MBB: Rủi ro hiện hữu với tín dụng cho vay bất động sản cao

(Vietnamdaily) - VDSC nhận thấy rủi ro về tiêu thụ của nhóm bất động sản (gián tiếp là xây dựng) sẽ tăng lên khi xét đến tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo (LTV) của phân khúc cho vay bất động sản khá cao.

Theo công bố thông tin từ MBB trong buổi gặp mặt với Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vào ngày 29/9, tổng thu nhập hoạt động ngân hàng mẹ đạt 23.800 tỷ đồng, tăng 22% YoY, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 36% YoY, thu thuần từ dịch vụ tăng chậm 6% YoY với phí từ hoạt động tư vấn phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp giảm và thu thuần từ bảo hiểm giảm.

LNTT 8T2022 ngân hàng mẹ đạt 14.500 tỷ đồng, so với gần 10.000 tỷ đồng cùng kỳ 2021. Tổng lợi nhuận 8T của các công ty con đạt gần 2.000 tỷ đồng, trong đó MCredit đạt gần 800 tỷ đồng.

MBB: Rui ro hien huu voi tin dung cho vay bat dong san cao
 MB có tỷ lệ tín dụng bất động sản khá cao.

Hạn mức tăng trưởng tín dụng cao và NIM mở rộng củng cố động lực tăng trưởng thu nhập

Về tổng thể, VDSC lạc quan với triển vọng tăng trưởng tổng thu nhập của MBB nhờ hạn mức tăng trưởng tín dụng thuộc hàng cao nhất trong ngành và khả năng mở rộng NIM.

Tăng trưởng tín dụng 8T đạt 17% Ytd trên tổng hạn mức được cấp 18,2%, trong đó 50% hạn mức mới (3,2%) được phân bổ cho phân khúc khách hàng cá nhân phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh và mua nhà. NIM tiếp tục cải thiện trong T7 và T8 nhờ MBB kiểm soát chi phí huy động và tập trung cho vay các khách hàng và ngành nghề có khả năng trả lãi suất cao.

Trong hai tháng đầu Q3, chi phí huy động ổn định trong khi lợi suất cho vay toàn hàng tăng 10 điểm cơ bản so với Q2. Việc tăng phát hành trái phiếu trung hạn và dài hạn từ đầu tháng 4 đã và sẽ giúp MBB giảm áp lực huy động từ khách hàng trong giai đoạn lãi suất tăng từ đầu năm đến nay và có xu hướng tăng mạnh hơn trong các tháng cuối năm.

Đợt nới trần lãi suất tiền gửi trong tháng 9 vừa qua của NHNN đã làm giảm tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) từ 45% cuối Q2 về 43% cuối tháng 8. Với dự báo lãi suất huy động trong các tháng cuối năm sẽ còn tăng mạnh hơn nữa, ban lãnh đạo nhận định sự suy giảm tỷ lệ CASA sẽ rõ ràng hơn trong các tháng tiếp theo khiến NIM trong 6 tháng đến 1 năm tới có thể giảm nhẹ hoặc đi ngang, do kỳ tái định lãi suất trung bình 3 đến 6 tháng tùy khoản vay.

Về dài hạn, NIM sẽ tiếp tục tăng nhờ tỷ lệ cho vay/huy động còn thấp, tỷ trọng cho vay bán lẻ tăng và cho vay mua nhà tăng. MBB đặt mục tiêu tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ từ 34% hiện nay lên 50-55% trong các năm tới.

MBB: Rui ro hien huu voi tin dung cho vay bat dong san cao-Hinh-2

VDSC đồng quan điểm với ngân hàng về khả năng thu nhập phí trong các tháng cuối năm có thể tiếp tục suy yếu:

  • Mảng ngân hàng đầu tư: Nghị đinh 65 về phát hành TPDN riêng lẻ ít nhiều làm giảm doanh số tư vấn phát hành và phân phối TPDN thông qua các quy định theo hướng thắt chặt yêu cầu công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành, nâng cao tiêu chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành, cơ chế giao dịch tập trung các TPDN phát hành riêng lẻ… Tăng trưởng sẽ trở lại trong năm 2023 trên nền so sánh thấp của năm 2022 nhưng không tăng quá cao như giai đoạn 2019-2021 khi khung pháp lý chưa chặt chẽ như hiện nay.
  •  
  • Mảng bảo hiểm, vốn đóng góp đến 70-80% thu nhập phí hàng năm, bị giới hạn tăng trưởng theo hạn mức tín dụng do hợp đồng bảo hiểm thường được bán kèm hợp đồng vay. Ngoài ra, thị trường chứng khoán giảm điểm cũng ảnh hưởng tâm lý khách hàng mua bảo hiểm liên kết đầu tư, sản phẩm đóng góp chính vào doanh số thị trường bảo hiểm nhân thọ và tăng trưởng cao nhất trong hai năm TTCK đi lên mạnh mẽ vừa qua. Biên lợi nhuận thu nhập từ bảo hiểm cũng giảm do tăng chi phí bán hàng.

Chất lượng tài sản và chi phí rủi ro đang được kiểm soát tốt nhưng áp lực đang gia tăng

Tỷ lệ nợ xấu tăng trong 6T2022 do tốc độ phục hồi không đồng đều giữa các phân khúc và có thể do độ trễ ở mảng tài chính tiêu dùng. Bối cảnh kinh tế vĩ mô có chiều hướng xấu đi sẽ tạo áp lực tăng tỷ lệ nợ xấu lên tất cả các phân khúc nhưng nhiều nhất là ở nhóm SMEs (ngành nhà hàng khách sạn) và các khách hàng được cơ cấu nhưng chậm phục hồi trong các đợt dịch Covid trước đây.

Ban lãnh đạo dự kiến NPL toàn hàng của ngân hàng mẹ trong 6 tháng tới xấp xỉ 1% (Q2/22: 0,95%). Nợ cơ cấu giảm 23% từ 0,8% tổng dư nợ cuối Q2 về 0,6% tổng dư nợ cuối tháng 8, hay giảm ròng 772 tỷ đồng.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cuối tháng 8 gần 200%, tiếp tục xu hướng đi xuống của hai quý đầu năm và dường như phản ánh kỳ vọng của MBB về khả năng phục hồi của nợ cơ cấu.

Nợ xấu ở mảng cho vay tiêu dùng Mcredit là yếu tố cần lưu ý. Đến cuối tháng 8, NPL vẫn duy trì tương đương mức thông thường là 6,5%, trong khi tăng trưởng tín dụng đạt 35% Ytd (cuối Q2: +29% Ytd).

Xem xét tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng (nợ xấu tăng ròng trong quý trước khi xóa nợ) của Mcredit đã tăng liên tục trong hai quý gần nhất, định hướng giữ ổn định tỷ lệ NPL của ban lãnh đạo cùng với lãi suất và lạm phát đều có xu hướng đi lên tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của nhóm khách hàng thu nhập thấp, chúng tôi cho rằng biên chi phí tín dụng của Mcredit sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tác động lên chi phí tín dụng hợp nhất là không đáng kể do quy mô nhỏ của Mcredit (6% dư nợ hợp nhất).

Trên cơ sở hợp nhất, VDSC giữ nguyên kỳ vọng về khả năng trích lập dự phòng giảm sẽ giúp chi phí tín dụng cải thiện trên nền cao của 2H2021.

Rủi ro là hiện hữu với tỷ trọng tín dụng cao vào các ngành liên quan đến bất động sản

Bên cạnh cho vay xây dựng và bất động sản chiếm 5,6% và 4,5% tổng dư nợ, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 11% tổng tín dụng với 33% là trái phiếu bất động sản và 43% là trái phiếu năng lượng tái tạo.

53% trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn trong 3 năm tới trong khi con số này ở mảng năng lượng tái tạo chỉ là 2,3%, cho thấy áp lực đáng kể ở mảng bất động sản.

Mặc dù MBB lạc quan về dòng tiền trả nợ khi tỷ lệ bán hàng của các dự án của các nhà phát hành trái phiếu trong danh mục của mình hiện đạt trên 80%, VDSC nhận thấy rủi ro về tiêu thụ của nhóm bất động sản (gián tiếp là xây dựng) sẽ tăng lên khi xét đến tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo (LTV) của phân khúc cho vay bất động sản khá cao tầm 70% và tỷ lệ nợ/thu nhập của khách hàng cá nhân vay mua nhà lên đến 70%, trong bối cảnh thu nhập của người mua nhà ít nhiều sẽ chịu tác động tiêu cực của bối cảnh vĩ mô.

MBB báo lãi 6 tháng tăng 49%, nợ xấu cũng tăng theo

(Vietnamdaily) - Tổng nợ xấu kỳ này của MBB tăng 52%, trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh nhất gấp 2,2 lần. Do đó, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0.9% đầu năm lên 1.2%.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank, MBB) ghi nhận thu nhập lãi thuần 8.969 tỷ đồng, tăng 37% so cùng kỳ.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ xấp xỉ cùng kỳ với 1.010 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 46% khi đạt 472 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh đột biến gấp gần 29 lần khi đạt 34,5 tỷ đồng.

MBBank sắp bơm thêm 472 tỷ đồng vào Chứng khoán MB

(Vietnamdaily) - Trong trường hợp công ty chứng khoán này không phân phối hết cổ phần, ngân hàng sẽ mua thêm và đảm bảo trong ngân sách đầu tư góp vốn công ty con năm 2022 đã được HĐQT phê duyệt.

HĐQT Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank, MBB) vừa công bố Nghị quyết thông qua phương án thực hiện quyền mua cổ phiếu trong đợt tăng vốn 2022 của Chứng khoán Quân đội (MBS).

Số lượng mua là 47,2 triệu cổ phiếu MBS, tương ứng với tỷ lệ sở hữu hơn 79% vốn, giá 10.000 đồng/cp. Trong trường hợp công ty chứng khoán này không phân phối hết cổ phần, ngân hàng sẽ mua thêm và đảm bảo trong ngân sách đầu tư góp vốn công ty con năm 2022 đã được HĐQT phê duyệt.

MBBank sap bom them 472 ty dong vao Chung khoan MB
 

Trước đó, ngày 9/9, theo thông báo của MBS, gần 113 triệu cổ phiếu tại công ty đã được chào bán ra công chúng với mệnh giá 10.000 đồng/cp. Trong đó chào bán gần 59,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành 53,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức.

Đợt chào bán cổ phiếu này nằm trong kế hoạch chào bán và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ năm 2022 của MBS lên hơn 3.800 tỷ đồng. Tổng số tiền thu về dự kiến là 1.130 tỷ đồng, sẽ được công ty bổ sung và cung ứng vốn cho hoạt động kinh doanh margin và đầu tư phát triển hệ thống nền tảng công nghệ thông tin.

Ngoài ra, Chứng khoán MB cũng mới thông báo kéo dài thời gian đặt mua và nộp tiền mua cổ phiếu từ 22/8 đến 12/9 thành từ 22/8 đến 22/9, tức tăng thêm 10 ngày so với thông báo trước đó. HĐQT cho biết nguyên nhân gia hạn là để tạo điều kiện cho cổ đông có thêm thời gian nghiên cứu và đăng ký mua cổ phiếu phát hành thêm.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.