Miền trung chìm trong mưa lũ, giao thông tê liệt...

(Kiến Thức) - Mưa to liên tục dọc khắp Trung và Nam Trung Bộ từ hôm qua đến nay, cộng thêm thủy điện xả nước khiến lũ các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam... đang dâng rất nhanh.

 

Miền trung chìm trong mưa lũ, giao thông tê liệt...
Bão số 12 (có tên gọi quốc tế là Damrey ) đổ bộ vào Phú Yên - Khánh Hòa đã gây mưa to đến rất to dọc khắp Trung và Nam Trung Bộ. Bão còn làm thiệt hại lớn đến tài sản, đe dọa tính mạng của người dân...
Tại Huế:  Do ảnh hưởng từ cơn bão số 12, tại Thừa Thiên-Huế xảy ra mưa lớn liên tục từ tối ngày 3/11 và dự báo còn kéo dài. Mưa lớn khiến các tuyến phố khu vực trung tâm thành phố Huế như Bà Triệu, Lê Quy Đôn, Nguyễn Lộ Trạch, Lê Hồng Phong, Hùng Vương… bị ngập 0,5-0,7 m đến 1,2 m.

Ngoài ra, nhiều tuyến đường liên xã dọc sông Ô Lâu, sông Bồ của Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà hiện đang ngập sâu dưới nước khoảng 1m.

Trên đường Quốc lộ 1A đoạn qua khu vực cầu Hai đang ngập sâu 1m, các phương tiện không thể di chuyển được.

Trước tình hình mưa lũ, cơ quan chức năng buộc phải phát lệnh yêu cầu chủ các hồ chứa trên địa bàn xả lũ khẩn.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TT-Huế cho biết, lượng mưa tại TT-Huế ở mức phổ biến từ 400-600mm. Tuy nhiên, từ ngày 4 đến 8/11, sẽ có một đợt lũ xuất hiện trên các sông lớn của tỉnh TT-Huế.

Đến thời điểm hiện tại, mực nước ở hồ Bình Điền ( Thừa Thiên - Huế) đã vượt ngưỡng mức 76,23m, cao hơn mức đón lũ cho phép là 1,73m. Từ chiều ngày 4/11, hồ thủy điện Bình Điền (thị xã Hương Trà) đã phải xả lũ với lưu lượng tăng dần khoảng từ 120-300m³/giây.

Mien trung chim trong mua lu, giao thong te liet...
 Bão số 12 đánh chìm thuyền của ngư dân.
Tại Đà Nẵng: Suốt đêm qua và sáng nay có mưa lớn, kèm gió. Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố cho biết, mưa lớn cộng với thủy điện ở Quảng Nam xả lũ đã khiến mực nước tại các sông tiếp tục dâng cao. 

Nhiều nhà dân ven sông Túy Loan, Cu Đê, sông Yên và một số xã của huyện Hòa Vang như Hòa Tiến, Hòa Khương đã bị ngập. Ở nội thành, một số tuyến đường ở quận Liên Chiểu đã chìm trong nước. 
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã có thư kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sỹ và người dân TP Đà Nẵng đồng lòng ra sức hỗ trợ các lực lượng chức năng dọn dẹp vệ sinh, khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra, sẵn sàng đón chào các đại biểu đến tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 vào ngày 6/11.
Trước đó, từ chiều 4/11, nước sông Cu Đê dâng cao do mưa lớn, lũ về và triều cường, gây ngập sâu nhiều khu vực ven sông ở xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Đáng chú ý, tại khu vực núi Hầm Vàng một cây cầu bị ngập sâu dưới nước có thể chia cắt đường ADB 5 từ Liên Chiểu đi Hòa Liên và Hòa Bắc.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh kết hợp với hoàn lưu của cơn bão số 12 Damrey, Đà Nẵng tiếp tục có mưa lớn và mưa trên diện rộng, lượng mưa từ chiều 4-5/11 phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 250mm.

Tại Quảng Nam: Trong đêm 4/11, do mực nước dâng lên cao nên nhiều thủy điện ở thượng nguồn buộc phải xả lũ như: Thủy điện Sông Bung 4 xả lũ về sông Vu Gia với lưu lượng 4.270 m3/s, thủy điện Sông Tranh 2 xả về sông Thu Bồn 2.198m3/s, thủy điện Đăk Mi 4 xả qua tràn 3.349m3/s.

Đến sáng ngày 5/11, nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Nam chìm sâu trong nước lũ. Trong khi đó, mực nước sông Vu Gia báo động 3 là 0,47m, sông Thu Bồn là 8,29m trên mức báo động 2.

Hiện tại, khu vực Quảng Nam đang mưa to và mưa rất to khiến nhiều tuyến đường ở khu vực huyện Đại Lộc bị ngập sâu đến 1m. Nhà cửa của người dân ở các xã Đại Cường, Đại An, Đại Lãnh, Đại Hưng, Ái Nghĩa, Đại Hiệp… đang bị nước nhấn chìm từ 0,7 đến 1m.

Trong khi đó, các tuyến đường từ trung tâm huyện đi Quế Phước, Quế Ninh, Phước Ninh, Quế Lâm đều bị chia cắt bởi nước lũ.

Mien trung chim trong mua lu, giao thong te liet...-Hinh-2
 Nước lũ nhấn chìm nhiều khu vực ở huyện Đại Lộc. Ảnh: Tuổi Trẻ.

 Bão cũng gây ra nhiều sự cố giao thông.

Hiện trên Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên có 05 vị trí nước tràn mặt đường, ngập sâu từ (0,3 – 0,5)m: Km1299, Km1300, Km1302, Km1304, Km1306+700. Hiện đơn vị quản lý bảo trì đang điều tiết để xe lưu thông hai chiều bên trái tuyến và tiến hành tháo dỡ tạm dải phân cách giữa để thoát nước; Tại Km1294+570, móng mặt đường đã bị sụt sâu với bề rộng 3m, đã được xử lý đảm bảo giao thông bước 1; đến nay phần bù 3m tiếp tục lún sâu thêm 0,4m; hiện đang triển khai lắp đặt hệ thống biển báo rào chắn;

Nhiều chuyến tàu bị ách tắc do tuyến đường sắt từ Phú Yên đi Khánh Hòa bị phong tỏa: Tàu chở khách: Tàu SE7 dừng ga Diêu Trì: 392 khách; Tàu SE2 dừng ga Phong Thạnh: 410 khách; Tàu SQN4 dừng ga Nha Trang: 416 khách; Tàu SE4 dừng ga Nha Trang: 54 khách; Tàu SE5 dừng dọc đường: 267 khách; Tàu SNT4 dừng ga Tháp Chàm; Tàu SNT2 dừng ga Cây Cầy. Hành khách được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống và đảm bảo an toàn. Tàu hàng: Tàu AH1 dừng ga Nha Trang; Tàu ASY1 dừng ga Đông Tác; Tàu 7506 dừng ga Phước Lãnh; Tàu HH8 dừng ga Vĩnh Hảo; Tàu HH4 dừng ga Châu Hanh; Tàu AH2 dừng ga Ma Lâm.

Mưa lũ miền Trung vẫn phức tạp, tiếp tục các biện pháp ứng phó

(Kiến Thức) -Tình hình mưa lũ tại miền Trung vẫn diễn biến phức tạp, Trung Ương và các địa phương đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng phó...

Mưa lũ miền Trung vẫn phức tạp, tiếp tục các biện pháp ứng phó
Mưa, lũ miền Trung vẫn diễn biến phức tạp
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, lũ trên các sông thuộc các tỉnh miền Trung vẫn đang ở mức cao. Cụ thể, lũ trên thượng lưu các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế lên rất nhanh, cường suất lũ từ 0,3 – 0,5m/h và hầu hết đã đạt đỉnh vào sáng ngày 15/10/2016, trong đó trên sông Gianh tại Mai Hóa thấp hơn lũ lịch sử 0,27cm, các sông khác ở mức BĐ3 và trên BĐ3.

Mưa lũ miền Trung: 111 người chết và mất tích, thiệt hại nặng nề

(Kiến Thức) - Chỉ tính riêng từ giữa tháng 10/2016 đến nay, mưa lũ miền Trung đã khiến 111 người chết, mất tích, thiệt hại ước tính lên đến hơn 8.500 tỷ đồng.

Mưa lũ miền Trung: 111 người chết và mất tích, thiệt hại nặng nề
Theo báo cáo từ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ miền Trung, tính từ giữa tháng 10/2016 đến nay, mưa lũ đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; 316.719 nhà bị ngập, hư hại; 42.804ha lúa, 4.703ha mạ và 39.261ha hoa màu bị ngập hư hại... Trong đó, đa phần các hộ dân trong vùng mưa lũ đã mất hoàn toàn cây trồng và diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỷ đồng. Nâng tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).

Mưa lũ miền Trung: Nước lũ rút, số người chết tăng

(Kiến Thức) - Về tình hình mưa lũ miền Trung, nước lũ trên các sông đã rút nhưng con số người thiệt mạng lại tăng lên so với báo cáo ngày trước đó.

Mưa lũ miền Trung: Nước lũ rút, số người chết tăng
Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay, lũ trên các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định đang xuống, ở mức báo động 1 - báo động 2.
Dự báo mực nước các sông khác từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi tiếp tục xuống: Mực nước sông Cái Ninh Hòa (Khánh Hòa), các sông ở Ninh Thuận dao động ở mức BĐ1-BĐ2, các sông ở Bình Thuận có dao động nhỏ. Trong 12 giờ tới, lũ trên sông Kôn tiếp tục xuống, tại Thạnh Hòa xuống mức 7,5m, trên BĐ2 0,5m.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.