Mẹ Hồ Duy Hải gửi đơn đến chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: Có còn cơ hội?

(Kiến Thức) - Sau khi Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao quyết định tuyên y án tử hình bị cáo Hồ Duy Hải, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải đã có đơn gửi đến Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Dư luận đặt câu hỏi, liệu có còn hi vọng?

Mẹ Hồ Duy Hải gửi đơn đến chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: Có còn cơ hội?
Sau khi Hội đồng Thẩm phán do Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa quyết định không chấp nhận quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao, tuyên y án tử hình bị cáo Hồ Duy Hải, bà Nguyễn Thị Loan (mẹ của tử tù Hồ Duy Hải) đã có đơn gửi đến bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Việc gửi đơn này với hi vọng quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ được xem xét lại.
Cụ thể, trong đơn, mẹ tử tù Hồ Duy Hải cho rằng, sau khi Hội đồng thẩm phán công bố quyết định, đã có nhiều dư luận trái chiều và gia đình bà "hoàn toàn suy sụp". Do đó, bà Loan làm đơn gửi chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp để một lần nữa khẩn thiết đề nghị bà Lê Thị Nga có kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền và báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Me Ho Duy Hai gui don den chu nhiem Uy ban Tu phap: Co con co hoi?
 Mẹ tử tù Hồ Duy Hải. Ảnh: NLĐ
Dư luận đặt câu hỏi, nếu Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiếp nhận đơn của bà Nguyễn Thị Loan thì có còn hi vọng cho tử tù Hồ Duy Hải hay không?
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa cho rằng, việc Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao bác đơn kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải và giữ nguyên án tử hình. Và trong thời điểm hiện tại án tử hình đối với Hồ Duy Hải là bản án có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, Hồ Duy Hải vẫn còn 3 hi vọng cho Hải thoát án tử. Theo đó, căn cứ vào Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự về yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Cụ thể, khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Me Ho Duy Hai gui don den chu nhiem Uy ban Tu phap: Co con co hoi?-Hinh-2
 Luật sư Hoàng Tùng.
Trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.
Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.
Ngoài việc trên, hi vọng khác đối với Hồ Duy Hải nếu phát hiện tình tiết mới làm thay đổi bản chất, sự thật của vụ án thì sẽ tiến hành thủ tục tái thẩm đối với bản án phúc thẩm và sơ thẩm. Điều 398 BLTTHS quy định các căn cứ tái thẩm như sau:
Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Trường hợp này có thể xảy ra khi có người đứng ra đầu thú, khai nhận người này là hung thủ thật sự phạm tội, cung cấp các chứng cứ khách quan để xác định sự thật của vụ án. Hoặc có người thu thập, cung cấp được chứng cứ mới làm thay đổi sự thật vụ án thì vụ án sẽ được giải quyết theo trình tự tái thẩm. Lúc này thẩm quyền đề nghị tái thẩm thuộc Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Và theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì các thủ tục của tái thẩm thực hiện theo như thủ tục giám đốc thẩm.
Thứ ba, Hồ Duy Hải vẫn có quyền làm đơn xin ân xá giảm án tử hình lên Chủ tịch nước. Trường hợp xem xét có thể sẽ được ân xá giảm từ án tử hình xuống tù chung thân.
Đồng quan điểm, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, về lý thuyết thì quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán vẫn có thể bị xem xét lại theo thủ tục đặc biệt quy định tại Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Theo luật sư Cường nếu như trước đây (trước thời điểm Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực pháp luật) thì quyết định xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc xem xét theo thủ tục tái thẩm của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 còn thêm một thủ tục đặc biệt để có thể xem lại quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quy định tại điều 404 bộ luật tố tụng hình sự.
“Từ khi bộ luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực pháp luật (1/1/2018) và được thi hành cho đến nay chưa có bản án, quyết định nào của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bị xem xét theo thủ tục này. Tuy nhiên, về lý thuyết, mẹ của Hồ Duy Hải hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xem xét theo thủ tục này để mong muốn thực hiện những hy vọng cuối cùng chuyện có được kêu oan” - luật sư Cường cho hay.
Me Ho Duy Hai gui don den chu nhiem Uy ban Tu phap: Co con co hoi?-Hinh-3
 Luật sư Đặng Văn Cường.

Luật sư Cường phân tích, theo quy định tại điều 404, Bộ LTTHS 2015, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể yêu cầu hoặc các tổ chức, cá nhân như: Uỷ ban Tư pháp của Quốc Hội, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao có quyền đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao mở lại phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

Đây là quy định mới trong Bộ LTTHS 2015 mở rộng thẩm quyền giám sát của Quốc hội cũng như của một số cơ quan, tổ chức trong việc xem xét đánh giá quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân nêu trên chỉ được quyền đưa ra đề nghị hội đồng thẩm phán mở lại phiên họp để xem xét lại khi có căn cứ cho thấy quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao trước đó đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi nội dung của quyết định trước đó.

Bởi vậy, các luật sư và mẹ của Hồ Duy Hải gửi đơn kiến nghị, đề nghị, kêu cứu đến các cấp có thẩm quyền này là vận dụng triệt để các quy định của pháp luật để kêu oan cho tử tù này. Tuy nhiên, cho đến nay thế cơ hội sẽ không nhiều, nếu như không chỉ ra được tình tiết chứng cứ mới hoặc chỉ ra được những vi phạm nghiêm trọng của Hội đồng thẩm phán trong phiên tòa giám đốc thẩm mới đây.

Tử tù Hồ Duy Hải có được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước lần nữa không?
Nhiều ý kiến cho rằng, cơ hội sống của Hồ Duy Hải vẫn còn khi bị án này gửi đơn xin ân giảm đến Chủ tịch nước mà được chấp nhận thì án tử hình sẽ chuyển thành án tù chung thân. Tuy nhiên, trước đó, Hồ Duy Hải đã từng gửi đơn đến Chủ tịch nước xin được ân giảm nhưng đã bị bác đơn.
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, pháp luật quy định khi người bị kết án tử hình bị bác đơn ân giảm của chủ tịch nước thì sẽ thi hành án tử hình. Pháp luật không quy định là người bị thi hành án tử hình có quyền xin ân giảm lần thứ hai.
“Thủ tục giám đốc thẩm là xem lại bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là cột mốc xét xử. Bản án đã có hiệu lực pháp luật trước đó và đã được Chủ tịch nước xem xét và không chấp nhận đơn xin ân xá nên có thể sẽ không tiếp tục xem xét đơn của Hồ Duy Hải theo thủ tục này” – luật sư Cường cho hay.

>>> Mời độc giả xem video Vụ Hồ Duy Hải: Hội đồng thẩm phán biểu quyết bác kháng nghị

Nguồn: VTC Now.

Vụ Hồ Duy Hải: Buộc tội phải dựa vào nguyên tắc cơ bản của luật hình sự

Nhắc đến vụ Hồ Duy Hải, luật sư Trương Trọng nghĩa nhấn mạnh: “Luật Hình sự bắt buộc muốn buộc tội phải có bằng chứng, chứng cứ. Một khi không đủ chứng cứ không được buộc tội người ta”.

Vụ Hồ Duy Hải: Buộc tội phải dựa vào nguyên tắc cơ bản của luật hình sự

Chiều qua, báo Đại biểu nhân dân tổ chức toạ đàm “Tăng cường chất lượng giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm".

Luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND tối cao) cho biết, tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn hạn chế.

VKSND Tối cao: Không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải tại hiện trường

(Kiến Thức) - Kết luật giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An kết luận "các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải".

VKSND Tối cao: Không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải tại hiện trường
Theo Báo Công Lý, trong kháng nghị của VKSND Tối cao đặt vấn đề: dấu vân tay thu được tại hiện trường có phải của Hồ Duy Hải? Tại bút lục 53 nêu rõ Bản kết luật giám định số 158/KL-P21 ngày 11/4/2008 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An kết luận "các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải".

Gặp người từng nhiều lần trò chuyện với Hồ Duy Hải trong trại giam

Bà Trần Thị Nhanh là người ký cáo trạng truy tố Hồ Duy Hải nói khi không còn làm ở VKSND tỉnh bà có vài lần đến trại tạm giam để gặp Hải. Hải ít nói hơn, không một lần kêu oan.

Gặp người từng nhiều lần trò chuyện với Hồ Duy Hải trong trại giam
Đại diện lãnh đạo VKSND tỉnh Long An trực tiếp tham gia giám sát trọng án tại Bưu điện Cầu Voi và ký cáo trạng truy tố bị can Hồ Duy Hải lúc ấy là một phụ nữ - bà Trần Thị Nhanh - Phó viện trưởng, sau này là Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An. Bà Nhanh đã chia sẻ đôi điều về vụ án kéo dài này.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.