Mở tuyến du lịch Trường Sa: Cần thiết, phải ưu tiên

Về việc mở tuyến du lịch Trường Sa, "Cục hàng không, Bộ GTVT, UBND TPHCM, Sở Du lịch và các Sở, Ngành khác cần có chiến lược, cần nghiên cứu nhanh hơn".

Mở tuyến du lịch Trường Sa: Cần thiết, phải ưu tiên
Đáng lẽ cần triển khai sớm hơn
Trước việc, TP HCM vừa giao cho Sở du lịch phối hợp với các Sở, ngành liên quan khảo sát, nghiên cứu đề án xây dựng tuyến du lịch đến Trường Sa, trao đổi với Đất Việt, ngày 1/4, chuyên gia hàng không Nguyễn Thiện Tống - nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không - Trường đại học Bách khoa TP HCM cho biết: "Đáng lẽ, việc thành lập tuyến du lịch đi ra quần đảo Trường Sa phải được triển khai sớm hơn, bây giờ là đã muộn, nhưng làm muộn còn hơn là không làm".
Bên cạnh đó, phân tích rõ về sự cần thiết, ông Tống cho hay: "Hiện nay, rất nhiều người muốn đi thăm quần đảo của đất nước, nhưng không có điều kiện, người già tuổi cao sao đủ sức đi biển hàng trăm km.
Hơn nữa, đây cũng là vấn đề bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, phát triển du lịch, kinh tế, chủ quyền biển đảo".
Theo ông Tống, muốn mở được tuyến du lịch thì liên quan đến đường hàng không, chúng ta cần phải lập đường bay đưa khách du lịch ra đảo, ngay ban đầu có thể chưa có nhiều khách, dần thì sẽ tăng lên, cũng như việc chúng ta đang khai thác đường bay ra Côn Đảo.
Mặt khác, tuyến du lịch này đáp ứng mục tiêu an ninh quốc phòng, đương nhiên về mặt hoạt động thì phải hoạt động dân sự là chủ yếu. Hiện nay, các hãng hàng không có thể kết hợp quân sự với dân sự, nhưng dùng cho quân sự rất ít, chủ yếu dân sự khai thác, nhưng khi cần thiết quân sự yêu cầu thì dân sự vẫn phải đáp ứng.
Yếu tố thu hút khách du lịch ở Trường Sa, ông Tống nhấn mạnh: "Chúng ta có nhiều đảo rất đẹp, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, kiểm soát biển lại có thủy phi cơ, có thể làm hình thức di chuyển từ đảo này sang đảo khác.
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên biển đảo, yếu tố lịch sử rất quan trọng, khi đến đó chúng ta sẽ thấy bằng chứng lịch sử ở Hoàng Sa, Trường Sa trải qua bao nhiêu năm. Vì giấy của vua chúa hồi xưa, mọi chuyện cần có bản sao, để ta đến xem và tìm hiểu.
Chúng ta có bao nhiêu di tích lịch sử, bao nhiêu chứng cứ, hoạt động ngày xưa tái hiện trên biển đảo, cũng như địa đạo Củ Chi... họ đến đó vì lý do lịch sử, những sự kiện lịch sử".
Mo tuyen du lich Truong Sa: Can thiet, phai uu tien
 Mở tuyến du lịch ra quần đảo Trường Sa.
Theo ông Tống, đầu tư thì rất cần nhắm đến giá trị, thay vì lãng phí tiền bạc vào những chỗ không thu lại giá trị thì cần ưu tiên vào tuyến du lịch Trường Sa, đầu tư không nhiều nhưng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả an ninh quốc phòng.
"Tôi cho rằng Cục hàng không, Bộ GTVT, UBND TPHCM, Sở Du lịch và các Sở, Ngành khác cần có chiến lược, cần nghiên cứu nhanh hơn để đưa vào triển khai, thực hiện", ông Tống cho biết.
Sẽ thu hút được nhiều khách du lịch
Trong khi đó, cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, chuyên gia hàng không Lê Trọng Sành - nguyên trưởng phòng quản lý bay sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết: "Đây là một đề án tích cực, chúng ta nên thực hiện từ rất lâu rồi, kết hợp mở tuyến du lịch, nên mở thêm đường bay từ Tân Sơn Nhất ra quần đảo Trường Sa".
Theo ông Sành, hiện nay, Trường Sa ít nhất cũng bằng nửa đảo Bạch Long Vĩ, trước cũng đã có nhiều đề xuất, một là, nên mở một xí nghiệp chế biến thủy sản tại đảo, bao nhiêu cá ngư dân đánh được thì chế biến tại nơi; hai là, bán xăng dầu cho ngư dân, cho thanh niên sang củng cố cho Trường Sa.
Khẳng định đây là đường bay cần thiết, ông Sành cũng phân tích thêm: "Mấy loại máy bay của công ty VASCO, cũng nằm trong Vietnam Airlines, tức là có AT72, 64 ghế ngồi, tốc độ 500km/h, ví dụ như những máy bay A320 có 150 ghế, đều có thể đưa vào sử dụng, nhưng chưa cần thiết làm sân bay to, chỉ cần sân bay nhỏ".
Mặt khác, nói về đối tượng tham gia du lịch, ngoài giới trẻ, thì theo ông Sành cả người già, cựu chiến binh, cũng như Việt kiều, khách du lịch quốc tế đều muốn tham gia và có nhiều tiền thì cũng đi một lần trong cuộc đời cho biết.
"Tôi 83 tuổi nếu du lịch bán vé thì tôi cũng sẽ đi ra xem Trường Sa thế nào, thêm nữa là ủng hộ anh chị em ngư dân, hải quân. Hiện nay, du lịch mà từ đất liền ra Trường Sa là 600km, đi tàu biển rất hạn chế, chỉ thanh niên khỏe mạnh đi được, khoảng 80% du lịch bằng hàng không, 20% bằng tàu thủy, khi đó sẽ cực kỳ phát triển", ông Sành nhấn mạnh.

Sân bay Trường Sa đặc biệt thế nào trong bảo vệ chủ quyền?

(Kiến Thức) - Sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Sân bay Trường Sa đặc biệt thế nào trong bảo vệ chủ quyền?
Đảo Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, cách đất liền hơn 550 km, diện tích nổi hơn 150.000 m2. Đường băng sân bay là công trình dễ nhận ra nhất khi quan sát hòn đảo từ trên cao.
 Đảo Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, cách đất liền hơn 550 km, diện tích nổi hơn 150.000 m2. Đường băng sân bay là công trình dễ nhận ra nhất khi quan sát hòn đảo từ trên cao.

Sân bay trên đảo được xây dựng từ tháng 6/1976 – 8/1977. Vào thời điểm kể trên, đây chỉ là sân bay tạm có lớp mặt trải bằng những tấm ghi nhôm, có chiều dài 560m, rộng 24m.
 Sân bay trên đảo được xây dựng từ tháng 6/1976 – 8/1977. Vào thời điểm kể trên, đây chỉ là sân bay tạm có lớp mặt trải bằng những tấm ghi nhôm, có chiều dài 560m, rộng 24m.

Theo tấm bia kỉ niệm đặt tại sân bay, đơn vị khảo sát, thiết kế sân bay là Phòng Công binh – Binh chủng Phòng không không quân, đơn vị thi công là Trung đoàn Công binh 28 – Quân chủng Phòng không không quân.
 Theo tấm bia kỉ niệm đặt tại sân bay, đơn vị khảo sát, thiết kế sân bay là Phòng Công binh – Binh chủng Phòng không không quân, đơn vị thi công là Trung đoàn Công binh 28 – Quân chủng Phòng không không quân.

Trước tình trạng xuống cấp, đầu những năm 2000, đường băng sân bay đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp III, đáp ứng yêu cầu sử dựng các loại máy bay cánh bằng chở khách.
 Trước tình trạng xuống cấp, đầu những năm 2000, đường băng sân bay đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp III, đáp ứng yêu cầu sử dựng các loại máy bay cánh bằng chở khách.

Đường băng và sân đỗ máy bay mới có 3 lớp kết cấu trên nền cát, đá san hô tự nhiên gồm: Lớp nền móng tạo phẳng và lu, lèn chặt; lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường độ cao dày 25 cm.
 Đường băng và sân đỗ máy bay mới có 3 lớp kết cấu trên nền cát, đá san hô tự nhiên gồm: Lớp nền móng tạo phẳng và lu, lèn chặt; lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường độ cao dày 25 cm.

Sân bay trên đảo Trường Sa Lớn có thể tiếp nhận các loại trực thăng và máy bay tuần tiễu M-28.
 Sân bay trên đảo Trường Sa Lớn có thể tiếp nhận các loại  trực thăng và máy bay tuần tiễu M-28.

M-28 là loại máy bay vận tải và tuần tra có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, có tốc độ tối đa là 350km/h, trần bay 6.000m, phạm vi hoạt động 1230km.
 M-28 là loại máy bay vận tải và tuần tra có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, có tốc độ tối đa là 350km/h, trần bay 6.000m, phạm vi hoạt động 1230km.

Những chiếc máy bay này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm được đồng thời 30 mục tiêu nổi, dò tìm tàu ngầm bằng các biện pháp dò từ trường, dò bằng tia hồng ngoại và thả phao phát radio xuống biển. Đây là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
 Những chiếc máy bay này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm được đồng thời 30 mục tiêu nổi, dò tìm tàu ngầm bằng các biện pháp dò từ trường, dò bằng tia hồng ngoại và thả phao phát radio xuống biển. Đây là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Không chỉ là nơi máy bay cất, hạ cánh, đường băng của sân bay Trường Sa cũng đảm nhiệm chức năng của một quảng trường lớn, nơi tiến hành những nghi lễ trang trọng của người lính đảo.
 Không chỉ là nơi máy bay cất, hạ cánh, đường băng của sân bay Trường Sa cũng đảm nhiệm chức năng của một quảng trường lớn, nơi tiến hành những nghi lễ trang trọng của người lính đảo.

Có thể nói, sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
 Có thể nói, sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Hình ảnh khó quên năm 1988: Trường Sa Lớn kiên cường

(Kiến Thức) - Bên cạnh tinh thần sẵn sàng chiến đấu,  hoạt động tăng gia sản xuất cũng được coi trọng để cải thiện cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa.

Hình ảnh khó quên năm 1988: Trường Sa Lớn kiên cường
Đảo Trường Sa Lớn, tháng 5/1988.
Đảo Trường Sa Lớn, tháng 5/1988.

Cựu binh Trường Sa xây cột mốc chủ quyền Trường Sa tại tư gia

(Kiến Thức) - Cựu binh Trần Văn Xuất bỏ tiền xây cột mốc chủ quyền Trường Sa Đông sừng sững ngay bên con đường Đường Trường Sa của Đà Nẵng.

Cựu binh Trường Sa xây cột mốc chủ quyền Trường Sa tại tư gia
Đó là Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Xuất (49 tuổi), từng biên chế thuộc Lữ 146 Hải quân ra bảo vệ chủ quyền đảo Trường Sa Đông (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, tháng 5 – 1984). 
Sau hơn 3 năm cùng đồng đội vượt bao gian khó nơi đầu sóng ngọn gió, người Trung đội trưởng năm ấy đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc và trở về đất liền. Anh may mắn hơn nhiều đồng đội khác, đó là khi trở về, trước sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Đà Nẵng, mảnh đất mà gia đình anh sở hữu với trên 7.000 mét vuông lại gặp cơ duyên đến bất ngờ và thật hạnh phúc, căn nhà anh nằm trên con đường mới mở được mang tên Đường Trường Sa, một trong số những con đường đẹp của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Vốn có sẵn nghề truyền thống điêu khắc đá mỹ thuật, anh mở cơ sở sản xuất và kinh doanh rồi lao vào công việc, theo năm tháng, cơ sở của gia đình phát triển tốt.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.