Metro Nhổn-ga Hà Nội: Tăng vốn, lùi thời gian hoàn thành vào năm 2027

Theo điều chỉnh, thời gian thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn-ga Hà Nội từ năm 2009-2027 và tổng mức đầu tư Dự án thành 34.826 tỷ đồng, tăng thêm 1.916 tỷ đồng so với trước.

Metro Nhổn-ga Hà Nội: Tăng vốn, lùi thời gian hoàn thành vào năm 2027
Metro Nhon-ga Ha Noi: Tang von, lui thoi gian hoan thanh vao nam 2027
Đoàn tàu Nhổn-Ga Hà Nội chạy thử. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Ngày 30/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 30/5/2023 phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội.”
Theo đó, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn-ga Hà Nội từ năm 2009-2027. Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án thành 34.826 tỷ đồng, tăng thêm 1.916 tỷ đồng; trong đó, vốn đối ứng ngân sách thành phố Hà Nội tăng 3.895,93 tỷ đồng và vốn vay ODA giảm 1.979,93 tỷ đồng.
Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội có quy mô lớn và phức tạp, được áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới của nước ngoài.
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, quá trình thực hiện dự án gặp không ít khó khăn như giải phóng mặt bằng phức tạp kéo dài; sự phối hợp giữa tư vấn, chủ đầu tư và các sở, ngành liên quan chưa hiệu quả; năng lực của nhà thầu Hancorp (gói thầu CP05 - công trình kiến trúc depot) còn hạn chế.
Đặc biệt, những vướng mắc liên quan đến sự khác biệt giữa quy định của Hợp đồng FIDIC (loại hợp đồng do Hiệp hội Các kỹ sư tư vấn quốc tế biên soạn) và pháp luật Việt Nam rất phức tạp, khó giải quyết. Quy định, thủ tục giao kế hoạch vốn ODA của Việt Nam và quy định của các Nhà tài trợ chưa đồng bộ, kịp thời. 
Cùng đó là nhiều vướng mắc về quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, giá vật tư, thiết bị chuyên ngành đường sắt đô thị, ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 và những khó khách quan khác buộc dự án phải lùi tiến độ.
Căn cứ tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Chính phủ cho rằng dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư để phù hợp với thực tế. Xét đề nghị của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 104/TTr- UBND ngày 24 tháng 4 năm 2023 và văn bản số 1522/UBND-ĐT ngày 23/5/2023; ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 3813/BKHĐT GSTĐĐT ngày 22/5/2023, ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội.”
Thủ tướng giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục điều chỉnh các Hiệp định vay vốn với các nhà tài trợ cho dự án.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh dự án bảo đảm tổng mức đầu tư, vốn vay ODA, vốn ngân sách đối ứng của thành phố Hà Nội không vượt mức vốn được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Thủ tướng đề nghị Hà Nội sử dụng vốn vay hiệu quả, trả nợ đầy đủ và đúng hạn, cam kết thực hiện dự án đúng tiến độ; chịu trách nhiệm về các chi phí phát sinh do gia hạn thời gian thực hiện, nguồn vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trường hợp không hoàn thành đúng thời hạn, chịu trách nhiệm bố trí các nguồn vốn khác để thực hiện các hạng mục chưa hoàn thành./.

Metro Nhổn - ga Hà Nội tuyển hơn 400 nhân sự chuẩn bị vận hành

Để chuẩn bị vận hành tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội vào cuối năm 2022, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) đang tổ chức tuyển 438 nhân lực.

Metro Nhổn - ga Hà Nội tuyển hơn 400 nhân sự chuẩn bị vận hành
Ngày 18/4, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, đang tổ chức tuyển 438 nhân lực để cử đi đào tạo nghề vận hành, khai thác đường sắt đô thị (metro) tuyến Nhổn - ga Hà Nội.

Metro số 2 TP.HCM lùi thời gian khởi công đến năm 2025

Để chọn đơn vị tư vấn thay thế Tư vấn IC đã dừng hợp đồng, tuyến metro số 2 sẽ lùi thời gian khởi công đến năm 2025 và hoàn thành vào năm 2030.

Metro số 2 TP.HCM lùi thời gian khởi công đến năm 2025

Nội dung vừa được UBND TP.HCM gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư) đang chuẩn bị thủ tục đấu thầu tìm đơn vị thay thế sau khi chấm dứt hợp đồng với tư vấn IC.

Sau khi hợp đồng tư vấn IC sau khi kết thúc, phần việc còn lại của đơn vị tư vấn này sẽ được chuyển sang gói thầu CS2B. Đây là gói thầu quốc tế có giá trị gần 70 triệu USD (tương đương 1.600 tỷ đồng). Việc IC ngừng hợp đồng đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai metro số 2 và hiện dự án cần thêm 12-18 tháng tuyển chọn nhà thầu tư vấn mới.

Đề xuất tái thiết đô thị khi đi ngầm Metro Nhổn - ga Hà Nội

Thành phố Hà Nội vừa xin ý kiến các bộ ngành việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội với các nội dung tăng vốn, lùi thời gian hoàn thành.

Đề xuất tái thiết đô thị khi đi ngầm Metro Nhổn - ga Hà Nội

Ngày 20/11, UBND TP. Hà Nội có văn bản xin ý kiến các bộ ngành về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội với các nội dung: Tăng vốn, kéo dài thời gian hoàn thành.

Trong khi có nhiều sáng kiến khác có thể rút ngắn thời gian thi công và tạo cơ hội cho nhiều nguồn lực đầu tư/hạ giá thành.

Bài học tái thiết từ thảm họa tại Nhật Bản

Hầu hết các thành phố châu Á cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 phải đối mặt mặt với hỏa hoạn vì hầu hết các ngôi nhà làm bằng vật liệu dễ cháy (tre, gỗ, rơm, lá khô…). Thành phố Tokyo (Nhật Bản) còn có nguy cơ cao hơn do mật độ xây dựng dày đặc (hơn 1 triệu dân) lại ảnh hưởng động đất.

Trận hỏa hoạn năm 1872 đã thiêu trụi gần 300 nghìn nhà gỗ, gần như toàn bộ dân cư không còn nhà ở và tài sản. Thành phố đã phải đối mặt cùng lúc hai vấn đề, một là cứu trợ quy mô lớn, hai là tái thiết đô thị theo hướng hiện đại và an toàn hơn (nhà cửa xây dựng bằng vật liệu bền vững có khả năng chống cháy tốt hơn; đường phố rộng rãi để giãn cách phòng hỏa, đi lại dễ dàng cho sinh hoạt và cứu hỏa...). Vấn đề là chi phí cho công việc này quá lớn, trong khi hầu hết cư dân phá sản.

De xuat tai thiet do thi khi di ngam Metro Nhon - ga Ha Noi

Bài học tái thiết đô thị Tokyo: Khu phố Edogawabashi sau 200 năm (1760-1960). Ảnh: KTS Trần Huy Ánh

Hóa giải bế tắc này, một Quỹ Cho vay Hoàng gia được hình thành với sự tham gia của 3 bên: Người dân (có đất) - Nhà đầu tư (có tiền) và Thành phố (có kế hoạch và cam kết chính trị). Tất cả các mối quan hệ công bằng/minh bạch với sự bảo lãnh của Nhà vua – Hoàng gia Nhật Bản.

Quy trình hợp tác nhiều bên đã giúp Nhật vượt qua rất nhiều thảm họa khủng khiếp như động đất Kanto (1923), Bom cháy Thế chiến 2 (1945)… Gần như cả thành phố bị xóa sổ nhưng đã nhanh chóng phục hồi và phát triển mạnh mẽ như huyền thoại “Chim Phượng hoàng tái sinh trong lửa”.

Hà Nội chúng ta có may mắn không có thảm họa, nhưng những khó khăn của Hà Nội không nhỏ: Giao thông tắc nghẽn, ngập lụt đô thị, ô nhiễm môi trường, tiền bạc khó khăn… Nhưng, thách thức lớn nhất là năng lực thực hiện các dự án đầu tư tái thiết đô thị.

De xuat tai thiet do thi khi di ngam Metro Nhon - ga Ha Noi-Hinh-2

Phương án Hành lang an toàn thi công đường sắt ngầm để phát triển không gian ngầm và nổi. Ảnh: Trần Huy Ánh

Ví dụ, tại dự án Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội khởi công từ gần 20 năm trước, nay chậm thêm 5 năm, đội giá 87% và tổng thầu cũng đang kiện do chậm giao mặt bằng. Các công trường thi công 4 km ngầm đã bất động, nhà thầu yêu cầu đền bù 114 triệu USD.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh nhìn nhận về những tồn tại ở dự án đường sắt đô thị: Do chuẩn bị đầu tư kém, từ khảo sát, thiết kế sơ bộ đến tổng mức đầu tư làm rất sơ sài và mang kết quả sơ sài này đi đấu thầu. Sau khi đấu thầu và trúng thầu, lại dựa vào đó để ký hợp đồng. Khi triển khai thì bắt đầu vướng, vướng từ sửa đổi thiết kế, rồi thay đổi về biện pháp thi công, thay đổi về vật liệu, thay đổi về giải pháp công nghệ, kể cả vấn đề năng lực…

Giải pháp khắc phục: Tích hợp xây dựng đường sắt ngầm với tái thiết đô thị

Tuyến Nhổn - ga Hà Nội với con số đội vốn hàng ngàn tỷ đồng đền bù cho tổng thầu do chậm giải phóng mặt bằng không phải là con số cuối cùng vì còn nhiều nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình thi công ngầm (an toàn địa chất, khiếu kiện của người bị ảnh hưởng cũng như nhà thầu…).

Trong khi đó, BQL dự án năng lực hạn chế, không đủ nhận thức toàn diện các tình huống rủi ro, chuẩn bị cơ sở pháp lý, chuyên môn kỹ thuật để đối thoại với các bên liên quan kéo theo tiếp tục tăng vốn và kéo dài thời gian thi công.

De xuat tai thiet do thi khi di ngam Metro Nhon - ga Ha Noi-Hinh-3

Đề xuất tái thiết đô thị hơn 1km từ ga ngầm Cát Linh đến Ga Hà Nội. Ảnh: Trần Huy Ánh

Hành lang ảnh hưởng do thi công tuyến 4 km ngầm từ ga Kim Mã đến ga Hà Nội rộng 70 - 80m có hàng ngàn ngôi nhà, trong đó 43 tòa nhà bị ảnh hưởng trong quá trình thi công tuyến hầm cần tạm cư và 7 tòa nhà cần phá dỡ, xây lại sau khi thi công.

Tuy nhiên, do chưa có quy định pháp luật (về chính sách bồi thường hỗ trợ, tạm cư; về hợp đồng thỏa thuận tạm cư; về quy trình thực hiện) và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam, nguy cơ phát sinh phức tạp là rất tiềm tàng.

Đi ngầm hơn 1km từ ga Kim Mã tới ga Hà Nội qua 4 ga ngầm, khi đi vào sử dụng sẽ có những thay đổi đáng kể về hoạt động đô thị quanh nhà ga. Nhiều thành phố đã triển khai những dự án tái thiết đô thị lớn lấy các ga ngầm làm trung tâm và gặt hái nhiều thành công. Nên chăng, Hà Nội cũng nên tham khảo.

De xuat tai thiet do thi khi di ngam Metro Nhon - ga Ha Noi-Hinh-4

Quy hoạch Phân khu ga Hà Nội đề xuất 2017 đã tập trung khai thác đất công vào kinh doanh bất động sản trong khi cần ưu tiên vì lợi ích công cộng – như Tokyo đã làm.

Với khả năng tạo không gian hàng trăm ngàn mét vuông ngầm, hàng triệu mét vuông sàn cao tầng trên mặt đất liên kết đồng bộ với nhau sẽ đem lại nguồn lực khổng lồ cho thành phố, có thể chủ động vốn đầu tư cho di dân, giải phóng mặt bằng toàn tuyến, hỗ trợ đầu tư cho đường sắt đô thị ngầm nổi và tổng thể hạ tầng đô thị: đường sắt, đường bộ, đường phố, đường dây, đường ống, cây xanh, bể chứa nước ngầm…

Cần bổ sung nội dung đất ngầm đô thị, chuyển đổi đất vào Luật Đất đai sửa đổi

Rất nhiều các dự án phát triển tại Việt Nam trục trặc có nguyên nhân là do chậm GPMB. Tất cả các dự án GPMB đều dựa vào Luật Đất đai làm cơ sở pháp lý.

De xuat tai thiet do thi khi di ngam Metro Nhon - ga Ha Noi-Hinh-5

Kinh nghiệm chuyển đổi đất tại Nhật Bản đã hỗ trợ các dự án tái thiết đô thị rất hiệu quả

Nhằm tháo gỡ GPMB, Luật Đất đai 2013 đã tăng hơn 23.273 từ, trong đó có các nội dung mới nhằm tháo gỡ so với Luật Đất đai 2003. Riêng phần ngầm, Luật Đất đai 2013 mới có thêm 202 từ. GPMB cho đất nổi có hàng vạn từ còn khó, đất ngầm phức tạp hơn mà chỉ có 202 từ thì quá nhiều thách thức.

Dự án đường sắt đô thị ngầm tại Hà Nội cho thấy Luật Đất đai không đáp ứng các tình huống tạm cư, GPMB, xác định ảnh hưởng, sở hữu không gian ngầm… đã tạo ra rất nhiều cản trở và thiệt hại cho xã hội.

Qua thực nghiệm này, cần những bài học cụ thể và giải pháp sáng tạo đi cùng với bổ sung các nội dung vào Luật Đất đai sửa đổi. Như vậy mới giải phóng được nguồn lực mới trong tiến trình tái thiệt, hiện đại hóa Thủ đô cũng như các đô thị lớn Việt Nam.

KTS Trần Huy Ánh - chuyên gia Đô thị

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.