Mối nguy hiểm khi sử dụng sai túi thuốc B điều trị COVID-19

Việc sử dụng corticoid trong túi thuốc B không đúng cách sẽ gây ức chế miễn dịch tự nhiên, nguy cơ tăng tải lượng virus và kéo dài thời gian dương tính.

Câu hỏi: Thời gian gần đây, tôi đọc thông tin về tình huống nhiều F0 uống thuốc trong túi B sai chỉ định khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Xin hỏi túi thuốc B gồm những loại nào và F0 nên sử dụng như thế nào để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất?

(Minh Anh, TP.HCM)

Trả lời:
BSCKI Phạm Hữu Tiến, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện quận Bình Thạnh (TP.HCM), từng phụ trách tại Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 quận Bình Thạnh, tư vấn:

Thời gian gần, tôi cũng nhận được câu hỏi tương tự về các đơn thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho F0, trong đó có nhiều người quan tâm về thuốc kháng viêm, kháng đông trong túi thuốc B.

- Kháng viêm corticoid (Dexamethasone, Prednisone, Methylprednisolone...):

Đây là loại kháng viêm rất mạnh, có tác dụng ức chế miễn dịch. Đối với 80% bệnh nhân là người trẻ, không béo phì, không bệnh nền thì không cần dùng corticoid.

Những trường hợp F0 có diễn tiến nặng (có tổn thương phổi, khó thở, giảm nồng độ SpO2 trong máu) mới có chỉ định dùng. Việc sử dụng corticoid không đúng cách sẽ gây ức chế miễn dịch tự nhiên, nguy cơ tăng tải lượng virus và dương tính kéo dài.

- Sử dụng kháng đông trong gói thuốc B:

Bản chất là kháng đông đường uống thế hệ mới, tương tự corticoid, thuốc này chỉ sử dụng khi F0 cách ly tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng (khó thở, SpO2 tụt < 95% và chưa liên hệ được y tế.

Đặc biệt, phụ nữ có thai, những người có tiền sử suy gan, suy thận, xuất huyết tiêu hóa hoặc đang dùng thuốc chống đông khác không tự ý sử dụng thêm kháng đông.

Trường hợp bệnh nhân không liên lạc được nhân viên y tế địa phương mà bệnh diễn tiến nhanh, sử dụng ngay một liều gói thuốc B và tiếp tục liên hệ nhân viên y tế hoặc đến bệnh viện để được điều trị. Người bệnh không tự ý sử dụng kéo dài thuốc này.

Gói thuốc B được cấp phát cho người đang điều trị COVID-19 tại nhà, nhưng không sử dụng thường quy mà chỉ dùng khi có dấu hiệu nặng (khó thở, SpO2 tụt). Tuy nhiên, cần xem trước các chỉ định, chống chỉ định của các thuốc này khi được phát để chuẩn bị sẵn sàng.

F0 và gia đình cần thường xuyên giữ mối liên hệ với y tế địa phương, nhất là người bệnh có nguy cơ cao (chưa tiêm vaccine, béo phì, lớn tuổi, có bệnh nền). Đặc biệt, người bệnh cần giữ vững tinh thần, lạc quan và bình tĩnh. Đây luôn là phương thuốc tốt nhất để vượt qua dịch bệnh.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Sáng nay, Hải Dương bắt đầu xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.

Tính từ 18h ngày 04/3 đến 6h ngày 05/3: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta vẫn có 2.488 bệnh nhân, trong đó có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước- riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 879 ca.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bản tin 6h ngày 9/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hôm nay, các điểm tiêm chủng ở Hải Dương, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM và BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch, đồng thời mở rộng triển khai tiêm tại Hà Nội và tỉnh Gia Lai.

Tính từ 18h ngày 08/3 đến 6h ngày 09/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.524 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1585 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 893 ca.

Trong đó, riêng Hải Dương có 709 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca)

10 tỉnh, thành phố đã qua 24 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã tròn 3 tuần không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 2 tuần thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Sang 9/3, khong ca mac moi, Ha Noi va Gia Lai trien khai tiem vac xin phong COVID-19
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giám sát công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng ngày 8/3  Ảnh:Đồ Nghệ 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.