Tại hội thảo kinh tế đêm ở Đà Nẵng một cách hoàn toàn nghiêm túc, với một tham luận bằng văn bản, việc thí điểm “Phố đèn đỏ” đã được đề xuất bởi Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam Lê Tấn Thanh Tùng. Và trích đoạn trên là ý ông Tùng nhấn mạnh.
Prokoffva Elena, trong vụ xử tổ chức mại dâm năm ngoái. Bị cáo 29 tuổi này từng đưa 15 cô gái Nga và Ucraina sang Việt Nam bán dâm. Ảnh AT/LDO |
Cụ thể hơn, ông Tùng đề xuất mô hình "Phố đèn đỏ" tại khu du lịch/resort khép kín. Học tập cách làm của Singapore, tức đội ngũ phục vụ không phải là người Việt Nam, được cấp phép hành nghề, khám sức khỏe và đánh thuế tiêu dùng đặc biệt thật cao".
Và ông Tùng coi đây sẽ là một đột phá về sản phẩm dịch vụ giải trí đêm phục vụ cho phát triển du lịch Đà Nẵng.
Đề xuất “Phố đèn đỏ”- mô hình “xưa như trái đất”, không mới cũng chẳng lạ.
Năm 2013, một Phó Chủ tịch Thành phố đáng sống từng nói rất thật: Với một thành phố Du lịch như Đà Nẵng, tôi cho rằng không thể không có mại dâm.
Xuất phát điểm khi ấy không chỉ là nhu cầu có thật mà cũng từ hiện trạng “không phải không có” mà “không chừa hang cùng, ngõ hẻm nào”. Thậm chí, có ở ngay trong những bản làng “phải đi mất 3 giờ, đồi núi cao lắm, chỉ có sóng điện thoại của Lào”. Có ở ngay những xã vùng xa cả năm thu ngân sách được có 3 triệu đồng.
Mại dâm là một nhu cầu thực tế dù có công nhận nó hay không. Có người mua, có người bán, và việc “không công nhận” chẳng những đẩy khoảng 200.000 người bán dâm ra đường mà còn khiến một nhu cầu thực tế trở thành phạm pháp, thành vô đạo đức.
Có lẽ, đã đến lúc bắt đầu, dẫu chỉ là một mô hình thí điểm. Để ít nhất, số tiền bán dâm, hàng triệu đồng, hàng chục ngàn USD- như vụ việc đang thời sự- không lọt cả vào tay ma cô, tú ông tú bà, giang hồ xã hội đen.
Để ít nhất, những người bán dâm- một bộ phận dưới đáy xã hội- được bảo vệ, được gìn giữ nhân phẩm mà không phải chui lủi, bị bóc lột, chà đạp.
Nên chăng, đã đến lúc cần nghiên cứu nghiêm túc đề xuất trên. Đừng mặc kệ như không biết, không thấy nữa.