh nhân đều quá tải, BS Dương gửi công văn sang Sở Y tế, Trung tâm Y tế đề nghị tham gia hỗ trợ công tác chống dịch, tham gia khám miễn phí cho cư dân trong vùng phong tỏa, cách ly, các trường hợp cấp cứu; và phối hợp với trung tâm y tế địa phương để chở bệnh nhân đến bệnh viện.

Rồi hình ảnh những người lính trẻ măng tham gia phòng chống dịch, đi chợ hộ cho người dân. Họ đi vào từng hẻm, đưa tận tay dân những túi thức ăn, vật phẩm sinh hoạt hằng ngày.

Tôi còn bắt gặp hình ảnh của những cây ATM gạo hay ATM oxy. Cây ATM gạo công nghệ cao bắt đầu chạy máy phát gạo từ ngày 13/7/2021, tại 12A Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình (TPHCM), mỗi máy phát từ 1,5 - 3 tấn mỗi ngày.

Căn bệnh còn quá mới, quá lạ, nhiều thông tin quá, lây lan quá và chết chóc cũng nhiều quá, người nhiễm bệnh hay chưa nhiễm bệnh đều rất hoang mang, lo sợ. Đồng hành cùng các thầy thuốc, mỗi phóng viên trong mảng y tế hy vọng góp những bài viết giúp công chúng hiểu biết hơn, chia sẻ trấn an, ổn định tinh thần để cùng đi qua giông bão.

BSCKII Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương:

Trong cuộc chiến đấu với bệnh Covid-19, nhân viên y tế chống dịch bằng chuyên môn khám và chữa trị cho bệnh nhân Covid-19. Còn đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã chống dịch bằng ngòi bút, tuyên truyền đến từng người dân tuân thủ nghiêm ngặt phòng chống dịch, bảo vệ mạng sống chính mình và an toàn cho người xung quanh.

Lực lượng phóng viên, biên tập viên trên địa bàn thành phố thực sự là một "binh chủng" quan trọng trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19.

 >>> Mời độc giả xem thêm video Toàn cảnh phòng, chống dịch Covid-19 tại TP. Sa Đéc:

(Nguồn THĐT)

Khẳng định bản lĩnh tiên phong của báo chí trong chống tham nhũng

Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" lần thứ 2 tiếp tục khẳng định vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc trong ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái.

Khẳng định bản lĩnh tiên phong của báo chí trong chống tham nhũng
Ngày 7/3, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn chủ trì họp rà soát tiến độ triển khai Giải Báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" lần thứ hai, năm 2018-2019.
Khang dinh ban linh tien phong cua bao chi trong chong tham nhung
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN) 
Tại Lễ tổng kết và trao Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" lần thứ nhất vào ngày 2/1/2018, thay mặt Ban Chỉ đạo giải, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã phát động Giải báo chí "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" lần thứ hai năm 2018-2019.
Qua thành công của lần thứ nhất, Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" lần thứ hai tiếp tục khẳng định vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, nhân dân, báo chí và công luận trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Đồng thời, Giải biểu dương, cổ vũ những cách làm hay, những kinh nghiệm tốt, điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và phản ánh việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế-xã hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch.
Lễ tổng kết và trao Giải báo chí "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" lần thứ hai năm 2018-2019 sẽ được tổ chức vào tháng 8/2019. Đây sẽ là một trong những hoạt động ý nghĩa chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 diễn ra vào ngày 19/9.
Ghi nhận sự vào cuộc của Ban Tổ chức Giải, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho rằng, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để có nhiều hơn nữa những tác phẩm xuất sắc tham dự Giải.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan báo chí cần tiếp tục khẳng định bản lĩnh tiên phong trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Mỗi tác phẩm cần bám sát tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là Quy định số 124-QĐ/TW ngày 2/2/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018-2020 để tập trung phản ánh sự vào cuộc kịp thời từ trung ương tới địa phương đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Các tác phẩm báo chí cần phản ánh vai trò tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tổ quốccác cấp trong đấu tranh với biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa."
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần có những bài viết về những tấm gương điển hình, những cá nhân tiêu biểu trong việc phát hiện, đấu tranh với tham nhũng, lãng phí tại địa phương,” Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam Trần Thanh Mẫn lưu ý.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có hình thức khen thưởng trực tiếp đối với những cơ quan báo có những bài viết xuất sắc, có kết quả cụ thể đấu tranh với hiện tượng tiêu cực, lãng phí đang diễn ra.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mong muốn các cơ quan báo chí, với sứ mệnh của mình sẽ đồng hành cùng Mặt trận trong công tác tuyên truyền để góp phần tổ chức Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" lần thứ hai thành công tốt đẹp.

Thủ tướng gửi thư chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi tới các đại biểu tham dự Hội nghị gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu nói riêng và toàn thể cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, những người làm báo cả nước nói chung những tình cảm gắn bó thân thiết và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng gửi thư chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Tin, bài trong báo chí hiện đại cần phải: Đúng - Đủ - Kịp thời

Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức hội nghị tập huấn “Kỹ năng viết tin, bài trong báo chí hiện đại” cho phóng viên các cơ quan báo chí trong hệ thống.

Tin, bài trong báo chí hiện đại cần phải: Đúng - Đủ - Kịp thời
Ngày 16/11 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức hội nghị tập huấn “Kỹ năng viết tin, bài trong báo chí hiện đại” cho phóng viên các cơ quan báo chí trong hệ thống do Nhà báo, giảng viên cao cấp Trần Đình Thảo – Nguyên PTBT Thường trực Tuần tin tức (TTXVN) trực tiếp giảng dạy.
Tin, bai trong bao chi hien dai can phai: Dung - Du - Kip thoi
 PCT LHHVN Phạm Quang Thao phát biểu khai mạc tại buổi tập huấn.
Phát biểu khai mạc hội nghi tập huấn, Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Quang Thao nhấn mạnh: Yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan báo chí LHHVN trong giai đoạn hiện nay là rất lớn, cần phải phát huy được thế mạnh, thực hiện đúng vai trò là cơ quan ngôn luận, cơ quan thông tin hữu hiệu về khoa học, tiếp tục có những biện pháp để khắc phục những khó khăn tồn tại và đề ra được phương hướng phát triển, đưa các ấn phẩm thực sự là công cụ thông tin tuyên truyền có nhiều đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và của LHHVN trong thời đại của nền công nghiệp 4.0.
Vì vậy, hôm nay LHHVN tổ chức hội nghị tập huấn Kỹ năng viết tin, bài trong báo chí hiện đại cho các phóng viên cơ quan báo chí thuộc hệ thống báo chí LHHVN với mục đích giúp cho các bạn trẻ chưa có kỹ năng cơ bản về viết tin, bài cho báo chí có thể tiếp cận và hiểu được căn bản cách viết tin, bài theo lối báo chí hiện đại. Để báo chí LHHVN luôn sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị, mang tính khách quan, tính định hướng cao đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra đối với báo chí trong tình hình mới.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.