Món ăn bài thuốc trị và phòng ngừa bệnh tim ai cũng cần biết

(Kiến Thức) - Theo quan niệm thực dưỡng, nếu thay đổi thức ăn là thay đổi được nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật nói chung và bệnh tim nói riêng. Xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc trị và phòng bệnh tim (gồm cả xơ cứng động mạch, huyết áp cao) hiệu quả sau đây.

Món ăn bài thuốc trị và phòng ngừa bệnh tim ai cũng cần biết
1. Phổ tai xào dầu và tương
Công dụng:
Tốt cho bệnh ở động mạch, bệnh xơ cứng động mạch, giãn tĩnh mạch.
Nguyên liệu:
Phổ tai (kombu) nấu rồi: 5 miếng có kích thước 1x2 dm. Để có phổ tai nấu rồi ta lấy phổ tai khô ngâm qua nước lạnh 20 phút và nấu sôi liu riu 20 phút cho phổ tai nổi lên trên mặt nước là được.
1 muỗng cà phê dầu mè
3 muỗng súp nước tương cổ truyền Tamari
Mon an bai thuoc tri va phong ngua benh tim ai cung can biet
Phổ tai (kombu). Ảnh: Colorful Shop.
Cách làm:
Cắt phổ tai thành từng miếng nhỏ dài như que diêm hoặc vuông 2x2 cm. Xào sơ phổ tai với dầu mè. Thêm nước tương và nước cho ngập. Đập nắp lại và nấu liu riu cho phổ tai thật mềm và nước khô đi là được.
Cách dùng:
Đựng vào lọ thủy tinh, cất trong tủ lạnh dùng từ từ mỗi lần 3gr, ngày 2 lần (không nên để lâu quá 3 tuần trong tủ lạnh). Sau khi vừa cạn hết nước, đem phổ tai phơi nắng thật khô cho vào hộp để ăn dần, liều lượng cũng như trên.
2. Tương đặc cổ truyền xào dầu mè
Công dụng:
Hỗ trợ điều trị bệnh tim, rối loạn tuần hoàn máu, cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp xương, tăng nhãn áp.
Nguyên liệu:
3 muỗng súp tương đặc
2 muỗng cà phê dầu mè
5 muỗng súp nước rau củ hoặc nước lạnh
Cách làm:
Xào tương với dầu cho thơm trong 3-5 phút. Thêm nước vào hỗn hợp cho sền sệt. Dùng với cơm lứt hoặc chấm rau củ.
3. Hành ta xào tương đặc (scallion miso)
Công dụng:
Tốt cho người bệnh tim, mất ngủ, rối loạn ở não, bệnh phổi âm.
Nguyên liệu:
1 bó hành ta khoảng 100gr
1 muỗng súp dầu mè
1 muỗng súp tương đặc
Cách làm:
Băm nhỏ rễ hành, thái mỏng các phần còn lại, nhớ để riêng phần củ trắng và phần lá xanh. Cho dầu vào chảo đun nóng rồi cho rễ hành vào xào trong 2 phút cho đến khi rễ hành hơi nâu. Cho phần lá xanh vào chảo, xào trong 2 phút cho chuyển màu trong.
Cho phần củ trắng vào xào trong 3 phút, lấy tương đặc trộn ít nước rưới lên trên hành. Đậy nắp lại nấu thêm 5 phút cho tương tan đều. Mở nắp đậy và khuấy nhẹ đều thêm 3 phút là được.
Dùng với cơm lứt, kem cháo gạo lứt, cháo suông, cháo trộn ngũ cốc.
4. Rau củ xào khô (tekka)
Công dụng:
Hỗ trợ trị bệnh tim, tốt cho người có mạch suy yếu, viêm đau khớp, bón kinh niên, đau dạ dày.
Nguyên liệu:
1 củ ngưu bàng 150gr
1 khúc củ sen 50gr
1 củ cà rốt 100g
1/3 tách dầu mè
1 tách tương đặc
1 muỗng súp gừng băm nhỏ
Cách làm:
Băm nhỏ tất cả các loại rau củ nói trên. Đun nóng 1/6 tách dầu trong chảo, xào tất cả rau củ cho mềm trong 20 phút. Thêm dầu còn lại và tương đặc vào chảo và trộn đều. Tắt lửa và để nguội.
Mở lửa lại và để lửa thật thấp khuấy đều tay hỗn hợp trong 20 phút. Tắt lửa để nguội, lập lại tiến trình như trên trong 5 lần, khuấy đều tay không cho cháy và rau củ sẽ khô vụn. Thêm gừng vào nấu trong 5 phút là được.
Cách dùng:
Rau củ xào khô này giữ trong 6 tháng mà không cần tủ lạnh. Mỗi bữa cơm dùng 1/2 đến 1 muỗng.
Mon an bai thuoc tri va phong ngua benh tim ai cung can biet-Hinh-2
Gạo lứt. 
5. Kem gạo lứt
Công dụng:
Lợi ích cho người bệnh chân bị sưng do tim suy nhược, dạ dày yếu không ăn ngon, đau dạ dày, mệt nhọc.
Nguyên liệu:
1/2 chén gạo lứt rang vàng
5 chén nước
2gr muối biển
Cách làm:
Đem nấu chung cho đến khi còn lại 3 chén nước. Lọc qua bằng một túi lọc bằng vải coton.
Ăn phần kem gạo này khi còn ấm hoặc hâm lại dùng.
6. Cháo gạo lứt xào dầu mè
Công dụng:
Có lợi cho người bệnh tim yếu, phong thấp, viêm đau khớp.
Nguyên liệu:
1/2 chén gạo lứt
1/2 muỗng cà phê dầu mè
4 chén nước
2gr muối biển
Cách làm:
Rang gạo lứt với dầu mè cho hơi vàng sậm, thêm nước vào, nấu liu riu đậy hở nắp nồi, không khuấy cho đến khi gạo thật nhừ.
Dùng lưới lọc mịn hoặc túi vải cotton ép nhẹ lọc lấy kem gạo dùng ăn nóng hoặc ấm.

Theo Cốt tủy thực dưỡng của Trần Ngọc Tài và Thường Huệ Nguyên - Nhà xuất bản Đà Nẵng

Dấu hiệu không ngờ cảnh báo nguy cơ bệnh tim

Hôi miệng, ngáp khi luyện tập, chóng mặt khi đứng lên là những dấu hiệu sớm cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến bệnh tim mạch.

Dấu hiệu không ngờ cảnh báo nguy cơ bệnh tim
Dưới đây là một số dấu hiệu của cơ thể cảnh báo bạn có thể mắc bệnh tim mạch:

Người bệnh tim chống đỡ với nắng nóng thế nào?

Trong những ngày nắng nóng, người bệnh tim dễ mệt. Tim phải đập nhanh hơn và làm việc nhiều hơn để cung cấp máu đến bề mặt da, giúp hỗ trợ việc điều tiết mồ hôi, làm mát cơ thể.

Người bệnh tim chống đỡ với nắng nóng thế nào?
Theo đó, đối với người bệnh tim, phải sử dụng đầy đủ các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch để phòng ngừa việc bệnh triến triển xấu đi. Khi gặp tình trạng mệt mỏi kéo dài, kèm theo chứng khó thở, phù, tim đập nhanh, đau tức ngực… phải đến bệnh viện khám ngay để được điều trị kịp thời.

Những mẹo này sẽ bảo vệ bạn khỏi mắc bệnh tim chết người

(Kiến Thức) - Bệnh tim cướp đi mạng sống một phụ nữ mỗi 80 giây. Tuy nhiên, bạn có thể giảm được 80% nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách thay đổi lối sống. Sau đây là một số mẹo bảo vệ bạn khỏi mắc bệnh tim chết người.

Những mẹo này sẽ bảo vệ bạn khỏi mắc bệnh tim chết người
Uống một chút rượu vang buổi tối rất tốt cho trái tim của bạn. Tuy nhiên, Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo, phụ nữ mỗi ngày chỉ nên uống rượu vang một lần (nam giới có thể uống hai lần).

Uống một chút rượu vang buổi tối rất tốt cho trái tim của bạn. Tuy nhiên, Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo, phụ nữ mỗi ngày chỉ nên uống rượu vang một lần (nam giới có thể uống hai lần).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.