Một bữa trưa ăn món nhà quê Cao Lãnh

Tôi đã được thưởng thứ mỹ tửu nếp cái hoa vàng được cho là không bén tí mùi cồn của ông bạn Nam, chủ hãng Cá Quê, chưng cất và “phù phép” ở Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Một bữa trưa ăn món nhà quê Cao Lãnh
Tết năm ngoái, đang chèo queo thì nhận được cú điện từ ông bạn, một ngư ông có hạng của sông nước Sài Gòn, thông báo, có một bầu nếp cái hoa vàng, có thể làm ấm những ngày xuân. Thế là có dịp thoát chèo queo và thưởng thức mỹ tửu.
Dẻo, thơm nếp cái hoa vàng Đại Thắng
Phục tráng thành công giống lúa nếp cái hoa vàng
Thâm canh nếp cái hoa vàng
Xây tượng chuột
Và tôi đã được thưởng thứ mỹ tửu nếp cái hoa vàng được cho là không bén tí mùi cồn của ông bạn Nam, chủ hãng Cá Quê, chưng cất và “phù phép” ở Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Nói “phù phép” là vì mình không được biết làm thế nào để rượu không còn cồn mà vẫn say.
Cá chép to muốn nướng lửa than, phải bỏ bẹ chuối sôi làm cá chín bên trong.
 Cá chép to muốn nướng lửa than, phải bỏ bẹ chuối sôi làm cá chín bên trong.
Cao Lãnh chỉ là nơi sinh thành của thứ mỹ tửu ấy thôi, còn quê hương nó là ở tận ngoài Bắc, nơi trồng thứ nếp lưu danh kim cổ. Thứ nếp mà mùi thơm không nếp nào sánh bằng. Và men cũng phải từ miệt ngoải. Bạn kể quy trình khá là công phu: chưng cất xong, đem ngâm với cơm rượu một thời gian, sau đó lọc lấy nước, cộng thêm một số bí quyết để làm cho cồn triệt tiêu dần cho đến lúc bằng không. Rượu được để “ngủ đông” đến 12 tháng trời. Và sau đó là một thứ nước vàng trong sang cả.
Hôm xuống Cao Lãnh, tôi được bạn đãi rượu tự do. Trong người lúc nào cũng lâng lâng. Một đêm sáng dậy, là có thể vầy cuộc lại ngay. Đó là những ngày con nước về. Những người bạn đưa ra chợ xem “hàn thử biểu” sản vật mùa nước sông Tiền ngầu đỏ. Nhiều loại cá mùa nước nổi, nhưng ngặt cái là lượng không nhiều. Một thứ không thể thiếu ở chợ Đồng Tháp là chuột. Buổi cơm chiều hôm đó tại nhà Nam, hình ảnh cái lồng chuột vẫn còn in đậm trong đầu tôi. Tôi mới cà khịa cho vui với một bác nghe đâu cán bộ gì đó: “Nghe nói Đồng Tháp sắp bắt chước An Giang xây tượng đài?”. “Tượng gì mới được?”. “Bển xây tượng cá basa ở Châu Đốc, ở đây xây tượng chuột!”. Ông cán bộ không thích giỡn, có vẻ giận…
Một thứ nhà quê cao cấp
Ngon đến ngất trên cành quất là bữa uống rượu ở vườn nhà quê vợ ông bạn MC “free lance” truyền hình tên Phú. Ở đó, trong khuôn khổ một bữa ăn quê, mà lòng ta khó quên cho được mẹ thiên nhiên và sự bao la của lòng mẹ. Này nhé, ốc bươu nướng tiêu. Thịt ốc dòn dòn, sựt sựt, thơm lừng mùi tiêu, ngon nhất là nước ốc - thế mà có người lại lập nên thành ngữ “lạt như nước ốc”. Húp miếng nước rồi mới kéo ruột ốc ra. Rồi đến hến, con nhuyễn thể hai mảnh mà mẹ thiên nhiên đãi dân Đồng Tháp, bất chiến tự nhiên thành. Không nuôi mà mãi thu. Hến xào hẹ, tuyệt thức. Một ông bạn đồng bàn tên Út nhắc đi nhắc lại: toàn thức tự nhiên. Một con cá chép to cỡ hai bàn tay bắt được trong mương vườn.
Ông bạn miệt vườn đưa ra công thức nướng mà mình mới biết lần đầu: “Con cá to, phải dùng bẹ thân cây chuối bó lại nướng cho thịt bên trong nó chín hẳn. Sau đó, khi chuối đã cháy hết, mới nướng lại lần nữa trên lửa than. Nướng trực tiếp cho cá cháy sém. Chỉ cần kể tới đó. Chưa hết. Còn ba con cá trê do ngư ông sông nước Sài Gòn Trần Việt Đức câu trong mương hôm ấy cũng đem nướng. Tươi ngon, khó kiếm được ở Sài Gòn, thời của gì cũng nuôi. Ăn đến đầu cá trê, ông bạn anh rể của free lance MC Phú mời chỉ cái hàm dưới cá trê không có chút thịt, nói chuyện thế thái nhân tình: Ba năm mãn hạn anh về/ Cơm hớt để chó hàm trê để mèo. Cảm thán về chuyện ở rể ngày xưa, chỉ ăn cơm hớt đầy bụi tro và thứ hàm trê không thịt.
Chưa kể mớ cua và cá khác, mà chúng tôi gọi vui là món “tuỳ táng” với con cá chép. Ôi những con cua đồng với cái càng lớn to bằng cả mình cua, đỏ rực. Chúng na ná con cáy. Ông bạn Út nói: “Cua nuôi không có càng cỡ này”. Tôi nghĩ càng nó to vì nó phải chiến đấu, trong khi cua nuôi chẳng phải chiến với đấu gì cả nên càng không to chắc. Mùa nước về không thể không kể đến món tép rong xào bông điên điển.
Một thứ rất tình cờ của sông nước bữa ấy nữa, một con chim cuốc làm sao đó bị mắc lưới chết đuối - hay vì nhớ nước đau lòng mà chết như Bà Huyện Thanh Quan kể. Món cuốc ướp muối ớt nướng coi như là một nốt thăng lạc lõng trong dàn nhạc sản vật sông nước hôm đó.
Và rượu, sản phẩm nếp cái hoa vàng được ông bạn Nam đặt tên là “tiên tửu” đưa cay với bữa ăn miệt vườn, tuy không cồn nhưng vẫn làm người uống ngất trên cành quất trong cái trại bốn bề lộng gió sông Tiền…
Tiếc ngàn sau là hôm đó thiếu bác… Lý Bạch để nghe bác ấy “Tương tiến tửu”:
Trời sinh ra ta, đã có tài thì ắt có dùng./ Còn ngàn vàng kia dù có tiêu tan hết, rồi cũng sẽ trở về./ Mổ dê, giết trâu, ta hãy hưởng vui,/ hãy nên một lần uống cạn ba trăm chén…

Những loại quả dân dã gợi nhớ tuổi thơ sắp vào mùa

(Kiến Thức) - Tháng 10 là thời nhiều nhiều loại quả quê dân dã nhưng tuyệt ngon sắp vào mùa. Bạn hãy nhớ lại và cảm nhận hương vị quê hương thân quen nhất.

Những loại quả dân dã gợi nhớ tuổi thơ sắp vào mùa
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua
Táo chua: Đấy là loại quả quen thuộc với những người thế hệ 8x trở về trước - khi mà các loại hoa quả quê dân dã truyền thống vẫn là phổ biến nhất. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-2
Táo chua thường nhỏ quả, khi chín có màu vàng đều. Vị táo hơn ngọt, pha thêm vị chua khá gắt nhưng rất dễ ăn và ngon miệng. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-3
Táo chua thường là món quà quê được yêu thích nhất của các chị em. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-4
Chuối tiêu: Tháng 10 là thời điểm bắt đầu mùa chuối tiêu ăn ngon nhất.  
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-5
Những quả chuối tiêu lúc nào thường chín nhừ nhưng không bị nhũn, nẫu như trong mùa hè, mùi chuối thì thơm ngát vị ngọt đậm đà. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-6
Nhâm nhi quả chuối chín trứng cuốc, chấm chút cốm non vào mùa là ký ức tuổi thơ khó quên của nhiều người. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-7
Hồng xiêm: Tháng 10 là lúc những cây hồng xiên cát sai trĩu quả bắt đầu rục rịch chín cây. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-8
 Không giống loại hồng xiêm lai được ăn quanh năm, hồng xiêm cát có quả hơi thuôn nhọn nhỏ, vỏ nâu nhạt, khi ăn hơi cát nhưng vị ngọt đậm rất ngon. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-9
Ký ức về hồng xiêm với nhiều người chắc chắn là những buổi trưa trốn ngủ trèo cây hái quả thưởng thức cùng nhau. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-10
Qủa hồng: Đây cùng là lúc mùa hồng bắt đầu.  
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-11
Những quả hồng đỏ chín nhừ, ngọt nhẹ thanh mát hay những quả hồng giòn ngậm cát ăn vui miệng đều không nên bỏ qua. 
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-12
Cam quê, quýt hôi cũng là loại trái cây quê dân dã chín rộ vào tháng 10.  
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-13
Cam quê và quýt hôi thường có quả nhỏ hơn, chắc hơn nhưng vị ngọt và mùi hương đậm đà hơn hẳn những loại cam giống mới hiện nay.  
Nhung loai qua dan da goi nho tuoi tho sap vao mua-Hinh-14
Nói về ký ức của loại quả này chắc hẳn nhiều người chưa quên những buổi trưa ngồi hì hục bóc vỏ cam vỏ quýt phơi khô cho vào tủ quần áo để đuổi gián. 

Đặc sản núi rừng ven đường xứ Nghệ

Vào mùa này, dọc theo tuyến đường từ huyện Con Cuông, Anh Sơn xuôi về Tân Kỳ có rất nhiều sản vật núi rừng được người dân bày bán 2 bên đường.

Đặc sản núi rừng ven đường xứ Nghệ
Dac san nui rung ven duong xu Nghe
Dọc tuyến đường Quốc lộ 7A qua huyện Con Cuông, cam được bày bán rất nhiều với giá 35 nghìn đồng/kg. 

Ly kỳ cuộc chiến với “quái vật khổng lồ” ở đảo Cát Bà

Quái vật giống mãng xà, kích thước như một tàu cỡ lớn, mỗi khi nhô lưng lên không khác gì một hòn đảo chìm, ở đảo Cát Bà.

Ly kỳ cuộc chiến với “quái vật khổng lồ” ở đảo Cát Bà
Ly ky cuoc chien voi quai vat khong lo o dao Cat Ba
Đảo Cát Bà. 
Người dân khu vực đảo Cát Bà (Hải Phòng) trở nên "nổi tiếng" bởi có một tài liệu (đã công bố) nói rằng vùng biển này có một loài quái vật khổng lồ, trông giống như mãng xà, kích thước như một tàu cỡ lớn, mỗi khi nhô lưng lên không khác gì một hòn đảo chìm...
Rất nhiều thuỷ thủ, nhà buôn, thậm chí những ngư dân chỉ quen “đánh bắt ven bờ” cũng đã từng tận mắt chứng kiến (?). Và câu chuyện về loài quái vật khổng lồ, lạ lùng trên đã được chúng tôi cùng những ngư dân ở chính đảo Cát Bà lật lại...
Lần theo manh mối
Đúng như chúng tôi dự đoán, sự lan toả của thông tin về loài quái vật trên đã làm dư luận đảo Cát Bà nóng lên. Trên vụng Tùng Dinh, ngoài bãi biển nơi cả trăm tàu thuyền đang neo đậu, đâu đâu người ta cũng xôn xao bàn tán về loài... quái vật lạ kỳ này.
Và cũng chính bởi những “thông tin không chính thống” ấy, loài quái vật ấy bỗng hoá thành... dữ tợn. Nào là, chỉ một cái quẫy đuôi, quái vật có thể đánh đắm cả một chiếc tàu cỡ lớn. Nào là, mắt chúng to và sáng như đèn pha ô tô, răng to chắc, nhọn hoắt như khủng long bạo chúa... Ai cũng mô tả vô cùng tỉ mỉ, rõ nét, kèm theo vẻ mặt hoang mang, sợ hãi, như thể mới đây thôi, chính họ đã tận thấy loài hải tinh ghê gớm ấy.
Người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là ông Nguyễn Đình Khượng, Trưởng phòng NN và PTNT huyện đảo Cát Hải. Ông Khượng phụ trách mảng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản của huyện, đồng thời, chúng tôi biết ông xuất thân từ một gia đình ngư dân, trưởng thành từ một xã có truyền thống đi biển lâu đời bậc nhất ở đảo.
Ông Khượng cho biết, ngư trường Cát Bà là nơi tồn tại rất nhiều loài hải sản. Đặc biệt, trong số ấy, có nhiều loài có kích thước ngoài sức tưởng tượng của các ngư dân. Về loài quái vật biển cả khổng lồ trên, ông Khượng cho biết, thông tin cụ thể, chính xác thì ông chưa nắm chắc, nhưng ở làng chài quê ông, từ trước, đã có rất nhiều ngư dân tận mắt thấy những loài “hải tinh” vóc dáng to lớn, hình thù kỳ lạ. Và, theo như mô tả của họ, thì con vật khổng lồ ấy có hình dáng giống với loài quái vật mà nhiều người đang xôn xao bàn luận bây giờ.
Ông bảo, những hộ này trước đây là xã viên của hợp tác xã Phù Long, đơn vị đánh bắt cá thiện nghệ nhất của huyện đảo ngày trước. Bởi là thành viên hợp tác xã, nên những ngư dân đó có tầu lớn để vươn ra khơi xa. Trên hành trình đánh bắt xa bờ của mình, họ đã gặp những loài hải sản mà chưa ai được thấy bao giờ.
Khi chia tay, ông Khượng đã dặn rất kỹ càng, nếu muốn tìm hiểu về những nội dung trên, thì nên đến gặp họ ngay, bởi theo như ông được biết, những xã viên của HTX hùng mạnh ngày trước, phần lớn giờ đã không còn. Đồng thời, ông Khượng đã xin lại số điện thoại của chúng tôi để hễ có thông tin gì ông sẽ báo ngay cho chúng tôi được biết.
Gặp người đã chạm trán “hải tinh”
Xã Phù Long nằm ngay sát bờ biển. Hôm chúng tôi đến, dân trong xã đang làm lễ để rước tượng từ Hải Phòng vào. Cờ, phướn lập loè, trống, chiêng rộn rã. Theo chỉ dẫn của ông Khượng, chúng tôi đã tìm đến nhà lão ngư dân Nguyễn Đình Hùy ở xóm Ngoài.
Tuy ở tuổi xưa nay hiếm nhưng trông ông Hùy vẫn còn tráng kiện lắm. Ông bảo, cả đời lênh đênh trên biển, sóng gió đại dương đã cho ông sức vóc dẻo dai, tinh thần minh mẫn. Đang chuyện trò sôi nổi, ông Hùy bỗng giật mình, kinh ngạc khi chúng tôi bất ngờ hỏi lần chạm trán với con vật khổng lồ giữa đại dương thủa trước. Sau ít phút trấn tĩnh, ông nói giọng nghe như đã lạc đi. 
Ông bảo, chúng tôi là người may mắn bởi tìm hiểu về loài vật khổng lồ trên, tìm đến ông là đã chọn đúng người. “Kỷ niệm không thể nào quên” ấy giờ ở xã Phù Long, chỉ có ông và bà Nguyễn Thị Thại (cũng ở xóm Ngoài) là còn nắm chắc, bởi những người cùng ra khơi năm đó, và cùng tận mắt thấy con vật kinh hoàng trên đều đã thành người thiên cổ cả rồi.
Ly ky cuoc chien voi quai vat khong lo o dao Cat Ba-Hinh-2
Ông Hùy kể chuyện về quái vật đảo Cát Bà. 
Năm ấy, ở HTX đánh bắt Phù Long, ông được phân công làm việc ở đội đánh bắt do ông Bùi Đình Bé làm đội trưởng. Đội có 6 người, gồm ông, ông Bé, bà Thại (vợ ông Bé), ông Chứ, ông Đống, ông Hổi. Tất cả đều là những ngư dân cự phách, lớn lên từ sóng gió đại dương. Năm đó, chỉ ít lâu trước khi HTX Phù Long giải thể (HTX giải thể năm 1982), đội của ông được phân công đánh bắt cá Nhâm (một loài cá đặc sản của Cát Bà) ở khu biển Rãng Le, gần với đảo núi Đại Thành.
Với đặc tính của cá Nhâm thì đội phải đi từ đêm để đến khi nước đứng chúng mới nổi lên và từ trên cao, quan sát hướng đi của bầy cá, đội trưởng Bé mới vạch hướng cho các thuyền viên “tác nghiệp”. Hôm ấy, trời cũng bắt đầu chuyển từ xuân sang hạ, như mọi khi, thuyền đánh bắt của ông lại ra khơi.
Mới 9h sáng mà giữa đại dương, mặt trời đã ném những tia nắng bỏng rát. Từ trên cao, nơi ngọn cột buồm, đội trưởng Bé bắt đầu công việc quan sát của mình. Khi thuyền đang chầm chậm lao về phía núi đảo Đại Thành, bất chợt đội trưởng Bé gào anh em cho thuyền chuyển hướng. “Có đảo ngầm! Rẽ ngay sang trái! Rẽ ngay!”. Tiếng hô như lạc giọng của ông Bé khiến anh em đang chuẩn bị đồ nghề đánh bắt ở dưới khoang thuyền hết sức ngạc nhiên.
Cả mấy chục năm lênh đênh ở hải phận này, đến từng con sóng mọi người còn thông thạo huống chi lại không biết sự hiện diện của một đảo ngầm. Vô lí! Thế nhưng, trước sự khẩn khoản của người đội trưởng mẫn cán, mọi người cũng vội dừng tay, ngước mắt theo hướng chỉ của ông Bé. “Đảo ngầm thật!”. Mọi người ồ lên kinh ngạc.
Phía trước, cách thuyền có vài chục mét, giữa sóng biển ộp oặp, một khối đen nổi lên sừng sững. Thấy vật cản, ông Hùy vội vàng chạy vào khoang máy, nói với thợ máy rẽ trái để thuyền vòng qua “chướng ngại vật”. Quay ra, chưa hết ngạc nhiên về sự xuất hiện bất thường của “hòn đảo” trên thì ông đã giật mình bởi từ trên cao, tiếng ông Bé gào lên trong sợ hãi: “Các chú ơi! Con gì ấy! To lắm...!”.
“Hòn đảo chìm” di động
Nói chưa dứt câu thì ông Bé đã vội vàng tụt đánh phịch xuống khoang thuyền. Ông ra lệnh cho thợ máy dừng thuyền để tránh gây ra tiếng động. Khi mọi người còn chưa kịp hiểu chuyện gì thì từ phía xa, “hòn đảo ngầm” bỗng chuyển động, cứ từ từ nhằm hướng thuyền lao tới. Trên khoang, mặt ai nấy tái xanh.
Hồi ấy, để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến ra khơi, trên truyền các ông đều mang theo súng. Thế nhưng, trong cơn hoảng loạn đó, chẳng ai còn nhớ đến “món đồ” ấy nữa. Sợ hãi, mắt ai cũng nhắm nghiền đợi chờ giây phút khủng khiếp nhất trong đời ngư phủ của mình. Cứ ngỡ chiếc thuyền sẽ vỡ tan tành, và tất cả thuyền viên sẽ biến thành miếng mồi ngon cho con vật lạ lùng ấy.
Nhưng lạ thay, khi khoảng cách chỉ còn vài mét, chẳng hiểu vì sao bỗng dưng nó dừng lại. Lúc này, lấy hết can đảm ông Hùy và mọi người trên khoang thuyền mới dám mở mắt ra nhìn. Bởi hướng gió, thuyền đã trôi theo hướng song song với con vật. Từ trên khoang, ông Hùy thấy lưng con vật nhô cao lên khỏi mắt nước cỡ gần 1 mét.
Và, theo phỏng đoán của ông, thân con vật ấy rất dài, bởi chỉ riêng phần nhô lên ấy, một khoảng chừng 5 mét khô cong, không mảy may có một vệt nước. Tấm lưng ấy được phủ một lớp vảy dày. Mỗi vảy to như chiếc mâm con, màu vàng nhạt. Nhìn xuyên qua nước biển, ông thấy đầu con vật lạ như đầu cá heo, với đôi mắt to như hai chiếc bát cỡ lớn, sáng rực.
Với bao nhiêu năm đi biển của mình, ông Hùy và tất thảy những người trên thuyền hôm đó đều khẳng định, trong đời, không một ai từng thấy loài vật nào như thế. Bởi không biết vị khách không mời ấy lành, dữ ra sao, không thể ngồi yên chờ chết, nên trong tích tắc, ông quyết định chọn phương án tấn công đối thủ.
Sống mái giữa đại dương
Thoáng vụt qua trong đầu phương án ấy, lại thêm chút sĩ diện của một ngư dân đã từng mấy chục năm vật lộn với sóng gió đại dương, ông Huỳ không chỉ muốn chiến đấu để bảo vệ mình mà còn muốn... túm luôn con vật kềnh càng đang nằm chềnh ềnh ấy để về “làm quà” cho HTX cũng như dân làng.
Theo ông, nếu những “hoài bão” trên mà thành hiện thực thì chắc chắn rằng, không chỉ làng, mà cả xã, cả huyện sẽ suy tôn ông cùng những người ra khơi hôm đó là những người hùng. Bởi thế, chẳng cần sự đồng ý của đội trưởng Bé, ông vội vàng vồ lấy chiếc đinh ba chuyên dùng để săn bắt những loài cá lớn có những chiếc mũi thép dài đến hơn 2 gang tay, buộc đoạn thừng dùng làm dây neo thuyền vào, rồi nhảy lên mũi thuyền.
Thấy ông manh động, ông Bé đã đã thét lên ngăn cản: “Đừng đâm! Dừng lại!”. Thế nhưng, bỏ ngoài tai sự can ngăn ấy, lăm lăm đinh ba trong tay, ông nhằm đầu thuỷ quái đâm tới. Cú đâm ngọt lịm. Chiếc đinh ba cắm ngập hết chân răng.
Như muốn hạ gục đối phương ngay, ông la hét, nhờ ông Đống ở cạnh giúp sức. Thấy “chiến hữu” của mình đã ra tay, không còn sự lựa chọn nào khác, ông Đống đành vội vã lao lên. Nhưng thật kinh hoàng, tuy cả hai người to lớn đã đánh đu trên chiếc đinh ba nhưng con vật vẫn không hề nhúc nhích.
Điều ấy chứng tỏ rằng, tuy đâm vào đầu, nhưng răng chiếc đinh ba dài đến hơn 40 cm vẫn chưa xuyên tới phần não bộ của thuỷ quái. Lúc này, biết đã hết đường lui, tất cả các thành viên trên thuyền đồng loạt tìm vũ khí tấn công.
Ai có gì dùng thứ đó, đập, vụt, ném thùm thùm. Bị “nếm đòn hội đồng” con vật khổng lỗ rùng mình mấy cái, đồng thời quẫy đuôi làm chiếc thuyền cá trọng tải cả vài chục tấn chòng chành như chực hất tung những người trên khoang xuống nước.
Cú phản đòn ấy đã khiến ông Huỳ, ông Đống đang đánh đu trên cây sào có gắn đinh ba bị văng ra, rơi bụp xuống khoang thuyền như những trái cây gặp bão lớn. Trong thời khắc kinh hoàng ấy, mọi người trên khoang đã hoàn toàn bất lực, bấu víu chặt vào bất cứ vật gì trên thuyền, thoi thóp chờ điều tồi tệ nhất của đời mình.
Cú đòn tiếp theo mà thủy quái tung ra là đánh đuôi như trời giáng xuống mặt nước ngay cạnh thuyền. Cả khối nước được chiếc đuôi khổng lồ hất tung lên, dội xuống thuyền trắng xoá. Đồ đạc, ngư cự trên thuyền đã bị cột nước hất văng tung toé, trôi lềnh phềnh trên mặt biển.
Ông Huỳ bảo, lúc ấy, trong đầu mỗi người ai cũng hốt hoảng với một ý nghĩ, cái chết đang đến rất gần. Thế nhưng, sau cú trả đũa ấy, con vật đã dừng lại, nhằm hướng khơi xa, lao đi. Ông Huỳ kể, sợi dây thừng mà ông buộc vào đinh ba cắm vào đầu con vật dài gần 20m, thế nhưng, khi phi theo chiều thẳng, sợi dây đã căng đét mà đuôi con vật vẫn còn vả vào mạn thuyền chan chát.
Và, cũng chính bởi sợi dây ấy mà chiếc thuyền cũng bị lôi vút theo với vận tốc chóng mặt. Lôi được khoảng vài km, con vật như muốn trốn mình dưới lòng đại dương xanh thẳm, nên đã vài lần nó khiến mũi thuyền chúi xuống theo phương thẳng đứng.
Ông Huỳ bảo, khi ấy, là người tỉnh táo, đội trưởng Bé đã vồ lấy con dao chặt đứt đoạn dây. Nhờ đó, chiếc thuyền mới được giải thoát. Sợ con vật bị thương sẽ quay lại... trả thù, đội trưởng Bé vội vàng ra lệnh mở hết tốc lực nhằm hướng đất liền trốn chạy.
Về đến làng, câu chuyện khó tin ấy đã được cả đội kể lại cho mọi người trong làng. Mới đầu, chẳng mấy người tin. Thế nhưng, cả tuần sau, thấy tất cả các xã viên trên đều mặt mày phờ phạc, thậm chí có người còn ốm liệt giường (có lẽ, cơn ác mộng trên đã khiến nhiều người mất ngủ, sinh đau ốm) thì mọi người mới hoàn toàn tin đó là sự thật.
Với hình dáng nửa rắn, nửa cá trên, các ngư dân khắp cả xã cũng chẳng thể nhận biết quái vật khổng lồ mà những người trở về từ “chuyến thuyền bão tố” kể lại là con vật gì? tại sao chúng lại xuất hiện ở hải phận này?
Cũng theo ông Huỳ thì phải mất gần 1 tháng sau, đội của ông mới lấy lại tinh thần và tiếp tục ra khơi. Vùng hải phận nơi “ông thần biển” xuất hiện, cả năm sau đội của ông mới dám ho hoe trở lại.
Mãng xà xuất hiện (!?)
Ngay sau buổi trao đổi thú vị với ông Huỳ, chúng tôi đã tìm gặp bà Nguyễn Thị Thại, thành viên nữ duy nhất của đội thuyền năm đó. Bà Thại năm nay tuổi đã xấp xỉ 80. Chồng bà, ông Bùi Đình Bé vừa mất năm ngoái. Tuổi già, không làm được việc nặng, bà mở cửa hàng bán mấy thứ quà quê cho tụi trẻ trong làng.
Cũng như ông Huỳ, bà Thại vẫn còn minh mẫn lắm. Bà kể vanh vách câu chuyện mà chúng tôi đã được nghe tại nhà ông Huỳ. Hai câu chuyện giống nhau đến từng tình tiết nhỏ. Bà bảo, nếu như bây giờ, thấy con vật khổng lồ ấy, chắc chắn mọi thành viên trên thuyền sẽ chẳng dám ho he gì.
Thời ấy, là thành viên của HTX nên chẳng ai duy tâm, cứ thấy loài gì dưới biển là đuổi bắt cho bằng được để về nhà... tính điểm. Giờ thì không chỉ riêng bà, mà tất cả mọi người đều cho rằng đó là một con vật thần thánh, không ai dám phạm vào “ngài”.
Ngoài lần thực mục sở thị kinh hoàng ấy, theo bà Thại, bà và chồng bà đã một lần nữa “sống trong sợ hãi” khi hai vợ chồng giáp mặt với một thủy quái khổng lồ khác cũng trên lãnh hãi Cát Bà. Lần này quan sát kỹ hơn, bà khẳng định con vật có thân hình chẳng khác nào con rắn.
Bà Thại kể, khi HTX Phù Long giải thể, năm 1982, hai vợ chồng bà buộc phải sắm thuyền làm ăn riêng. Bởi thuyền nhỏ nên gia đình bà chỉ đánh bắt ven bờ, chứ chẳng dám ra khơi xa.
Sáng ấy, vào khoảng năm 1984, sau khi buông lưới xong, vợ chồng bà đánh thuyền vào ngọn núi Vung Viêng để cắm sào nghỉ, chờ được nước sẽ ra nhấc lưới. Khi hai vợ chồng còn cách chân núi có vài mét, ngồi trên đầu thuyền, bà thấy vật gì đen xì nằm tơ hơ giữa thảng cát vàng đến nhức mắt.
Tưởng nước mới bồi một cồn phù sa mới, bà bảo chồng đậu thuyền ngay tại cồn đất đó để tránh mắc cạn. Nói vừa dứt câu thì bà cầm sào chọc luôn vào “cồn đất” ấy. Thế nhưng, kinh hoàng thay, khi bà vừa xong động tác ấy thì “cồn đất” bỗng... trở mình. Kinh hãi, bà hớt hải gọi ông. Buông mái chèo, ông vọt lên.
Cảnh tượng trước mắt khiến hai người mắt cắt không còn giọt máu. “Cồn đất” ấy chính là một con vật khổng lồ, thân như thân rắn, nằm cuộn tròn sưởi nắng. Ú ớ, ông lôi bà vào khoang thuyền rồi vội vàng chèo ngược ra.
Mải miết chèo được vài trăm mét, thấy có mấy chiếc thuyền của ngư dân ở tỉnh Quảng Ninh đang tụm đầu vào nhau để chuẩn bị dùng bữa, ông đã gào hét, bảo họ cùng đến chứng kiến cảnh tượng hãi hùng trên. Theo ông, mấy ngư dân ấy cũng đổ xô chèo thuyền đến.
Thế nhưng, đến nơi, “cồn đất” khi nãy đã biết đâu mất. Nơi ông bà định neo thuyền chỉ còn là hố cát lõm hẳn xuống cùng với bụi cát như có ai đó xới lên giữa nước biển trong veo.
Bà Thại cho biết, sau lần thấy con vật khổng lồ ấy, thấy nghề đi biển có quá nhiều rủi ro, thêm nữa, sức khoẻ của ông bà cũng đã có phần già yếu, bà đã bàn với ông quyết định gom lưới, gác chèo.
Như trường hợp của bà Thại, ông Huỳ cũng từ giã con đường ngư phủ, lên bờ quanh quẩn kiếm sống bằng việc chăn nuôi. Con cái ông cũng tuyệt nhiên không ai theo nghề cha nữa. đến giờ, tổng kết “cuộc đời ngư dân” của mình, ông Huỳ bảo, ngoài lần “giáp mặt kinh hoàng” với con vật khổng lồ trên, thì ông cũng đã thêm 2 lần nữa được thấy những loài hải ngư khổng lồ.
Lần thứ hai là vào khoảng năm 1975, đi đánh bắt ở ngoài vịnh Hạ Long, ông đã nhìn thấy con cá lớn gồ lưng lên như một sải cát. Không dám cho thuyền đến gần nhưng từ xa, ông phỏng đoán, con cá có sống lưng dài đến gần chục mét ấy, chí ít cũng phải nặng đến trên 10 tấn. Lần cuối cùng, khi sắp giải nghệ, tự tay ông đã đâm được con đồi mồi nặng hơn 5 tạ. Đó là con vật lớn kỷ lục, ở làng chài quê ông chưa ai bắt được.
Hải quân Pháp đối mặt "quái vật biển" khổng lồ ở Cát Bà
Ly ky cuoc chien voi quai vat khong lo o dao Cat Ba-Hinh-3
 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.