Mỏ vàng khổng lồ nhưng không ai dám lấy: Vì sao vậy?

Mỏ vàng này ở nơi tận cùng của thế giới! Người thường không thể và cũng không dám đến đây khai thác.

Mỏ vàng ở nơi tận cùng thế giới

Nằm cô lập trong vùng đất hoang đông lạnh ở Khu tự trị Chukotka phía đông bắc nước Nga, cách thị trấn gần nhất hơn 160km và chỉ có thể đến được bằng đường hàng không hoặc đường băng tạm thời dài 322km chỉ tồn tại từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm - là mỏ vàng Kupol của Nga.

Về mặt địa chất học, mỏ Kupol nằm trong vành đai núi lửa Okhotsk-Chukotka kỷ Phấn trắng, ở phía tây bắc chân đồi Anadyr trên ranh giới giữa vùng Anadyr và Bilibino ở Khu tự trị Chukotka.

Đến được đó đã khó, trụ được ở đó còn khó hơn. Bởi đó là một nơi lạnh lẽo, khắc nghiệt bậc nhất Trái đất - nơi nổi tiếng là "vùng đất cô độc" của thế giới với điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ có thể giảm mạnh xuống -50°C.

Mo vang khong lo nhung khong ai dam lay: Vi sao vay?

Con đường băng nối Kupol với Pevek mang lương thực, vật tư đến trại. Con đường này phải được xây dựng lại hàng năm từ tháng 11 đến tháng 1. Ảnh: Elena Chernyshova

Mo vang khong lo nhung khong ai dam lay: Vi sao vay?-Hinh-2

Huyết mạch dài 322km. Ảnh: Elena Chernyshova

Ở mức nhiệt "hủy diệt" này, người thường có thể bị sốc nhiệt, mắc các bệnh tim mạch... Chính điều này khiến mỏ vàng Kupol của Nga trở thành một trong những mỏ vàng khó khai thác nhất thế giới. Người thường không thể và cũng không dám đến đây khai thác.

Dẫu vậy, "cái giá" của việc chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, sự cô lập của băng tuyết hoang lạnh là ánh kim vàng của thứ kim loại quý vốn được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới: Vàng. Chưa hết, Kupol còn là mỏ vàng lớn thứ 3 của Nga (theo thống kê của Statista).

Tất nhiên, để có được vàng thì điều kiện khai thác và lưu trú phải được đảm bảo. Vậy Ai? Công ty nào đã "đổ tiền" vào Kupol để có được kho báu này?

Mo vang khong lo nhung khong ai dam lay: Vi sao vay?-Hinh-3

Ảnh minh họa.

Những năm 1940, người ta mới phát hiện ra Kupol có vỉa vàng được chôn giấu dưới những lớp băng vĩnh cửu của vùng cực Bắc. Nhưng phải hơn 6 thập kỷ sau đó, công nghệ cao mới có thể vào cuộc để tìm cách khai thác kim loại quý này.

Năm 2005, Kinross Gold (Canada) mua mỏ Kupol. Năm 2007, công ty bắt đầu khai thác vàng tại đây.

Một năm sau đó, Kinross Gold tuyên bố gói kế hoạch trị giá 705 triệu USD nhằm khai thác cả vàng lẫn bạc tại Kupol. Bởi ngoài vàng, mỏ Kupol còn có cả bạc.

Nửa cuối năm 2008, công ty Canada tuyên bố sản xuất vàng ngay tại mỏ (Nhà máy Kupol), điều này nhằm làm giảm thời gian và công sức di chuyển trang thiết bị và quặng vàng.

Kết quả, nửa cuối năm 2009, mỏ Kupol báo cáo sản lượng là 234.265 ounce vàng tương đương và 1.633.673 ounce bạc. Đến năm 2021, Kinross Gold thu được 481,1 nghìn ounce vàng (khoảng 15 tấn vàng).

Công nghệ cao vào cuộc

Để có được những lượng vàng nguyên chất đó, Kinross Gold đã phải trả qua rất nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực.

1. Xây dựng huyết mạch chỉ tồn tại trong 6 tháng

Nhiếp ảnh gia người Nga Elena Chernyshova, người từng lưu lại đây 10 ngày để chụp ảnh mỏ vàng nơi tận cùng thế giới cho biết: Kinross Gold đã tạo ra huyết mạch chính (con đường mùa đông) nối Kupol với Pevek - một cảng quốc tế trên Bắc Băng Dương - trong 6 tháng trong suốt mùa đông.

Toàn bộ con đường dài 322km được đánh dấu bằng các chốt phản quang. Điều đặc biệt, lòng đường được làm sạch tuyết liên tục với sự trợ giúp của các xe phun nước nóng.

Trong 6 tháng mùa đông đó, Kinross Gold sẽ cho 4.000 container (chở vật tư, lương thực...) và 60.000 tấn dầu mỡ di chuyển tử cảng Pevek vào khu mỏ Kupol để phục vụ cho việc khai thác vàng.

Mo vang khong lo nhung khong ai dam lay: Vi sao vay?-Hinh-4

Khi băng tan, con đường huyết mạch mất, người ta phải di chuyển bằng trực thăng. Ảnh: Elena Chernyshova

Trong thời gian tan băng vào mùa xuân và mùa hè, người ta chỉ có thể đến khu vực Kupol bằng trực thăng - chuyến bay kéo dài 1,5 giờ từ Bilibino.

2. Xây dựng trại thường trú

Ở vùng đất nơi nhiệt độ xuống đến -50 độ C thì các trang thiết bị, máy móc, điều kiện sinh sống và làm việc của hàng nghìn người phải thực sự khác bình thường.

Mo vang khong lo nhung khong ai dam lay: Vi sao vay?-Hinh-5

Bức ảnh chụp từ trên không của mỏ Kupol và trại thường trú. Ảnh: Elena Chernyshova

Để máy móc không đóng băng, để pin không bị cạn kiệt nhanh, để thức ăn không bị tuyết lạnh làm đông cứng, để da thịt người chịu đựng được cái rét cắt da cắt thịt... thì Kinross Gold đã phải đầu tư rất nhiều.

Mo vang khong lo nhung khong ai dam lay: Vi sao vay?-Hinh-6

Vì Kupol cách thị trấn gần nhất, Bilibino, hàng trăm km, vì vậy cơ sở này đã được thiết kế như một 'Trại thường trú'.

Quy mô của nó đã được thiết kế đủ rộng cho 656 người lưu trú. Khu sinh hoạt bao gồm phòng VIP, phòng đơn, phòng đôi và khu dành cho nhân viên cấp cao. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Kupol, trại còn có các phương tiện giải trí để sử dụng sau giờ làm việc như phòng thư giãn, phòng tập thể dục và thư viện.

Gần 1.000 người lao động tại mỏ, phần lớn đến từ các nơi xa xôi như Brazil làm việc tại mỏ lộ thiên và mỏ ngầm dưới lòng đất. Có một đường hầm khép kín dài 900 mét nối trại với mỏ, được gọi là “Hành lang Bắc Cực”.

Công nhân ở lại công trường trong hai tháng, sau đó họ có hai tháng nghỉ ngơi. Ngày làm việc là 12 giờ, không có ngày nghỉ cuối tuần.

3. Xây dựng nhà máy Kupol

Nhà máy Kupol là một nhà máy xyanua vàng/bạc thông thường kết hợp mạch rửa chất làm đặc CCD (chất cô đặc ngược dòng) và kết tủa kẽm Merrill-Crowe.

Nhà máy Kupol được thiết kế để xử lý khoảng 3.000 tấn quặng mỗi ngày (1.100.000 tấn mỗi năm).

Mo vang khong lo nhung khong ai dam lay: Vi sao vay?-Hinh-7

Bên trong nhà máy Kupol. Ảnh: Ảnh: Elena Chernyshova

Mo vang khong lo nhung khong ai dam lay: Vi sao vay?-Hinh-8

Bên trong nhà máy Kupol. Ảnh: Ảnh: Elena Chernyshova

Quặng sau khai thác được nghiền trong máy nghiền hàm và chuyển đến thùng chứa quặng đã nghiền. Quặng nghiền được nghiền trong máy SAG, sau đó là máy nghiền bi. Việc tách vàng và bạc tự do bằng trọng lực sẽ được thực hiện bằng máy cô đặc Knelson trong mạch nghiền.

Nhu cầu về nước tại các cơ sở Kupol ước tính vào khoảng 400.000 đến 600.000m³/năm đối với nước xử lý và 35.000 đến 50.000m³/năm đối với nước uống được, do đó nguồn cung cấp đã được phát triển từ phù sa ở một con lạch cách mỏ khoảng 4 km về phía hạ lưu.

Đối với nguồn điện, công suất phát lắp đặt khoảng 25MW với nhu cầu dự kiến là 15,5MW sử dụng 8 tổ máy phát điện.

Một hệ thống nhiệt thải sẽ thu hồi công suất tương đương khoảng 15MW và hệ thống này sẽ được sử dụng để sưởi ấm tổ hợp nhà máy và khu trại thường trú.

Tính đến tháng 6/2022, mỏ này không còn thuộc sở hữu của Kinross Gold.

Tham khảo: Mining-technology, Wired, Atlasobscura

Sự thật kinh ngạc chưa tiết lộ về mỏ vàng sâu nhất thế giới

Mỏ vàng Mponeng nằm dưới độ sâu 4 km dưới bề mặt Trái đất, đủ để xếp chồng 10 tòa nhà Empire State lên nhau. Mỗi ngày có khoảng 4.000 thợ làm việc trong mỏ.

Sự thật kinh ngạc chưa tiết lộ về mỏ vàng sâu nhất thế giới
Su that kinh ngac chua tiet lo ve mo vang sau nhat the gioi
 Mỏ vàng Mponeng (Nam Phi) hiện là mỏ sâu nhất và là một trong những mỏ vàng quy mô lớn nhất trên thế giới. Ảnh: Harmony

Mỏ vàng bị “cô lập”, xúc nhẹ cũng có vàng nhưng không ai khai thác

Là một trong những mỏ vàng lớn nhất thế giới, nằm ở vùng xa xôi nhất của Đông Bắc Nga, kỳ lạ là Kupol Gold Mine lại bị cô lập trong nhiều năm.

Mỏ vàng bị “cô lập”, xúc nhẹ cũng có vàng nhưng không ai khai thác
Mo vang bi “co lap”, xuc nhe cung co vang nhung khong ai khai thac
Mỏ vàng Kupol Gold Mine là một trong những kho vốn có trữ lượng vàng khổng lồ, lên tới 4.500 tấn vàng. 

Mỏ vàng “cô đơn” nhất thế giới

Có một mỏ vàng khổng lồ nằm ở nơi tận cùng Trái đất nhưng kỳ lạ là nơi đây hiếm người khai thác.

Mỏ vàng “cô đơn” nhất thế giới
Từ xưa đến nay, vàng luôn là thứ kim loại quý giá mà ai cũng mong muốn sở hữu. Như câu nói "Thời thịnh trữ đồ cổ, thời loạn mua vàng kim". Vàng có giá trị tích trữ cao, khác với tiền ở chỗ sẽ không bị mất giá dù diễn ra khủng hoảng kinh tế.

Đọc nhiều nhất

Tin mới