Mẹo đánh bay nhanh chóng các triệu chứng của bệnh cảm cúm

(Kiến Thức) - Để làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm, chúng ta có thể thực hiện theo những cách sau đây, cực kỳ đơn giản mà hữu hiệu.

Mẹo đánh bay nhanh chóng các triệu chứng của bệnh cảm cúm
Bệnh cúm là một bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp. Theo y học hiện đại, nguyên nhân gây bệnh là do rất nhiều loại virus khác nhau và phát tán bệnh bởi tiếp xúc với bệnh nhân. Sau thời gian ủ bệnh từ 24 đến 48 giờ đồng hồ, đối với trẻ em thì bệnh đến một cách đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau đầu và đau nhức lưng, cơ, các khớp, đôi khi nôn ói kèm chảy nước mũi, đau họng và ho khan, mặt ửng đỏ.
Bệnh kéo dài vài ngày có khi đến 1-2 tuần mới khỏi và bệnh làm suy yếu cơ thể nên có thể dẫn đến bội nhiễm làm sưng cuống phổi, sưng phổi hoặc nhiễm trùng viêm tai giữa.
Theo quan niệm thực dưỡng, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cúm là bệnh nhân đã ăn quá nhiều thịt động vật, thực phẩm chứa nhiều đường, bơ, kem và rượu. Sức đề kháng của bệnh nhân giảm sút do làm việc quá nhiều, căng thẳng, ăn uống thất thường, suy nhược do đang mang một chứng bệnh khác nào đó hoặc do cơ thể không đủ lượng muối cần thiết.
Để làm giảm các triệu chứng của bệnh cúm, chúng ta có thể thực hiện theo những cách sau đây.
Meo danh bay nhanh chong cac trieu chung cua benh cam cum
Ảnh minh họa. 
Đau cổ họng
Súc miệng nước trà già và muối ngày 3-4 lần.
Áp cao khoai sọ bên ngoài cổ, thay đổi cao mới mỗi 4 giờ đồng hồ.
Đau đầu
Xoa bóp trán, 2 thái dương và da đầu bằng dầu mè và nước gừng.
Đắp lên trán củ cải trắng hoặc trái táo tây. Lấy củ cải trắng và trái táo tây đâm nhỏ bọc vải cotton đắp lên trán và thay mới mỗi 2 giờ đồng hồ.
Đau nhức đầu
Ép lấy nước một trái táo tây xanh chua, dùng nước ép này chà xát lên trán, da đầu.
Dùng trái mơ muối lâu năm xay nhuyễn cả hột, thêm vào một ít bột gạo trắng để làm thành một vền hỗn hợp dẽo. Trét hỗn hợp này lên một miếng bánh tráng kích thước cho vừa dán lên thái dương.
Sốt cao (người lớn)
Uống trà củ cải + gừng 3 lần, mỗi lần 1/2 chén. Chỉ uống trong 1-2 ngày khi sốt mà thôi.
Cách làm trà củ cải: Nguyên liệu: 1/2 chén nước củ cải trắng + 1 chén nước + 1gr muối biển. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nấu liu riu. Uống nóng.
Sốt cao (trẻ em trên 6 tuổi hoặc người già yếu)
Uống trà gạo lứt + tai hồng + vỏ quýt, mỗi lần 1/3 chén. Trà này có thể uống liên tục trong 1 tuần lễ nếu cần thiết.
Theo Cốt tủy thực dưỡng của Trần Ngọc Tài và Thường Huệ Nguyên - Nhà xuất bản Đà Nẵng

Những điều tuyệt đối không nên làm khi có dấu hiệu bị cảm cúm

Bệnh cảm cúm là một loại vi-rút truyền nhiễm tấn công vào đường hô hấp (mũi, các xoang, cổ họng và phổi).

Những điều tuyệt đối không nên làm khi có dấu hiệu bị cảm cúm
Triệu chứng cảm cúm cũng giống như cảm lạnh thông thường, nhưng nó xảy ra nhanh chóng và nghiêm trọng hơn.

Mắc cảm cúm không ngờ từ những thói quen hàng ngày

(Kiến Thức) - Ngoài thời tiết giá lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường thì một số thói quen hàng ngày cũng là yếu tố khiến chúng ta dễ mắc cảm cúm.

Mắc cảm cúm không ngờ từ những thói quen hàng ngày
Mac cam cum khong ngo tu nhung thoi quen hang ngay

Bạn có thể bị cảm cúm vào bất kỳ mùa nào trong năm và nhất là vào mùa lạnh. Do đó, hãy cẩn trọng với một số thói quen hàng ngày có thể khiến bạn mắc cảm cúm. Ảnh: Boldsky.

Tuyệt chiêu hiệu quả phòng cảm cúm mùa Đông

(Kiến Thức) - Cảm cúm là căn bệnh rất phổ biến vào mùa Đông. Vậy làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
 

 Tuyệt chiêu hiệu quả phòng cảm cúm mùa Đông
Cảm cúm là do virút truyền nhiễm tấn công vào đường hô hấp. Khi bị cảm cúm thường có những triệu chứng như đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi… Làm thế nào có thể giúp phòng chống hiệu quả căn bệnh này? Ảnh: baidu.
 Cảm cúm là do virút truyền nhiễm tấn công vào đường hô hấp. Khi bị cảm cúm thường có những triệu chứng như đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi… Làm thế nào có thể giúp phòng chống hiệu quả căn bệnh này? Ảnh: baidu.
Tiêm vacxin cúm: Đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả có thể bảo vệ và phóng tránh được bệnh cúm lến đến 70% -90%. Kể cả sau khi tiêm phòng vẫn mắc cúm thì chúng ta sẽ giảm bớt đáng kể các triệu chứng và nguy cơ biến chứng do căn bệnh này đem đến. Ảnh: baidu.
 Tiêm vacxin cúm:  Đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả có thể bảo vệ  và phóng tránh được bệnh  cúm lến đến 70% -90%. Kể cả sau khi tiêm phòng vẫn mắc cúm thì chúng ta sẽ giảm bớt đáng kể các triệu chứng và nguy cơ biến chứng do căn bệnh này đem đến. Ảnh: baidu. 
Các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên, bắt đầu vào tháng 10 hoặc tháng 11 bạn nên tiêm vacxin cúm. Đối với người già trên 50 tuổi và trẻ nhỏ từ 06 tháng tuổi đến 5 tuổi nên tiêm vacxin phòng cúm. Ảnh: baidu.
 Các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên, bắt đầu vào tháng 10 hoặc tháng 11 bạn nên tiêm vacxin cúm. Đối với người già trên 50 tuổi và trẻ nhỏ từ 06 tháng tuổi đến 5 tuổi nên tiêm vacxin phòng cúm. Ảnh: baidu.
Lây nhiễm cảm cúm là do vi rút truyền nhiễm tấn công, vì thế cần phải chú ý vấn đề vệ sinh ở những nơi công cộng. Hạn chế dùng chung đồ công cộng như bút viết nơi công cộng, điện thoại công cộng, tay nắm cửa, nên đeo khẩu trang ... cũng là cách giảm được vài lần nguy cơ mắc cảm cúm. Ảnh: baidu.
 Lây nhiễm cảm cúm là do vi rút truyền nhiễm tấn công, vì thế cần phải chú ý vấn đề vệ sinh ở những nơi công cộng. Hạn chế dùng chung đồ công cộng như bút viết nơi công cộng, điện thoại công cộng, tay nắm cửa, nên đeo khẩu trang ... cũng là cách giảm được vài lần nguy cơ mắc cảm cúm. Ảnh: baidu.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn: Tuy xà phòng có chứa kháng chất diệt khuẩn nhưng rửa tay cũng cần phải đúng cách mới có tác dụng. Tay sau khi được chà với xà phòng diệt khuẩn trong vòng 15 giây mà vẫn ẩm ướt thì lượng xà phòng này mới đủ để diệt khuẩn. Ảnh: baidu.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn: Tuy xà phòng có chứa kháng chất diệt khuẩn nhưng rửa tay cũng cần phải đúng cách mới có tác dụng. Tay sau khi được chà với xà phòng diệt khuẩn trong vòng 15 giây mà vẫn ẩm ướt thì lượng xà phòng này mới đủ để diệt khuẩn. Ảnh: baidu. 
Mùa Đông khí hậu hanh khô, dễ khiến mọi người cảm thấy khô cổ họng. Vì thế, hãy cho thêm vài hạt muối vào cốc nước buổi sáng sẽ giúp bạn bù nước đơn giản nhất. Ảnh: baidu.
Mùa Đông khí hậu hanh khô, dễ khiến mọi người cảm thấy khô cổ họng. Vì thế, hãy cho thêm vài hạt muối vào cốc nước buổi sáng sẽ giúp bạn bù nước đơn giản nhất. Ảnh: baidu. 
Buổi tối cũng thường bị khô miệng, khô cổ lúc này hãy uống chút nước ấm pha với mật ong, có thể giúp giảm được triệu chứng này và phòng chống cảm cúm hiệu quả. Ảnh: baidu.
 Buổi tối cũng thường bị khô miệng, khô cổ lúc này hãy uống chút nước ấm pha với mật ong, có thể giúp giảm được triệu chứng này và phòng chống cảm cúm hiệu quả. Ảnh: baidu.
Buổi tối nên ngâm chân bằng nước gừng nóng sẽ giúp làm ấm toàn bộ cơ thể, mà gừng còn có tác dụng giải hàn trong cơ thể từ đó có tác dụng chống cảm cúm.
 Buổi tối nên ngâm chân bằng nước gừng nóng sẽ giúp làm ấm toàn bộ cơ thể, mà gừng còn có tác dụng giải hàn trong cơ thể từ đó có tác dụng chống cảm cúm.
Chăm chỉ tập thể dục nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu không có điều kiện hoặc thời tiết không cho phép thì có thể vận động trong nhà. Ảnh: baidu.
 Chăm chỉ tập thể dục nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu không có điều kiện hoặc thời tiết không cho phép thì có thể vận động trong nhà. Ảnh: baidu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.