Mỗi năm hàng nghìn thanh niên Việt Nam tự tử vì áp lực học hành

Điểm số gây áp lực nặng nề với nhiều học sinh, thậm chí đã gây ra những hậu quả rất tiêu cực trong bối cảnh việc tư vấn tâm lý học đường còn bị bỏ ngỏ.

Mỗi năm hàng nghìn thanh niên Việt Nam tự tử vì áp lực học hành
Mới đây nhất, vụ việc học sinh lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM) nhảy lầu tự tử ngay tại trường học đã khiến dư luận dậy sóng.
Theo đó, điểm trung bình của học sinh này là 8,9, còn một chút nữa là đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Học sinh này đã thất vọng về mình, hay nói đúng hơn là sợ bố mẹ thất vọng về mình đến mức phải chọn cái chết.
Đau lòng hơn, trường hợp của học sinh ở trường THPT Nguyễn Khuyến nói trên không phải cá biệt. Theo thống kê, mỗi năm có hàng nghìn thanh niên Việt Nam tự tử vì áp lực học hành.
Nhìn lại sau nhiều năm cải cách nhằm giảm tải của ngành giáo dục, đến nay, áp lực điểm số và bệnh thành tích vẫn đang đè nặng lên nhiều học sinh và phụ huynh, thậm chí cả thầy cô giáo.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, điều đó cho thấy nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi thanh xuân nhất lại đang quá cô đơn trên hành trình trưởng thành của mình. Do đó, bên cạnh những nỗ lực thay đổi tư tưởng từ gia đình, nhà trường và từ chính học sinh, hơn lúc nào hết rất cần sân chơi để giải tỏa tâm lý cho những người trẻ.
Luôn có những cách để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống, nhưng căn cơ nhất là phải giải tỏa được "hòn đá tảng" mang tên áp lực thành tích đang đè nặng, khiến trẻ em quên cả niềm vui được chơi, bố mẹ quên việc làm điểm tựa tâm lý cho con, còn nhà trường quên sự sẻ chia, xoa dịu áp lực cho học trò. Việc chạy theo điểm số sẽ có thể tạo ra những con robot có bảng điểm đẹp nhưng dễ sa sút khi vấp phải thất bại trong cuộc sống.

Học sinh giỏi hay dốt... phong bì quyết định

(Kiến Thức) - "Triết lý giáo dục không đánh giá học sinh bằng điểm số được các nước tiên tiến áp dụng, nhưng ở Việt Nam thì cần khoảng thời gian rất, rất dài nữa.


Học sinh giỏi hay dốt... phong bì quyết định

TS Trương Thị Kim Oanh, nguyên cán bộ Viện Khoa học Giáo dục, đã có buổi trao đổi với Kiến Thức về việc Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo đánh giá học sinh tiểu học.

Điểm số không thực chất

Nam sinh đa tài, đạt điểm cao hai khối thi A và B

Với điểm thi 28,65, Phan Sĩ Trung (trường THPT Đặng Thúc Hứa, Thanh Chương) đang dẫn đầu kỳ thi THPT quốc gia xét tuyển khối B, đồng thời cũng đạt 27,4 điểm khối A.

Nam sinh đa tài, đạt điểm cao hai khối thi A và B
Trung là con thứ 2 trong gia đình nông dân có 3 chị em, chị đầu đã tốt nghiệp đại học. Mẹ đi xuất khẩu lao động, bố làm nghề thợ xây. Nhiều năm nay, Phan Sĩ Trung dường như thay mẹ đảm đang hết mọi công việc gia đình.

Vì sao học sinh ở tỉnh có điểm số cao nhất Olympic Toán 2017?

Theo dõi thành phần đội tuyển Việt Nam dự thi toán quốc tế những năm gần đây, chúng ta có thể thấy vùng địa lý của đội tuyển trải rất đều.

Vì sao học sinh ở tỉnh có điểm số cao nhất Olympic Toán 2017?
Thành công của Hoàng Hữu Quốc Huy, cậu học trò tỉnh lẻ đã xuất sắc đoạt giải quán quân Olympic Toán quốc tế (IMO) cùng hai thí sinh người Iran, Nhật Bản khiến nhiều người bất ngờ.
Theo dõi thành phần đội tuyển Việt Nam dự thi toán quốc tế những năm gần đây, chúng ta có thể thấy vùng địa lý của đội tuyển trải rất đều chứ không chỉ tập trung ở các trường đại học hay các tỉnh có truyền thống.

Đọc nhiều nhất

Tin mới