MBDA chào hàng Malaysia tên lửa chống hạm cho trực thăng

(Kiến Thức) - Công ty MBDA của Châu Âu vừa giới thiệu cho Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) dòng tên lửa chống hạm Sea Venom có thể trang bị cho trực thăng.

MBDA chào hàng Malaysia tên lửa chống hạm cho trực thăng
Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin, tại triển lãm quốc phòng LIMA-2015, Công ty MBDA của châu Âu vừa giới thiệu cho Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) dòng tên lửa chống hạm Sea Venom thế hệ mới có thể triển khai trên các trực thăng Super Lynx 300 vốn đang được RMN sử dụng. Cùng thời điểm, Hải quân Hoàng gia Malaysia cũng đang có kế hoạch ngưng sử dụng các tên lửa chống hạm tầm ngắn Sea Skua đã lỗi thời.
RMN đang được trang bị 6 chiếc Super Lynx 300 đóng tại căn cứ hải quân Lumut, một số chiếc Super Lynx cũng được trang bị trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp Lekiu của Malaysia. Để vũ trang cho những chiếc Super Lynx 300, RMN cũng đã mua một số lượng hạn chế các tên lửa chống hạm tầm ngắn Sea Skua từ Anh, tuy nhiên loại tên lửa này đều sẽ hết niên hạn sử dụng trong thời gian sắp tới.
MBDA chao hang Malaysia ten lua chong ham cho truc thang
Đồ họa tên lửa chống hạm Sea Venom với trực thăng hải quân AW-159 Wildcat.
Xét về các tính năng kỹ chiến thuật, tên lửa chống hạm Sea Venom hoàn toàn vượt trội hơn Sea Skua. Bên cạnh đó, Sea Venom còn được trang bị hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại thay vì sử dụng hệ thống radar dẫn đường bán chủ động của Sea Skua, theo Mark Sheehan - Phụ trách bộ phận tiếp thị và phát triển thị trường xuất khẩu của MBDA cho biết.
Điều này có nghĩa là, các trực thăng Super Lynx của RMN có thể tấn công các mục tiêu gần bờ bao gồm cả các mục tiêu di động lẫn cố định với Sea Venom, trong khi đó Sea Skua không thể thực hiện được do sử dụng radar dẫn đường bán chủ động.
Ngoài khả năng tiêu diệt các mục tiêu thông thường gần bờ, Sea Venom cũng được thiết kế để có thể vô hiệu hóa các mối đe dọa từ lực lượng tàu đổ bộ hay tàu tấn công nhanh của đối phương có lượng giãn nước từ 50-500 tấn.
MBDA chao hang Malaysia ten lua chong ham cho truc thang-Hinh-2
Trong ảnh là trực thăng Super Lynx 300 của Hải quân Malaysia phóng thử nghiệm tên lửa chống hạm tầm ngắn Sea Skua.
Sheehan cũng cho biết, Sea Venom được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu hai chiều giữa trực thăng Super Lynx và hệ thống dẫn đường của tên lửa. Hệ thống này giúp nó có thể tấn công chính xác các mục tiêu cũng như có thể thay đổi lộ trình và mục tiêu khi cần thiết.
Tên lửa chống hạm hạng nhẹ Sea Venom có trọng lượng khoảng 110kg, một chiếc Super Lynx có thể mang theo được tối đa 4 tên lửa Sea Venom. Dự kiến loại tên lửa chống hạm này sẽ bắt đầu được trang bị cho các trực thăng hải quân AW159 Wildcat của Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 2020.

Malaysia nhận vận tải cơ A400M lớn nhất Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Không quân Hoàng gia Malaysia sẽ giới thiệu chiếc máy bay vận tải A400M đầu tiên của nước này tại triển lãm hàng không LIMA 2015.

Malaysia nhận vận tải cơ A400M lớn nhất Đông Nam Á
Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho biết, Malaysia đã tiếp nhận chiếc máy bay vận tải quân sự chiến thuật A400M Atlas đầu tiên từ công ty Airbus Defence and Space, một trong những công ty con của hãng hàng không Airbus của Châu Âu.
Việc bàn giao chiếc A400M mang số hiệu MSN022 cho Không quân Hoàng gia Malaysia đã được diễn ra tại một nhà máy lắp ráp máy bay của Airbus tại thành phố Seville, Tây Ban Nha. Buổi lễ bàn giao còn có sự tham gia của Tư lệnh lực lượng vũ trang Malaysia – Đại tướng Tan Sri Zulkifeli Bin Mohd Zin cùng các tướng lĩnh khác thuộc Không quân Hoàng gia Malaysia.

Xem thao tác bắn súng máy DShK Việt Nam

(Kiến Thức) - Súng máy DShK 12,7mm từng là một trong những vũ khí chủ lực của bộ đội Việt Nam góp phần công không nhỏ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

Xem thao tác bắn súng máy DShK Việt Nam

Lộ ảnh Trung Quốc đào tạo “bóng hồng” sửa chiến đấu cơ

(Kiến Thức) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đăng tải hình ảnh cho thấy nước này đang đào tạo cả nhân viên nữ sửa chữa máy bay chiến đấu.

Lộ ảnh Trung Quốc đào tạo “bóng hồng” sửa chiến đấu cơ
Lo anh Trung Quoc dao tao
Việc đào tạo được giao cho Đại học Kỹ thuật Hàng Không Trường Sa tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trong ảnh, các sinh viên nữ của trường đang được đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa máy bay chiến đấu tại trường với mô hình học cụ là một chiếc tiêm kích đánh chặn J-7 (sao chép MiG-21).
Lo anh Trung Quoc dao tao
Mỗi một nhóm sinh viên nữ này sẽ thực hiện thao tác bảo trì, sửa chữa máy bay dưới sự hướng dẫn của một thầy giáo nam. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới