Món ăn nhà nghèo thành báu vật trăm triệu của dân giàu

Cá rồng Châu Á, một loài sinh vật nằm trong danh sách sinh vật bị đe dọa, là mặt hàng đắt giá ở Châu Á và đang dần được ưa chuộng ở Châu Âu, Châu Mỹ, với mỗi con được mua bán với giá hàng nghìn đô la.

Món ăn nhà nghèo thành báu vật trăm triệu của dân giàu

Ít ai biết rằng trước đó cá rồng chỉ có vai trò như thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho bữa ăn trong các gia đình nghèo. Vậy vì đâu mà loài cá này lại trở thành biểu tượng của đẳng cấp và vị thế như vậy?

Từ bữa ăn của người nghèo

Trong một buổi sáng mờ sương của tháng 2.2017, các nhân viên an ninh liên bang Mỹ tiếp cận một chiếc xe Toyota Corolla màu trắng đang đỗ tại quận Cam, California. Súng lăm lăm trong tay, họ thận trọng tiếp cận chiếc xe.

Ngồi ở ghế lái là Shawn Lee, một thanh niên 29 tuổi với chiếc mũi lưỡi trai kéo sụp xuống mặt. Khi lực lượng chấp pháp tới gần cửa kính xe, họ thấy Lee đang ôm chặt lấy một chiếc túi nhựa lớn. Bên trong chiếc túi này chính là mục tiêu đã khiến nhà chức trách phải tổ chức cuộc vây bắt. Đó không phải là một bánh heroin, một khẩu súng lậu hay những cục tiền bẩn.

"Trong túi có gì?”, một người trong đội vây bắt cất tiếng hỏi. "Cá", Lee đáp. Nhưng đó không phải những con cá bình thường. Chiếc túi có chứa 8 con cá rồng đang quẫy rất mạnh. Đây cũng là những con cá cảnh có giá đắt nhất thế giới.

Tuy nhiên trước khi trở thành một mặt hàng cao cấp, cá rồng đã có quá khứ đáng kinh ngạc. Trong nhiều thế kỷ, cá rồng Châu Á chẳng có giá trị nào khác ngoài một món ăn dành cho người nghèo. Các gia đình thu nhập thấp sẽ đánh bắt loài cá này từ những con sông với làn nước đen ngòm, hoặc các đầm lầy ở Đông Nam Á để mang về cải thiện bữa ăn.

Mon an nha ngheo thanh bau vat tram trieu cua dan giau

Cá rồng thường thu hút rất mạnh nhờ màu sắc rực rỡ. Ảnh AFP

Ngoài một số thị trường ở Malaysia, cá rồng không phải mặt hàng được buôn đi bán lại nhiều. Với nhiều người mê động vật nuôi trong bể thủy sinh trên thế giới khi ấy, đây cũng không phải giống cá mà họ thèm khát, hay dễ dàng nhận ra nếu gặp ngoài đời.

Thế rồi vào năm 1975, mọi chuyện đột ngột thay đổi. Khi môi trường sống quen thuộc của cá rồng, các vùng đất ngập nước, suy giảm diện tích thì số lượng loài này cũng sụt giảm nhanh. Không lâu sau đó, Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đã liệt cá rồng Châu Á vào nhóm sinh vật bị đe dọa. Động thái này có nghĩa cá rồng trở thành đối tượng bị cấm trong các giao dịch thương mại.

Nhưng theo chuyên gia Emily Voigt, người đã dành ra gần một thập kỷ theo dõi về loài cá rồng châu Á khi viết cuốn sách của cô mang tựa đề "The Dragon Behind the Glass" (Con rồng nằm sau lớp kính), tác động thu được từ động thái đã đi ngược những gì người ta mong muốn.

"Việc coi cá rồng là một loài sinh vật hiếm đã gây phản tác dụng”, cô chia sẻ với tờ The Hustle. “Và nó biến cá rồng trở thành một mặt hàng xa xỉ với số lượng hạn chế".

Nhạy bén với tình hình mới, các tay buôn lậu ở Malaysia bắt đầu đưa cá rồng Châu Á sang hòn đảo Đài Loan (Trung Quốc). Từ đây cá rồng đi sang Nhật Bản và được các thành viên Yakuza ưa chuộng.

Trong nỗ lực chống lại hoạt động buôn lậu, từ năm 1989, CITES đã cho phép các nông dân ở Đông Nam Á nuôi, khai thác và bán cá rồng Châu Á. Logic của động thái là việc có nhiều cá rồng xuất hiện trên thị trường sẽ đẩy giá cả đi xuống, khiến chúng trở thành mặt hàng ít người thèm khát. Nhưng một lần nữa, tác động thu được đã không như người ta mong muốn.

Trải qua nhiều thập kỷ kể từ khi CITES cho phép nuôi và bán cá rồng, hàng trăm trang trại cá đã xuất hiện ở Indonesia, Malaysia. Trong khi đó, cá rồng gần như tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Ngày hôm nay, thị trường cá rồng lớn nhất thế giới nằm ở Trung Quốc. Được gọi là cá rồng do thân dài phủ đầy những chiếc vảy lóng lánh, cũng như cá tính khá hung hăng, loài cá này được ưa chuộng bởi người ta tin chúng mang lại vượng khí, giúp bảo vệ chủ nhân.

"Cá rồng trở thành một loài sinh vật huyền bí và người ta tin chúng có khả năng bảo vệ người nuôi, giúp họ đưa ra các quyết định kinh doanh chuẩn xác”, Voigt cho The Hustle biết. “Người ta cho rằng cá rồng có thể mang lại của cải và sự thịnh vượng. Thậm chí đã xuất hiện những câu chuyện cá rồng nhảy lên khỏi bể nuôi để cảnh báo cho chủ nhân biết về những vận xấu đang tới”.

Để tưởng thưởng cho việc mang lại sự may mắn và giàu có, chủ nhân sẽ không tiếc gì khi chăm sóc cá rồng. Nhiều dịch vụ "phẫu thuật thẩm mỹ" cho cá rồng đã xuất hiện và các chủ nhân muốn con cá của mình đẹp "nhất nhì thiên hạ" luôn sẵn lòng bỏ ra số tiền tương đương 90 USD để sửa mắt cho cá thay đổi phần dưới miệng cá (60 USD) hay chỉnh sửa đuôi cá (60 USD).

Các hoạt động này sẽ khiến những con cá rồng nuôi trong trang trại ở châu Á có thể trở thành một mặt hàng cực kỳ xa xỉ, phục vụ cho một thị trường toàn cầu trị giá khoảng 200 triệu USD mỗi năm.

Mon an nha ngheo thanh bau vat tram trieu cua dan giau-Hinh-2

Cuốn sách “The Dragon Behind the Glass” của Emily Voigt nói về hoạt động nuôi và bán cá rồng. Ảnh AFP

...Tới món hàng "nghìn đô"

Giai đoạn giữa những năm 1980, một doanh nhân Indonesia làm trong ngành in ấn có tên Tris Tanoto đã bỏ việc và mua 12 con cá rồng với giá 170 USD. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, anh đã mua một trang trại nhỏ ở phía Đông Jakarta rồi đưa những con cá rồng xuống sống tại một cái ao nằm trong trang trại. Thông qua nhiều lần thử nghiệm, anh đã biết cách nhân giống cá rồng.

Ngày hôm nay, trang trại của Tanoto là một trong 250 trang trại được CITES cho phép hoạt động ở Đông Nam Á, chuyên kinh doanh cá rồng. Đa số các trang trại này nằm ở Indonesia và Malaysia.

Công ty của anh, PT Munjul Prima Utama, là một trong những đơn vị xuất khẩu cá rồng Châu Á lớn nhất Indonesia. Đặc biệt anh có giống cá rồng "Siêu đỏ", vốn được người mua Trung Quốc ưa chuộng, do màu đỏ tượng trưng cho sức sống và sự may mắn.

Mỗi năm, công ty của anh nuôi khoảng 7.000 con cá rồng và bán khoảng 1.000 con trong số đó, thu về khoản lợi nhuận xấp xỉ 3 triệu USD. Như thế trung bình mỗi con cá rồng có giá khoảng 3.000 USD. Tuy nhiên mức giá dao động khá mạnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Trước tiên là màu sắc. Cá rồng là loài đa sắc, ngoài những con màu đỏ còn có các con màu xanh lá, vàng và bạc. Tuy nhiên thị trường hiện ưa chuộng những con cá được phối giống đặc biệt để cho ra màu sắc theo đúng yêu cầu của người mua, ví dụ như Kim Long Hồng Vĩ (cá rồng thân vàng đuôi đỏ), Kim Long nền xanh lam hoặc Huyết Long nền tím.

Tiếp đó là phả hệ. Những con cá rồng sinh ra từ các thế hệ cá rồng đánh bắt từ tự nhiên được coi là thuần khiết hơn, thường có giá cao hơn các loại cá rồng đã bị lai tạp nhiều.

Yếu tố thứ ba là kích cỡ vảy và hình dáng đầu cá. Những con cá vảy to thân dài luôn có giá cao.

Tanoto đang bán 8 loại cá rồng Châu Á khác nhau, với mức giá từ 1.200 tới 5.500 USD một con. Nhưng anh vẫn nhớ có lần từng bán một con Huyết Long đẹp hoàn hảo cho một người mua ở Trung Quốc với giá 30.000 USD.

Tuy nhiên đây không phải mức giá cao nhất. Những con cá rồng châu Á cực hiếm có thể đạt giá cao gấp 10 lần mức giá của con Huyết Long kể trên. Một người nuôi cá rồng ở Malaysia tiết lộ với phóng viên The Hustler rằng từng bán cho khách hàng ở Trung Quốc một con cá rồng với giá 300.000 USD - tức bằng giá một chiếc siêu xe Ferrari!

Một số trang trại cá rồng thu lời lớn tới mức đã trở thành công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong cuốn sách của mình, Voigt có kể lại câu chuyện về Kenny Yap (Kenny trùm cá) một cựu nông dân chăn nuôi lợn chuyển qua nuôi cá, người đang điều hành trang trại cá rồng lớn nhất Singapore.

Công ty của Yap là Qian Hu chuyên bán cá rồng cho 80 quốc gia và có 5 cổng xuất khẩu cá nằm trên toàn cầu. Công ty này cũng đã niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore. Năm 2019, công ty bán lượng cá có tổng trị giá 30 triệu USD và xuất đi hơn 7.000 con cá.

Việc cá rồng mang lại lợi nhuận lớn khiến thị trường kinh doanh mặt hàng này trở nên cực kỳ cạnh tranh, và thường là nguy hiểm với các nông dân như Tanoto. "Sự cạnh tranh trong nghề nuôi cá rồng rất dữ dội và không lành mạnh”, con trai Tanoto là Toro chia sẻ với The Hustle qua thư điện tử. "Rất nhiều kẻ lừa đảo đã sử dụng tên tuổi công ty chúng tôi, ở cả trong nước lẫn trên thị trường toàn cầu. Chúng giả dạng chúng tôi, gửi đi những tấm ảnh cá rồng giả mạo cho khách hàng trên mạng xã hội".

Voigt cho biết việc một trang trại phá hoại hoạt động làm ăn của đối thủ cạnh tranh là chuyện diễn ra rất thường xuyên. Các vụ trộm cá hoặc giết người liên quan tới cá rồng cũng không phải là hiện tượng hy hữu. Voigt thậm chí gọi cá rồng là "tác nhân gây hỗn loạn" và nhận định này không phải vô căn cứ.

Năm 2004, chủ một cửa hàng cá cảnh ở Malaysia đã bị giết. Những kẻ tấn công đã lấy đi 20 con cá rồng của anh. Hoạt động cướp cá xảy ra thường xuyên tới mức nhiều chủ trang trại nuôi cá đã phải bảo vệ tài sản của họ bằng việc xây các bức tường bê tông cao, hoặc giăng lưới kẽm gai kết hợp với chòi quan sát và chó canh gác.

Một số chủ cửa hàng cá còn có những chiêu trò lừa đảo tinh vi. Ví dụ họ bán cùng một con cá cho nhiều khách hàng trên toàn cầu và sau khi nhận tiền sẽ biến mất.

Cơn sốt mới ở phương Tây

Thay vì bán lẻ trực tiếp cá rồng cho khách hàng, nhiều trang trại cá ở Đông Nam Á thường bán cá theo lô cho các thương lái ở nhiều nước.

Trong các thương lái hàng đầu có David Carr, người đang điều hành Planet Arowana - một cửa hàng cá cảnh, cá hiếm nổi tiếng ở London. Carr, một cựu đầu bếp 41 tuổi, buôn bán cá cảnh từ năm 17 tuổi. Bắt đầu bằng những con cá vàng nuôi trong những bình chứa thủy tinh nhỏ, anh dần thành một tay buôn chuyên nghiệp.

Một ngày nọ, Carr tự hỏi mình: "Loài cá nào đẳng cấp nhất, đẹp nhất và được nhiều người săn lùng nhất trên hành tinh này?". Và Carr có câu trả lời từ loài cá rồng Châu Á, cũng là sinh vật đã khiến anh mê mệt.

"Không có loài nào giống thế cả. Đó là những con rồng với vẻ đẹp mê hoặc", anh nói.

Carr chuyển tới sống ở Malaysia và có một năm học hỏi đủ thứ về cá rồng từ các chuyên gia nuôi cá bản địa. Ở đây, Carr cũng rót tiền vào một hồ nuôi cá nhỏ cùng nhiều nhà đầu tư khác.

Tiến trình nuôi cá được anh đúc kết như sau: "Đầu tiên người ta thả 20 con cá rồng giống (6 đực, 14 cái) vào hồ nuôi. Khi cá được 3 tuổi, người ta sẽ cho chúng phối giống. Mỗi con cái sẽ đẻ từ 10 - 80 trứng. Sau từ 2-3 tháng, người nuôi sẽ thu hoạch cá con. Nhưng con cá con sẽ được chuyển tới Anh và tiếp tục nuôi cho tới khi được 4 hoặc 6 tháng tuổi thì đem bán. Ở giai đoạn này, mỗi con cá rồng sẽ có giá từ 300 cho tới 4.000 USD.

Trong môi trường nuôi nhốt, cá rồng Châu Á có thể sống tới 25 năm. Tuổi thọ cao khiến chúng là kênh đầu tư rất hấp dẫn. "Nuôi cá rồng mang lại lợn nhuận rất khá nếu anh làm đúng”, Carr cho biết. "Những người bỏ ra từ 50.000 tới 100.000 USD vào các hồ cá chắc chắn sẽ thu hồi vốn."

Carr bán cá rồng cho người mua trên khắp thế giới. Nhưng anh cho biết mấy năm gần đây, nhu cầu mua cá rồng đã dịch chuyển từ Châu Á sang thế giới phương Tây. "Ngay khi nhìn thấy cá rồng, người ta lập tức phải lòng chúng”, anh cho biết.

Glen Mickle, một thợ mộc 32 tuổi sống ở Alberta, Canada, nơi cá rồng vẫn được buôn bán hợp pháp, đã mua con cá đầu tiên cách đây 6 năm, tại một cuộc đấu giá ở địa phương. Anh bắt đầu với một con Kim Long Quá Bối có giá 800 USD. 6 tháng sau, anh mua thêm một con Huyết Long giá 1.000 USD và thêm một con Huyết Long khác giá 1.700 USD, cả hai đều nhập khẩu từ Indonesia.

“Chúng là niềm tự hào của tôi”, anh nói về những con cá rồng.

Mickle đã tạo ra United Arowana, một nhóm Facebook riêng tư dành cho những người yêu cá rồng với 19.000 thành viên. Cộng đồng này chỉ là một trong số rất nhiều cộng đồng mê cá rồng khác của người phương Tây trên Facebook. Trong các cuộc thảo luận tại những nhóm này, một chủ đề thường xuyên xuất hiện: Vì sao cá rồng vẫn là mặt hàng bất hợp pháp ở Mỹ?

Chợ đen tại nước Mỹ

Có một thực tế là trong khi cá rồng được phép mua bán ở nhiều nơi, Mỹ vẫn cấm ngặt hoạt động này chiểu theo Luật bảo vệ các loài động thực vật đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên luật vẫn không thể ngăn nhiều người dân Mỹ, hoặc người nuôi cá ở Châu Á, tạo ra dòng chảy ngầm của cá rồng vào xứ cờ hoa.

"Tôi biết khoảng 10 người Mỹ đang sở hữu cá rồng Châu Á”, Mickle chia sẻ. "Tôi có thể nói rằng nuôi cá rồng là hoạt động diễn ra phổ biến hơn nhiều so với người ta vẫn tưởng. Dĩ nhiên người nuôi không bàn tán nhiều vì những vấn đề rất hiển nhiên (luật pháp ngăn cấm)".

Thực trạng này đã khiến không ít người Mỹ gặp rắc rối với luật pháp trong thời gian qua. Năm 2010, 7 người Mỹ bị bắt ở Los Angeles khi tìm cách buôn lậu 12 con cá rồng non từ Indonesia vào Mỹ. Năm 2014, 2 người đàn ông ở San Diego bị tóm cùng 13 con cá rồng mà họ định bán với giá 2.800 USD mỗi con. Năm 2018, một đầu bếp ở Chicago bị bắt khi tìm cách mua 24 con cá rồng mang về nuôi ở nhà.

Thường thì những kẻ phạm luật chỉ bị phạt tiền từ 5.000 tới 15.000 USD cho mỗi lần vi phạm. The Hustle cho rằng đây là mức phí nhỏ để có thể sở hữu và tham gia buôn bán một mặt hàng có lợi nhuận lớn như cá rồng. Trong một vụ, một tay buôn lậu đã mua 16 con cá rồng từ châu Á với giá 6.600 USD để rồi bán lại chúng tại Mỹ với giá 1.900 USD một con.

Tuy nhiên để có được những thương vụ như thế, các tay buôn lậu ở Mỹ và Đông Nam Á thường phải tìm cách để giao dịch với nhau trong bí mật. Cả hai bên đều biết rõ rủi ro lớn như thế nào đang chờ đón họ. Nhưng rủi ro vẫn không ngăn được các giao dịch như Shawn Lee đã thực hiện.

Trong phiên xử Lee, nội dung cuộc giao dịch giữa anh này với người bán Mickey Tanadi (một tay nuôi cá rồng ở Indonesia) đã được công khai. Theo đó, sau khi bàn bạc và thống nhất, Lee chuyển cho Tanadi số tiền trị giá 2.550 USD. Đổi lại Tanadi chuyển cho Lee 8 con cá rồng, chứa trong các túi nhựa đựng nước và để trong các lọ đựng bằng sứ.

Điều thú vị là khi gửi số cá cho Lee ở Mỹ bằng dịch vụ chuyển phát DHL, Tanadi không quên gửi kèm một tin nhắn dặn dò: "Đừng để bị tóm nhé".

Choáng váng ngắm cá trắm đen dài 1,6m vô cùng hiếm lạ ở Hà Nội

Ngư dân Yên Bái đánh bắt được con cá trắm đen dài 1,6m ở hồ Thác Bà sau đó bán lại cho một chủ nhà hàng ở Hà Nội.
 

Choáng váng ngắm cá trắm đen dài 1,6m vô cùng hiếm lạ ở Hà Nội
Ngày 13/7, anh Nguyễn Hồng Thái, chủ nhà hàng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, anh vừa chuyển con cá trắm đen nặng 55kg, dài 1,6m từ Yên Bái về Hà Nội. Hiện tại, anh đang thả con cá trắm tại bể chứa của nhà hàng. Con cá trắm đen còn khoẻ, bơi mạnh.

Cá hồi 170 nghìn/kg: Trôi nổi “hết đát”... phân biệt loại ngon thế nào?

(Kiến Thức) - Cá hồi tươi ngon có đặc điểm mắt còn tươi, trong suốt, thịt màu cam đỏ tự nhiên của máu và không có mùi tanh nồng khó chịu.

Cá hồi 170 nghìn/kg: Trôi nổi “hết đát”... phân biệt loại ngon thế nào?
Ca hoi 170 nghin/kg: Troi noi “het dat”... phan biet loai ngon the nao?
 Cá hồi vốn được xem là "món ăn nhà giàu" khi có giá dao động từ vài trăm đến gần triệu đồng/kg (tùy loại). Ảnh: Facebook. 

“Cá ngần sông Đà” giá bằng một nửa đúng vụ, người bán tiết lộ lý do

Trên thị trường, cá ngần sông Đà được bán với giá khá rẻ chỉ khoảng 20.000 đồng/kg. Điều này khiến nhiều người mua thắc mắc không biết cá này nguồn gốc ở đâu, chất lượng như thế nào mà giá lại rẻ như vậy?

“Cá ngần sông Đà” giá bằng một nửa đúng vụ, người bán tiết lộ lý do

Cá ngần trắng trong, mềm như bún, không xương và là loài cá ngon, nổi tiếng của sông Đà. Loại cá này còn có tên gọi khác như cá sữa, cá bún, cá thuỷ tinh… Vào tháng 4-5 hàng năm, cá ngần sông Đà lại xuất hiện và bày bán nhiều trên thị trường. Giá bán dao động từ 200.000 – 300.000 đồng/kg. Theo đó, loại cá này chỉ xuất hiện một lần trong năm nên nhiều người chấp nhận mua với giá cao.

Trong thời gian gần đây, người tiêu dùng lại thấy cá ngần được bày bán rất nhiều trên thị trường với giá khá rẻ, chỉ bằng một nửa giá đúng vụ. Theo đó, giá bán lẻ chỉ từ 90.000 – 120.000 đồng/kg, còn bán buôn số lượng lớn chỉ 20.000 – 30.000 đồng/kg. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: cá ngần này từ đâu? chất lượng ra sao?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.