Mỗi tuần một doanh nghiệp: Giá nào phù hợp cho cổ phiếu MBB?

(Vietnamdaily) - Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) định giá cho cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) là 28.900 đồng/cp, cao hơn 34,4% so với giá tại thời điểm định giá.

KBSV kết hợp 2 phương pháp định giá là (1) Phương pháp định giá P/B: KBSV đưa ra P/B mục tiêu năm 2021 của MBB là 1,36, tương đương 80% với P/B trung bình của các ngân hàng TMCP có hoạt động tốt trong hệ thống tính tới ngày 11/12/2020 do MBB không có điểm nhấn đầu tư ngắn hạn thực sự rõ ràng và (2) Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư.

KBSV đưa ra các dự phóng cho MBB trong năm 2020 như sau: Dự phóng tăng trưởng tín dụng tăng 16,7% năm 2020, NIM 2020 sẽ giảm 8 bps, đạt 4,98% do việc hạ lãi suất chung toàn hệ thống. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 23% yoy năm 2020.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2020 đạt 1,5% do MBB mặc dù đã đẩy mạnh trích lập tuy nhiên chưa sử dụng nguồn để xử lý nợ xấu. Dự phóng LNST năm 2020 tăng 3,3%YoY, đạt 8.331 tỷ VND.

Moi tuan mot doanh nghiep: Gia nao phu hop cho co phieu MBB?
 

Mảng Bancassurance của MBB sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số trong năm tới

KBSV cho rằng hệ sinh thái quân đội tiếp tục là lợi thế chính giúp MBB duy trì lượng tiền gửi lớn với các khách hàng quân đội như Viettel, Tân cảng Sài Gòn, Vinacomin. Đây là yếu tố chính giúp tỷ lệ CASA của MBB luôn ở mức cao dẫn đầu thị trường cùng với VCB và chi phí huy động bình quân duy trì mức thấp, chỉ sau TCB và VCB.

Theo quan điểm của KBSV, với chiến lược tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống giao dịch và quản lý cho nhu cầu của nhóm này cùng sự hỗ trợ công nghệ từ Viettel, MBB sẽ tiếp tục duy trì lượng tiền gửi doanh nghiệp lớn và tỷ lệ CASA ở mức cao cùng khả năng tiếp cận bán chéo sản phẩm dịch vụ đa dạng.

Khác với nhiều ngân hàng khác chỉ đóng vai trò phân phối một số sản phẩm tài chính, MBB là ngân hàng sở hữu hệ sinh thái sản phẩm tài chính toàn diện nhất Việt Nam, bao gồm: tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu, tài chính tiêu dùng, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

Hệ sinh thái hoàn thiện giúp MBB có thể nhanh chóng thay đổi và cải tiến sản phẩm nhằm khai thác tối đa tiềm năng của tệp khách hàng sẵn có và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới.

Quan sát khoảng 1 năm gần đây, mảng ngân hàng số của MBB được đẩy mạnh với các chính sách miễn phí chuyển khoản online, tích hợp việc bán các sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, bảo hiểm…), cho vay và giải ngân khoản vay lên ứng dụng MBBank.

Kỳ vọng các nỗ lực này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với hệ sinh thái sản phẩm của MBB, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong mảng khách hàng cá nhân, đồng thời duy trì lợi thế về tỷ lệ CASA trước sức ép của các ngân hàng TMCP tư nhân.

Moi tuan mot doanh nghiep: Gia nao phu hop cho co phieu MBB?-Hinh-2
 

Doanh thu phí Bancasurance có CAGR 4 năm đạt 66,2%. Trong 9 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu nhập người dân giảm sút khiến khả năng tiếp cận các gói bảo hiểm sụt giảm nhưng doanh thu phí Bancasurance vẫn duy trì tăng 6,7% YoY.

Theo quan điểm của KBSV, tiềm năng tăng trưởng của ngành bảo hiểm trong giai đoạn tới còn rất lớn dựa trên: (1) Nhận thức nâng cao về mức độ rủi ro sau khi dịch Covid-19 diễn ra; (2) Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, nhu cầu bảo hiểm tăng cao.

Dù khởi đầu muộn với MB Ageas được thành lập vào năm 2016, tính đến năm 2019, lãi thuần từ hoạt động bancassurance của MB đạt 2.465 tỷ VND, đứng thứ 2 toàn hệ thống sau VPB. 9 tháng 2020, lãi thuần tiếp tục tăng trưởng 24,7% YoY trong khi lãi thuần toàn hệ thống (không tính MB) giảm 0,6% YoY.

Với triển vọng hồi phục tích cực của ngành bảo hiểm trong năm 2021 và lợi thế về hệ sinh thái của MB, KBSV kỳ vọng mảng Bancassurance sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số trong năm 2021.

KBSV đưa ra các dự phóng cho MBB trong năm 2021 như sau: Dự phóng tăng trưởng tín dụng tăng 16,9% trong năm 2021 khi các doanh nghiệp đẩy mạnh vay nợ để hồi phục sau dịch Covid-19.

Ước tính rằng NIM 2021 tăng 15 bps, đạt 5,12% với giả định chi phí huy động giảm nhờ tỉ lệ CASA được cải thiện cùng các chính sách cắt giảm lãi suất điều hành. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 27,2% YoY nhờ động lực từ phí bancasurance.

Năm 2021, NPL tăng lên 1,7% do: (1) Các khoản nợ xấu dần xuất hiện rõ nét hơn sau 1 năm chống trọi với dịch Covid-19; (2) Phát sinh nợ xấu từ các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo thông tư 01/2020/TT-NHNN.

Chi phí trích lập dự phòng dự kiến vẫn ở mức cao trong năm 2021, đạt 6.082 tỷ VND do nợ nhóm 2 sẽ tăng mạnh trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự báo LNST năm 2021 đạt 9.554 tỷ VND, tăng 14,7% YoY. 

MBB: Tiền gửi khách hàng tăng trưởng âm, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt sau 9 tháng

(Vietnamdaily) - Tiền gửi khách hàng tăng trưởng âm, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt, nhưng MBB vẫn ghi nhận lãi sau thuế 6.596 tỷ đồng sau 9 tháng.

Trong quý 3/2020, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Quân đội (HoSE: MBB) ghi nhận 5.165 tỷ đồng, tăng gần 13% so cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ cũng thu lãi khả quan với 796 tỷ đồng, tăng hơn 59%. Góp vốn mua cổ phần tăng gần 9% lên 16 tỷ đồng.

Ngược lại, nhiều chỉ tiêu khác lại đi lùi như kinh doanh ngoại hối giảm hơn 5% về mức 177 tỷ; mua bán chứng khoán đầu tư giảm 4% về 156 tỷ; đặc biệt là hoạt động khác lao dốc gần 53% về còn 425 tỷ đồng.

MBBank muốn phân phối 26 triệu cổ phiếu quỹ cho cổ đông

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) vừa lên kế hoạch sử dụng cổ phiếu quỹ để chia cho cổ đông hiện hữu.

Theo đó, trong gần 3 tỷ cp đã phát hành của MBB hiện có gần 26 triệu cp (tương đương 0,92% vốn) là cổ phiếu quỹ và số cổ phiếu này sắp tới sẽ được chia cho các cổ đông hiện hữu.

Cụ thể, tỷ lệ phân phối được tính dựa theo tỷ lệ số lượng cổ phiếu quỹ trên số lượng cổ phiếu lưu hành là 0,9237% (với mỗi 100 cp sở hữu, cổ đông sẽ được chia thêm 0,9237 cp).

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.