Máy tính: Khi nào nên cho “ngủ” hoặc “ngủ đông“?

(Kiến Thức) - "Ngủ" (Sleep) và "ngủ đông" (Hibernate) là hai chế độ tắt máy tính linh hoạt trên Windows. Nhưng khi nào thì nên sử dụng chúng cho hợp lý?

Máy tính: Khi nào nên cho “ngủ” hoặc “ngủ đông“?
Trong hệ điều hành Windows, ngoài chế độ tắt nguồn máy tính hoàn toàn (Shut down), người dùng còn có 2 chế độ khác được xem là linh hoạt hơn là ngủ đông (Hibernate) và ngủ nhanh (Sleep), nhờ ưu điểm chung của chúng là giữ nguyên trạng thái làm việc lần cuối của bạn sau khi tắt/đóng máy.
Nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ cách thức làm việc của HibernateSleep để từ đó chọn chế độ tắt máy cho phù hợp, sau đây là giải thích cụ thể về từng chế độ:
Hibernate (ngủ đông):
- Đầu tiên, chế độ này lấy tất cả những gì bạn đang chạy trên RAM (bao gồm các cửa sổ và ứng dụng đang mở) và đưa chúng vào một tập tin đặc biệt bị ẩn trên ổ cứng có tên là hiberfil.sys.
- Sau đó máy tính của bạn sẽ được tắt đi hoàn toàn.
- Khi bạn bật máy tính trở lại, nó sẽ mở lại tất cả những gì đã lưu trong hiberfil.sys nhanh hơn cách tắt máy thông thường.
- Chế độ này hoàn toàn không tiêu tốn điện hay pin vì máy tính của bạn đã được tắt đi hoàn toàn.
- Chế độ này sử dụng tốt nhất khi bạn rời khỏi máy trong vòng 3 tiếng đồng hồ trở lên.
Sleep (ngủ):
- Chế độ này có phần ngược với chế độ ngủ đông: đưa máy tính vào trạng thái tiết kiệm điện tương tự như tạm ngưng bộ phim xem trên đĩa DVD. Toàn bộ hoạt động trên máy tính đều ngừng lại và bất kỳ cửa sổ đang mở và ứng dụng nào đang chạy đều được đưa vào bộ nhớ RAM.
- Khi bạn "đánh thức" máy tính, nó sẽ khởi động rất nhanh - chỉ trong vòng vài giây là trở lại trạng thái hoạt động đầy đủ. Điều này là nhờ máy tính vẫn còn chạy và vẫn đang sử dụng nguồn điện/pin trong khi nó đang ngủ.
- Sử dụng chế độ này nếu bạn rời khỏi máy trong khoảng vài phút hoặc cao nhất là 1 tiếng đồng hồ (khi bạn đi ăn trưa chẳng hạn).
Máy tính ở chế độ Sleep là máy tính còn hoạt động, tức là các chức năng cơ bản nhất vẫn đang chạy trong lúc ngủ và do đó vẫn còn sử dụng điện. Tuy nhiên, đưa máy tính vào chế độ Sleep sau một thời gian có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy, vì thế thỉnh thoảng bạn nên tắt hẳn máy tính (Shut down) hoặc khởi động lại máy (Restart) để chip xử lý (CPU) được "nghỉ ngơi" và giải phóng RAM, giúp máy chạy mượt mà trở lại.
Chế độ Hibernate sẽ khiến thời gian "thức lại" lâu hơn bởi việc đưa vào ngủ đông và khởi động lại máy tính mất nhiều thời gian hơn là chỉ việc để máy ngủ nhanh và thức dậy làm việc ngay.
Nếu thời gian là yếu tố hàng đầu và bạn không muốn lãng phí nó vì phải chờ khởi động lại thì Sleep là chế độ hữu hiệu nhất. Ngược lại, nếu bạn không sử dụng máy trong một khoản thời gian khá lâu cũng như muốn tiết kiệm pin (điện) thì nên chọn chế độ Hibernate.

Độc chiêu giúp tăng hiệu suất làm việc trên PC

(Kiến Thức) - Bạn có thể làm gì để tự mình nâng cao hiệu suất làm việc trên PC? Hãy cùng điểm qua một số mẹo “độc nhưng không độc” dưới đây.

Độc chiêu giúp tăng hiệu suất làm việc trên PC
Không cần quá am hiểu công nghệ để có thể tự nâng cao hiệu suất làm việc trên PC. Bạn có thể bắt đầu ngay việc này với việc nhìn vào bàn phím và cố gắng tận dụng hết chức năng của các phím sẵn có.
 Không cần quá am hiểu công nghệ để có thể tự nâng cao hiệu suất làm việc trên PC. Bạn có thể bắt đầu ngay việc này với việc nhìn vào bàn phím và cố gắng tận dụng hết chức năng của các phím sẵn có.

Chọn chuột máy tính, chuyện tưởng dễ mà khó

(Kiến Thức) - Chuột máy tính có nhiều loại, nếu chọn qua loa, có thể bạn sẽ mất nhiều tiền "rinh" về sản phẩm kém nhạy, thậm chí nhanh hỏng.

Chọn chuột máy tính, chuyện tưởng dễ mà khó
1. Chuột máy tính: đủ loại, "loạn cào cào" mức giá. Việc tìm mua sản phẩm dễ dàng hơn bao giờ hết tại bất cứ cửa hàng thiết bị công nghệ hoặc siêu thị điện máy. Đủ loại từ chuột dây, chuột quang đến các loại chuột không dây... bày bán tràn lan, khiến bạn bối rối khi muốn mua sản phẩm chất lượng, phù hợp.
1. Chuột máy tính: đủ loại, "loạn cào cào" mức giá.
Việc tìm mua sản phẩm dễ dàng hơn bao giờ hết tại bất cứ cửa hàng thiết bị công nghệ hoặc siêu thị điện máy. Đủ loại từ chuột dây, chuột quang đến các loại chuột không dây... bày bán tràn lan, khiến bạn bối rối khi muốn mua sản phẩm chất lượng, phù hợp.
Bản thân mức giá chuột máy tính của cùng một hãng, mỗi nơi bán lại khác nhau, rẻ có loại 60 - 90 nghìn, đắt hơn từ 120 - 200 nghìn. Trong đó, bạn có thể mua các loại Genius Traveler (khoảng 150 nghìn), Logitech (150 - trên 300 nghìn), Mitsumi (60 - trên 100 nghìn), Gigabyte (120 nghìn)...
 Bản thân mức giá chuột máy tính của cùng một hãng, mỗi nơi bán lại khác nhau, rẻ có loại 60 - 90 nghìn, đắt hơn từ 120 - 200 nghìn. Trong đó, bạn có thể mua các loại Genius Traveler (khoảng 150 nghìn), Logitech (150 - trên 300 nghìn), Mitsumi (60 - trên 100 nghìn), Gigabyte (120 nghìn)...

Chuột chơi game nhanh nhất thế giới

(Kiến Thức) - Hãng Logitech tung ra sản phẩm G402 Hyperion Fury Ultra – Fast FPS Gaming. Đây là chuột chơi game nhanh nhất thế giới, nhờ công nghệ cảm biến “Fusion Engine”.

Chuột chơi game nhanh nhất thế giới
G402 Hyperion Fury Ultra – Fast FPS Gaming của Logitech.
G402 Hyperion Fury Ultra – Fast FPS Gaming của Logitech. 
Con chuột G402 Hyperion Fury Ultra – Fast FPS Gaming của Logitech, được tung ra thị trường vào thứ 4 vừa rồi và bán với giá niêm yết 59,99 USD (trên 1,2 triệu).

Đọc nhiều nhất

Tin mới