Mổ xẻ sự cố tàu con thoi khiến Mỹ muốn chui xuống đất

Chương trình tàu con thoi được xem là thành công của Mỹ hóa ra tồn tại rất nhiều "sạn" được ém nhẹm suốt hàng chục năm.

Mổ xẻ sự cố tàu con thoi khiến Mỹ muốn chui xuống đất
Clip tàu con thoi Columbia phát nổ: (Nguồn: Youtube)
Ngoài những thành tựu chinh phục không gian đạt được, quảng bá rùm beng thì không ít "góc khuất" đã được ém nhẹm, nay chính báo Mỹ lại khui ra để cho dư luận biết.
Mo xe su co tau con thoi khien My muon chui xuong dat
1. Tàu con thoi STS-4 
1. Tàu con thoi STS-4 
STS-4 là chuyến bay thứ 4 trong Chương trình tàu con thoi không gian của NASA, và cũng là chuyến bay thứ 4 của Tàu con thoi Columbia. Chuyến bay được bắt đầu vào ngày 27/6/1982 và hạ cánh một tuần sau đó. STS-4 là chuyến bay thử nghiệm cuối cùng, thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học quan trọng, đặc biệt là hệ thống phát hiện tên lửa quân sự. STS-4 mang theo hai cảm biến để phát hiện tên lửa phóng từ quỹ đạo. Hệ thống CIRIS (Cryonic InfraRed Radiance Instrumentation for Shuttle) và máy quét tia cực tím siêu âm UHS (Ultraviolet Horizon Scanner).
Mo xe su co tau con thoi khien My muon chui xuong dat-Hinh-2
Phi hành đoàn 2 người của tàu STS-4 
Cả hai hệ thống trên đáng ra quét được khí quyển để tạo hình ảnh ban đầu về thực trạng bầu khí quyển. Sau đó, các cảm biến sẽ xác định các vụ phóng tên lửa do ánh sáng hồng ngoại và tia cực tím thay đổi. Đáng tiếc, nắp bảo vệ các bộ cảm biến không mở nên các thiết bị này không làm việc dẫn đến tàu bất lực "có mắt cũng như mù".2. Tàu con thoi STS-51C STS-51-C là chuyến bay thứ 15 trong Chương trình tàu con thoi của NASA, và là chuyến bay thứ ba của Tàu con thoi Discovery. Được phóng đi ngày 24/1/1985, và là chuyến bay tàu con thoi thứ tư hạ cánh suống Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida vào ngày 27/1. STS-51-C thực hiện sứ mệnh của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD), có tải trọng bí mật, nhiều thoogn tin về chuyến bay vẫn chưa được công bố. Phi hành đoàn STS-51C đã thực hiện tất cả các bước để giữ bí mật, chuyến bay được xếp vào diện tuyệt mật. Trong chuyến đi đến Sunnyvale để thảo luận về tải trọng của STS-51-C, phi hành đoàn đã nói dối về kế hoạch bay của họ, thậm chí người thân trong gia đình cũng không ai hay họ đi đâu, làm gì. Xe của họ đi vòng quanh khách sạn, và cuối cùng chỉ để đến một địa điểm lại có băng rôn "Chào mừng các nhà du hành STS-51-C ", thậm chí còn ghi tên cụ thể cả bốn phi hành gia.
Mo xe su co tau con thoi khien My muon chui xuong dat-Hinh-3
Tàu STS-51-C 
Liên quan đến sự kiện này Tạp chí Hàng không và Vũ trụ Smithsonian đã phỏng vấn quan chức có trách nhiệm về nhiệm vụ của STS-51C, nhưng lại được trả lời úp mở rằng STS-51-C mang tải trọng bí mật, phóng đi hồi tháng Giêng năm 1985, và hiện vẫn đang hoạt động. Gần đúng một năm sau khi STS-51C được phóng đi, thảm họa tàu con thoi Challenger đã xảy ra làm cho các phi hành đoàn bị thiệt mạng. Là một phần của cuộc điều tra về thảm họa nói trên, Ủy ban Rogers đã nhận được báo cáo cho hay trong khi phóng STS-51C, thiết bị hay tên lửa đẩy nhiên liệu rắn (SRB) đã gặp sự cố trước khi STS-51-L rời bệ phóng, về sau mới biết là do vòng chữ O-Viton không đủ sức để bịt kín khí nóng bên trong buồng đốt SRB khi bắn đi, vòng chữ O-Viton ở cả bên phải và bên trái SRB đã bị cháy thành tro. Thông tin này là có ý nghĩa rất lớn liên quan đến sự cố gây ra cho Challenger nhưng nó không được công khai, thậm chí còn bị làm sai lệch trong báo cáo, đặc biệt là nhiệt độ lúc khởi động STS-51-C và Challenger đều ở mức lạnh, chỉ có 53 độ F (12 độ C) nên nó đã gây ra sự cố nhưng hiện tại người ta vẫn giữ kín như bưng.3. Tàu con thoi STS-51J STS-51-J là chuyến bay thứ 21 của của Chương trình tàu con thoi của NASA, và là chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi Atlantis. Nó được phóng đi từ Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida, ngày 3/10/1985, mang theo một tải trọng cho Bộ Quốc phòng Mỹ, và hạ cánh tại Căn cứu không quân Edwards, California vào ngày 7/10/1985. Là chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi Atlantis, STS-51-J thực hiện nhiệm vụ triển khai hai hệ thống truyền thông vệ tinh quốc phòng (DSCS) phục vụ chuyển tiếp thông tin liên lạc quân sự, cung cấp liên kết giữa người chỉ huy trên chiến trường với Lầu Năm Góc.
Mo xe su co tau con thoi khien My muon chui xuong dat-Hinh-4
Phi hành đoàn tàu STS-51J 
Theo tạp chí Tuần Hàng không (Aviation Week) nhiệm vụ của STS-51-J đa bị "thiết kế' sẵn để đánh lừa dư luận. Aviation Week đã công bố các chi tiết về tải trọng trong khi STS-51-J vẫn còn đang bay. Đặc biệt, Không quân Mỹ còn công bố cả những hình ảnh của STS-51-J chụp được. Người ta nghi ngờ về tính trung thực liên quan đến các hoạt động của con tàu. Nhân sự kiện nói trên, dư luận lại nhớ đến một vụ tương tự xảy ra đối với tàu con thoi này hồi năm 1990.

Tàu vũ trụ Nga sẽ lao xuống trái đất trong tuần tới

Hai phi hành gia người Mỹ Scott Kelly và người Nga Mikhail Kornienko trên ISS xác nhận với hãng tin AP rằng Roscosmos đã từ bỏ nỗ lực cứu tàu.

Tàu vũ trụ Nga sẽ lao xuống trái đất trong tuần tới

NASA sẽ cử tàu lên vũ trụ để lấy “đá trời”

Theo NASA, các kỹ sư của công ty Lockheed Martin đã hoàn thành việc lắp ráp tàu vũ trụ OSIRIS-REx để tiến hành lấy mẫu thiên thạch lần đầu tiên.

NASA sẽ cử tàu lên vũ trụ để lấy “đá trời”

Dự kiến tháng 9/2016, NASA sẽ đưa tàu vũ trụ OSIRIS-Rex lên các hành tinh ngoài Trái đất để lấy mẫu thiên thạch. Con tàu này sẽ tới các tiểu thiên thạch Bennu vào năm 2018 và trở về trái đất vào năm 2023. 

NASA se cu tau len vu tru de lay “da troi”
Tàu vũ trụ OSIRIS-REx tại công ty Lockheed Martin. (Nguồn: Space News) 
Đây là lần đầu tiên, NASA chủ động “gửi” một tàu vũ trụ đi lấy mẫu thiên thạch.

Theo thông tin từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), các kỹ sư của công ty Lockheed Martin đã hoàn thành việc lắp ráp tàu vũ trụ OSIRIS-REx để tiến hành lấy mẫu thiên thạch lần đầu tiên. Hiện họ đang hoàn thiện tàu vũ trụ và trong giai đoạn bay thử nghiệm để đảm bảo nó có thể chịu được sự rung lắc khi phóng tên lửa và thực hiện thành công chuyến bay.

Theo nhà khoa học Erin Morton (Đại học Arizona – Mỹ), người đứng đầu nhóm nghiên cứu, những thử nghiệm nhằm kiểm tra sức chịu đựng của OSIRIS-REx. Con tàu sẽ được xoay tròn để mô phỏng quá trình phóng, phần căng thẳng nhất của dự án. Các thử nghiệm cũng đặt tàu OSIRIS-REx trong điều kiện nhiệt độ nóng và lạnh cùng lúc, nhằm mô phỏng khi một mặt của tàu hướng về phía Mặt Trời trong vũ trụ.

Theo Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, sau 5 tháng thử nghiệm tại cơ sở ở Denver, Colorado, Mỹ, OSIRIS-REx sẽ khởi hành vào tháng 9/2016. Theo đó, OSIRIS-REx sẽ tiếp cận các tiểu thiên thạch Bennu vào năm 2018 lấy mẫu vật nặng ít nhất là 60 gram và trở về Trái đất vào năm 2013. Các tiểu thiên thạch Bennu, được các nhà khoa học lựa chọn bởi bề mặt giàu carbon để tìm hiểu sự sống bắt đầu trong hệ Mặt Trời như thế nào.

Theo các nhà khoa học, tàu OSIRIS-REx sẽ không hạ cánh trên thiên thạch mà sử dụng một thiết bị thăm dò giống như chiếc vòi của loài muỗi để lấy mẫu vật. Dự kiến, con tàu tiếp xúc với thiên thạch trong khoảng 5 giây và hút một phần của thiên thạch.

Các kỹ sư cùng lập kế hoạch cho biết, OSIRIS-REx trở về Trái đất sau khi nó bay quanh Mặt Trời và quay lại với mẫu vật. Nhóm nghiên cứu có thể sử dụng kết quả từ dự án trong các nhiệm vụ tiếp theo với thiên thạch.

Dự án này sẽ giúp NASA phát triển các công nghệ mới như thu thập mẫu vật, gặp gỡ, áp sát và chuyển hàng khối lượng lớn.

Không chỉ góp phần trả lời câu hỏi về nguồn gốc hệ Mặt Trời, OSIRIS-REx cũng giúp nâng cấp những kỹ thuật phòng thủ để phát hiện thiên thạch nguy hiểm và bảo vệ Trái đất trong tương lai. NASA muốn xây dựng hệ thống thay đổi lộ trình của thiên thạch nếu nó có kích thước lớn và khả năng gây hại khi bay quá gần Trái đất.

Thiên thạch, còn gọi là “đá trời”, có tên tiếng Anh là “meteorite”, được hiểu là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái đất. Tuy nhiên, không phải tất cả các vật thể bốc cháy trong khí quyển Trái đất, hay đâm xuống mặt đất, đều là “đá trời” mà có thể chỉ là rác thải vũ trụ. Đôi khi chúng lọt vào khí quyển Trái đất và bốc cháy, làm nhiều người lầm tưởng là sao băng.

Do sự quý hiếm của “Đá trời” mà hiện nay trên thị trường, giá của một viên “đá trời” từ sao Hỏa (hòn đá này là một phần của thiên thạch Tissint, đen bóng, nhỏ tới mức có thể nằm gọn trong lòng bàn tay) được bán với giá khoảng 44.000 USD (tương đương 900 triệu đồng).

Những phát hiện gây choáng nhất từ tàu vũ trụ Kepler

(Kiến Thức) - Tàu vũ trụ Kepler được đưa vào sử dụng tháng 3 năm 2009 để xác định hành tinh bên ngoài thiên hà có kích thước tương tự Trái đất.

Những phát hiện gây choáng nhất từ tàu vũ trụ Kepler
Nhung phat hien gay choang nhat tu tau vu tru Kepler
 Hành tinh có năm dài nhất. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hành tinh Kepler-421b nằm ngoài Hệ Mặt trời có năm dài nhất, 704 ngày. Các nhà thiên văn học đã phát hiện hành tinh Kepler-421b sau khi phân tích những dữ liệu gửi về từ tàu vũ trụ Kepler. Kepler-421b có nhiệt độ dưới -92 độ C.
Nhung phat hien gay choang nhat tu tau vu tru Kepler-Hinh-2
 Hành tinh Kepler-11. Kính viễn vọng Kepler đã phát hiện ra 6 hành tinh mới bay vòng quanh một ngôi sao khá giống Mặt trời có tên Kepler-11. Ngôi sao Kepler-11 nằm cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng. 6 hành tinh quay xung quanh Kepler-11 đều lớn hơn Trái đất. Hành tinh lớn nhất tương đương sao Hải Vương và lớn gấp 4 lần Trái đất.
Nhung phat hien gay choang nhat tu tau vu tru Kepler-Hinh-3
 Kính viễn vọng Kepler phát hiện ra ánh sáng trong Hệ Mặt trời chiếu vào các ngôi sao mạnh hơn hàng triệu lần so với ánh sáng trên mặt trời. Ban đầu các nhà khoa học cho rằng một hành tinh có kích cỡ tương tự sao Mộc rất gần với ngôi sao để sản xuất năng lượng Mặt trời khổng lồ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm thấy bất cứ hành tinh khổng lồ nào gần đó để giải thích về ánh sáng đó.
Nhung phat hien gay choang nhat tu tau vu tru Kepler-Hinh-4
 Hành tinh có 4 mặt trời. Kính thiên văn Kepler đã phát hiện ra một hành tinh khổng lồ trong một hệ sao có tới 4 mặt trời. Họ không thể giải thích được vì sao mà hành tinh này lại không hề bị rách trước lực hấp dẫn của đồng thời 4 mặt trời. Họ cũng không hiểu tại sao nó có thể duy trì một quỹ đạo tương đối ổn định như vậy.
Nhung phat hien gay choang nhat tu tau vu tru Kepler-Hinh-5
 Vài năm trước, khi kính thiên văn Kepler gặp sự cố, người ta nghĩ rằng sứ mệnh của nó đã kết thúc. Tuy nhiên, sự trở lại sau đó của kính thiên văn Kepler đã chứng minh tính hữu dụng của nó bằng việc xác định một hành tinh khác hoàn toàn hành tinh khác trong hệ mặt trời. Hành tinh mới có tên là HIP 116454b.
Nhung phat hien gay choang nhat tu tau vu tru Kepler-Hinh-6
 HIP 116454b cách xa Trái đất khoảng 180 năm ánh sáng. HIP 116454b có đường kính gấp 2,5 lần Trái đất và nặng hơn Trái đất 12 lần. Nó cũng chứa khoảng 75% là nước và 25% đất giống Trái đất. Siêu Trái đất này quay quanh một ngôi sao lùn màu cam loại K.
Nhung phat hien gay choang nhat tu tau vu tru Kepler-Hinh-7
 Hành tinh rung lắc mạnh. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện hành tinh Kepler-413b liên tục đi lên, hạ xuống hoặc rung lắc do chịu ảnh hưởng từ 2 ngôi sao lùn màu cam và đỏ. Tuy nhiên, hành tinh này vẫn có thể quay trên trục của chính mình. Cứ 11 năm, trục của Kepler-413b lại dịch chuyển 30 độ. Trong khi đó trục của Trái đất chỉ dịch chuyển 23,5 độ sau 26 nghìn năm.
Nhung phat hien gay choang nhat tu tau vu tru Kepler-Hinh-8
 Theo dữ liệu từ kính thiên văn Kepler, 17% các ngôi sao trong dải Ngân Hà đều có một hành tinh có kích thước tương tự Trái đất. Khoảng 25% ngôi sao của thiên hà có một siêu Trái đất. Với khoảng 1 tỷ ngôi sao trong dải Ngân Hà thì sẽ có khoảng 17 tỷ hành tinh có kích thước tương tự Trái đất.
Nhung phat hien gay choang nhat tu tau vu tru Kepler-Hinh-9
 “Earth 2.0”. Được các nhà khoa học mệnh danh là “Earth 2.0”, Kepler-452b được mô tả giống như người anh em họ với Trái đất của chúng ta. Gấp 5 lần khối lượng Trái đất, Kepler-452b cũng rộng hơn khoảng 60%. Kepler-452b quay quanh một ngôi sao sáng hơn 20% so với Mặt trời. Đây là yếu tố khiến Kepler-452b nóng hơn nhiều so với Trái đất.
Nhung phat hien gay choang nhat tu tau vu tru Kepler-Hinh-10
Mới đây, các khoa học gia đã phát hiện ra những ánh sáng kỳ lạ tại ngôi sao KIC 8462852. Đây được cho là dấu hiệu do người ngoài hành tinh chế tạo. Ngôi sao KIC 8462852 nằm cách Trái đất 1.500 năm ánh sáng. Nó sáng hơn, nóng hơn và lớn hơn gấp nhiều lần Mặt trời của chúng ta. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới