Moscow từng đặt bao nhiêu tham vọng vào các loại thủy phi cơ?

Moscow từng đặt bao nhiêu tham vọng vào các loại thủy phi cơ?

Ngành công nghiệp chế tạo thủy phi cơ của Liên Xô/Nga, đã được khai sinh từ một chiếc thủy phi cơ Pháp, được doanh nhân Nga mang về nước.

Người Nga sử dụng  thủy phi cơ của nước ngoài từ năm 1913; năm đó, Daniil Alexandrov, một doanh nhân Nga đã mua chiếc “thuyền bay” có tên Donnet-Lévêque của Pháp và ông yêu cầu một nhà chế tạo máy bay Dmitry Grigorovich sao chép nó.
Người Nga sử dụng thủy phi cơ của nước ngoài từ năm 1913; năm đó, Daniil Alexandrov, một doanh nhân Nga đã mua chiếc “thuyền bay” có tên Donnet-Lévêque của Pháp và ông yêu cầu một nhà chế tạo máy bay Dmitry Grigorovich sao chép nó.
Dmitry Grigorovich đã nghiên cứu công nghệ và sau đó chế tạo ra chiếc thủy phi cơ đầu tiên của Nga có tên M-1, có khung bằng gỗ và các cánh được bọc bằng vải lanh. M-1 có sải cánh 14 mét và dài khoảng 8 mét; tốc độ tối đa 90 km/h và chở được hai người. Tuy nhiên, chỉ có một chiếc M-1 được chế tạo.
Dmitry Grigorovich đã nghiên cứu công nghệ và sau đó chế tạo ra chiếc thủy phi cơ đầu tiên của Nga có tên M-1, có khung bằng gỗ và các cánh được bọc bằng vải lanh. M-1 có sải cánh 14 mét và dài khoảng 8 mét; tốc độ tối đa 90 km/h và chở được hai người. Tuy nhiên, chỉ có một chiếc M-1 được chế tạo.
Trong hai năm tiếp theo, Grigorovich đã thiết kế thêm ba mẫu thủy phi cơ nữa và vào năm 1915, ông đã sử dụng tất cả kinh nghiệm này để thiết kế chiếc thủy phi cơ M-5; khung máy bay được làm bằng gỗ tần bì, vỏ máy bay bằng ván ép.
Trong hai năm tiếp theo, Grigorovich đã thiết kế thêm ba mẫu thủy phi cơ nữa và vào năm 1915, ông đã sử dụng tất cả kinh nghiệm này để thiết kế chiếc thủy phi cơ M-5; khung máy bay được làm bằng gỗ tần bì, vỏ máy bay bằng ván ép.
M-5 trông khá mỏng manh, nhưng có thể cất và hạ cánh từ mặt nước với những con sóng cao nửa mét. M-5 đạt tốc độ lên tới 105 km/h, chở được hai người và có kích thước xấp xỉ M-1. M-5 là loại thủy phi cơ được chế tạo hàng loạt đầu tiên và được sản xuất cho đến năm 1923, với tổng số 300 chiếc.
M-5 trông khá mỏng manh, nhưng có thể cất và hạ cánh từ mặt nước với những con sóng cao nửa mét. M-5 đạt tốc độ lên tới 105 km/h, chở được hai người và có kích thước xấp xỉ M-1. M-5 là loại thủy phi cơ được chế tạo hàng loạt đầu tiên và được sản xuất cho đến năm 1923, với tổng số 300 chiếc.
Chiếc thủy phi cơ chiến đấu đầu tiên của Nga có tên là M-11, được chế tạo vào năm 1916. M-11 có vẻ nặng hơn các mẫu trước đó, vì nó được bọc bằng những tấm sắt dày từ 4-6 mm. M-11 có một phi công và một khẩu súng máy ở phía sau.
Chiếc thủy phi cơ chiến đấu đầu tiên của Nga có tên là M-11, được chế tạo vào năm 1916. M-11 có vẻ nặng hơn các mẫu trước đó, vì nó được bọc bằng những tấm sắt dày từ 4-6 mm. M-11 có một phi công và một khẩu súng máy ở phía sau.
M-11 dài khoảng 8 mét và có đôi cánh hẹp với chiều dài chưa đến chín mét, M-11 có thể đạt tốc độ tối đa 130 km/h. Mặc dù việc sản xuất động cơ của chiếc máy bay ngày càng trở nên khó khăn, nhưng nó vẫn trở thành mẫu thủy phi cơ được chế tạo hàng loạt. Tổng cộng đã có 61 chiếc M-11 được chế tạo.
M-11 dài khoảng 8 mét và có đôi cánh hẹp với chiều dài chưa đến chín mét, M-11 có thể đạt tốc độ tối đa 130 km/h. Mặc dù việc sản xuất động cơ của chiếc máy bay ngày càng trở nên khó khăn, nhưng nó vẫn trở thành mẫu thủy phi cơ được chế tạo hàng loạt. Tổng cộng đã có 61 chiếc M-11 được chế tạo.
Thủy phi cơ MBR-2 là dự án đầu tiên của nhà nhà thiết kế máy bay lừng danh Georgy Beriev, đã tạo ra nó vào năm 1932. Lúc đầu, Beriev muốn sản xuất nó từ nhôm, nhưng khi đó Nga đang thiếu nhôm trầm trọng, vì vậy phiên bản cuối cùng đã sử dụng lại gỗ.
Thủy phi cơ MBR-2 là dự án đầu tiên của nhà nhà thiết kế máy bay lừng danh Georgy Beriev, đã tạo ra nó vào năm 1932. Lúc đầu, Beriev muốn sản xuất nó từ nhôm, nhưng khi đó Nga đang thiếu nhôm trầm trọng, vì vậy phiên bản cuối cùng đã sử dụng lại gỗ.
MBR-2 dài 13,5 mét, sải cánh 19 mét và đạt tốc độ 215-235 km/h. Sau chuyến bay thử đầu tiên, phi công lái thử đã đánh giá rất cao chiếc thủy phi cơ này. Năm 1933, MBR-2 được đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô. Khoảng 1.300 chiếc MBR-2, bao gồm cả một số phiên bản dân sự đã được chế tạo.
MBR-2 dài 13,5 mét, sải cánh 19 mét và đạt tốc độ 215-235 km/h. Sau chuyến bay thử đầu tiên, phi công lái thử đã đánh giá rất cao chiếc thủy phi cơ này. Năm 1933, MBR-2 được đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô. Khoảng 1.300 chiếc MBR-2, bao gồm cả một số phiên bản dân sự đã được chế tạo.
Việc chế tạo thủy phi cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô là ý tưởng của văn phòng Beriev và được sự ủng hộ của lãnh đạo Quân đội Liên Xô. Quá trình phát triển đã mất 4 năm, vào năm 1951, chiếc thủy phi cơ thử nghiệm đầu tiên có tên R-1 ra đời.
Việc chế tạo thủy phi cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô là ý tưởng của văn phòng Beriev và được sự ủng hộ của lãnh đạo Quân đội Liên Xô. Quá trình phát triển đã mất 4 năm, vào năm 1951, chiếc thủy phi cơ thử nghiệm đầu tiên có tên R-1 ra đời.
R-1 là một chiếc thủy phi cơ đầu tiên hoàn toàn bằng kim loại với sải cánh và chiều dài 20 mét. Hai động cơ của nó cho phép nó đạt tốc độ lên đến 800 km/h. R-1 trang bị một khẩu pháo hàng không, kíp lái 3 người và có thể mang bom. Do nhiều vấn đề về chế tạo, R-1 đã trở thành một phòng thí nghiệm bay.
R-1 là một chiếc thủy phi cơ đầu tiên hoàn toàn bằng kim loại với sải cánh và chiều dài 20 mét. Hai động cơ của nó cho phép nó đạt tốc độ lên đến 800 km/h. R-1 trang bị một khẩu pháo hàng không, kíp lái 3 người và có thể mang bom. Do nhiều vấn đề về chế tạo, R-1 đã trở thành một phòng thí nghiệm bay.
Be-6 là một thủy phi cơ quân sự đa dụng, nó có thể được sử dụng để trinh sát, ném bom và có thể chở tới 40 binh sĩ, v.v. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra vào năm 1948; Be-6 cũng được trang bị pháo hàng không.
Be-6 là một thủy phi cơ quân sự đa dụng, nó có thể được sử dụng để trinh sát, ném bom và có thể chở tới 40 binh sĩ, v.v. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra vào năm 1948; Be-6 cũng được trang bị pháo hàng không.
Thủy phi cơ Be-6 dài 23 mét, sải cánh 33 mét, có thể cất cánh và hạ cánh trong vùng nước có sóng cao 1,5 mét và bay với tốc độ tối đa 416 km/h. Tổng cộng 123 chiếc Be-6 đã được chế tạo, trong đó một số chiếc thậm chí còn được đưa vào hoạt động ở Bắc Cực.
Thủy phi cơ Be-6 dài 23 mét, sải cánh 33 mét, có thể cất cánh và hạ cánh trong vùng nước có sóng cao 1,5 mét và bay với tốc độ tối đa 416 km/h. Tổng cộng 123 chiếc Be-6 đã được chế tạo, trong đó một số chiếc thậm chí còn được đưa vào hoạt động ở Bắc Cực.
Các nghiên cứu với thủy phi cơ R-1, đã cho cục thiết kế Beriev đủ kinh nghiệm để chế tạo thành công hàng loạt máy bay phản lực tạo sau này. Đó là một thủy phi cơ phóng ngư lôi có tên Be-10, được chế tạo vào năm 1955.
Các nghiên cứu với thủy phi cơ R-1, đã cho cục thiết kế Beriev đủ kinh nghiệm để chế tạo thành công hàng loạt máy bay phản lực tạo sau này. Đó là một thủy phi cơ phóng ngư lôi có tên Be-10, được chế tạo vào năm 1955.
Một nhóm các nhà chế tạo đã phát triển nó trong điều kiện giữ bí mật tối đa và ngay cả những nhân viên khác của Cục cũng không biết họ đang làm gì. Phiên bản cuối cùng của Be-10 dài 31,5 mét sải cánh dài 27 mét và mang theo một ngư lôi tên lửa. Be-10 đã thiết lập nhiều kỷ lục như là thủy phi cơ có tốc độ bay nhanh nhất, khi đạt tốc độ 912 km/ h.
Một nhóm các nhà chế tạo đã phát triển nó trong điều kiện giữ bí mật tối đa và ngay cả những nhân viên khác của Cục cũng không biết họ đang làm gì. Phiên bản cuối cùng của Be-10 dài 31,5 mét sải cánh dài 27 mét và mang theo một ngư lôi tên lửa. Be-10 đã thiết lập nhiều kỷ lục như là thủy phi cơ có tốc độ bay nhanh nhất, khi đạt tốc độ 912 km/ h.
Be-12 được thiết kế như một thủy phi cơ chống tàu ngầm và có chuyến bay đầu tiên vào năm 1960. Đáng buồn thay, một năm sau, trong một chuyến bay thử nghiệm của nó, đã kết thúc trong thảm kịch, do sai sót của một trong các phi hành đoàn.
Be-12 được thiết kế như một thủy phi cơ chống tàu ngầm và có chuyến bay đầu tiên vào năm 1960. Đáng buồn thay, một năm sau, trong một chuyến bay thử nghiệm của nó, đã kết thúc trong thảm kịch, do sai sót của một trong các phi hành đoàn.
Sau vụ tai nạn, dự án máy bay đã có một số thay đổi và được đặt biệt danh là Chayka (Chim mòng biển). Be-12 có sải cánh và chiều dài khoảng 30 mét, tốc độ tối đa 540 km/h. Be-12 đã lập 46 kỷ lục hàng không và cũng đã trải qua một số sửa đổi, bao gồm cả những phiên bản dân sự, và một số chiếc Be-12 hiện vẫn đang được sử dụng.
Sau vụ tai nạn, dự án máy bay đã có một số thay đổi và được đặt biệt danh là Chayka (Chim mòng biển). Be-12 có sải cánh và chiều dài khoảng 30 mét, tốc độ tối đa 540 km/h. Be-12 đã lập 46 kỷ lục hàng không và cũng đã trải qua một số sửa đổi, bao gồm cả những phiên bản dân sự, và một số chiếc Be-12 hiện vẫn đang được sử dụng.
Thủy phi cơ lớn nhất từng được Liên Xô chế tạo là A-40, còn được gọi là Albatros và có chuyến bay đầu tiên vào năm 1986. A-40 được thiết kế cho các mục đích khác nhau. Ví dụ, nó có thể mang tới 6,5 tấn thủy lôi và tên lửa chống tàu ngầm.
Thủy phi cơ lớn nhất từng được Liên Xô chế tạo là A-40, còn được gọi là Albatros và có chuyến bay đầu tiên vào năm 1986. A-40 được thiết kế cho các mục đích khác nhau. Ví dụ, nó có thể mang tới 6,5 tấn thủy lôi và tên lửa chống tàu ngầm.
A-40 được vận hành bởi một phi hành đoàn gồm 8 người. Máy bay có sải cánh 42 mét và dài 44 mét, có thể đạt tốc độ tối đa 800 km/h. Sự tan rã của Liên Xô đã không cho phép các nhà thiết kế hoàn thành dự án và thỉnh thoảng, các kỹ sư tuyên bố muốn hồi sinh nó một lần nữa.
A-40 được vận hành bởi một phi hành đoàn gồm 8 người. Máy bay có sải cánh 42 mét và dài 44 mét, có thể đạt tốc độ tối đa 800 km/h. Sự tan rã của Liên Xô đã không cho phép các nhà thiết kế hoàn thành dự án và thỉnh thoảng, các kỹ sư tuyên bố muốn hồi sinh nó một lần nữa.
Vào cuối những năm 1980, Be-2500 được thiết kế để trở thành chiếc thủy phi cơ lớn nhất và nặng nhất từ trước đến nay. Dự kiến dài 115 m, sải cánh 125 m và trọng lượng cất cánh 2.500 tấn.
Vào cuối những năm 1980, Be-2500 được thiết kế để trở thành chiếc thủy phi cơ lớn nhất và nặng nhất từ trước đến nay. Dự kiến dài 115 m, sải cánh 125 m và trọng lượng cất cánh 2.500 tấn.
Mặc dù có trọng lượng rất nặng, Be-2500 được thiết kế để đạt tốc độ lên tới 770 km/h. Be-2500 được cho là phương tiện chở hàng hóa và binh lính, tiến hành thăm dò các nguồn tài nguyên có thể khai thác và thậm chí đưa tàu vũ trụ lên tầng cao của bầu khí quyển. Đáng buồn là dự án vẫn còn dang dở.
Mặc dù có trọng lượng rất nặng, Be-2500 được thiết kế để đạt tốc độ lên tới 770 km/h. Be-2500 được cho là phương tiện chở hàng hóa và binh lính, tiến hành thăm dò các nguồn tài nguyên có thể khai thác và thậm chí đưa tàu vũ trụ lên tầng cao của bầu khí quyển. Đáng buồn là dự án vẫn còn dang dở.
Be-200 dựa trên mẫu A-40, nhưng có những cải tiến đáng kể. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra vào năm 1998. Đây là một chiếc máy bay đa năng dân dụng, khi có thể chở hàng hóa và hành khách, tuần tra lãnh thổ và cứu hỏa.
Be-200 dựa trên mẫu A-40, nhưng có những cải tiến đáng kể. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra vào năm 1998. Đây là một chiếc máy bay đa năng dân dụng, khi có thể chở hàng hóa và hành khách, tuần tra lãnh thổ và cứu hỏa.
Thủy phi cơ Be-200 dài 32 mét, sải cánh khoảng 33 mét và có thể đạt tốc độ tối đa 600 km/h. Mẫu Be-200 mới nhất với nhiều sửa đổi khác nhau và vẫn đang được Nga sản xuất và được nhiều quốc gia quan tâm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thủy phi cơ Be-200 dài 32 mét, sải cánh khoảng 33 mét và có thể đạt tốc độ tối đa 600 km/h. Mẫu Be-200 mới nhất với nhiều sửa đổi khác nhau và vẫn đang được Nga sản xuất và được nhiều quốc gia quan tâm. Nguồn ảnh: Warhistory.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.