Máy ozone không khử hết hóa chất trên rau quả

(Kiến Thức) - Máy sục ozone sẽ giúp rau củ quả sạch hơn, nhưng không thể loại bỏ hết các hóa chất trong thực phẩm.

Máy ozone không khử hết hóa chất trên rau quả
Nhiều bạn đọc đã gửi đến tòa soạn những câu hỏi liên quan đến tác dụng của máy ozone trong việc loại bỏ nguy cơ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả, thực phẩm. Để có cái nhìn khách quan, phóng viên đã trao đổi với các chuyên gia nghiên cứu và được giải thích rõ tác dụng cùng nguyên lý hoạt động của máy ozone. 
Khử độc cyanide, phá hủy urê, khoáng hóa
"Tôi dùng máy sục ozone một năm nay vì tôi có thói quen ăn rau sống, sẽ yên tâm hơn khi dùng khí ozone khử khuẩn. Tuy nhiên, gần đây một số bạn bè của tôi bảo, sục bằng máy ozone không có tác dụng gì, chỉ là trò quảng cáo của công ty sản xuất, tôi rất lo lắng và cũng tiếc rẻ máy đã mua nên vẫn dùng". 
"Xin hỏi quý báo, khí ozone có tác dụng diệt khuẩn trên rau quả như thế nào? Dùng máy sục ozone có tác dụng không? Nó có thể khử hết chất độc trong các loại thực phẩm và nước uống không? Có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người không? Khi sử dụng khử ozone thì người dùng có phải tránh xa nơi khử đó không hay có thể đứng gần đó, vì khi máy chạy thì thường có mùi hơi hôi...". 
Nội dung nêu trên cũng là trăn trở của nhiều người đang sử dụng máy sục ozone hiện nay. Trong số đó, có nhiều bạn đọc hỏi về máy sản xuất trong nước, thuộc Viện Vật lý kỹ thuật, trường Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu. 
Trước vấn đề này, chúng tôi đã có trao đổi cùng công ty sản xuất cũng như GS Nguyễn Hoàng Nghị, cố vấn khoa học Công ty HCT, nguyên giảng viên cao cấp trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài khoa học máy ozone trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2005).  
Theo GS Nguyễn Hoàng Nghị, khí ozone là chất oxy hóa mạnh. Với khả năng đó, ozone phá hủy tế bào vi sinh vật, phá hủy cấu trúc của nhiều hợp chất hóa học, đặc biệt là các chất hữu cơ, trong đó có các chất bảo vệ thực vật. Khi bị ozone "oxy hóa", cấu trúc phân tử bị phá hủy làm cho tính chất của các vi sinh vật, các hợp chất hóa học bị suy yếu và thay đổi mạnh. Đấy là cơ chế diệt khuẩn và khử độc của khí ozone. 
Ví dụ, rau quả tươi sau khi rửa sạch, ngâm 10 - 20 phút trong nước sục ozone không khó để diệt 99,9% khuẩn trong 10 phút. Như vậy, rau quả sạch hơn rất nhiều! Các loại nấm mốc cũng bị tiêu diệt, vì vậy thời gian bảo quả hoa quả sẽ lâu hơn đáng kể mà không phải dùng các hóa chất bảo quản. 
"Ozone có khả năng diệt khuẩn chỉ thị (coliforms, E.coli) đến mức 99.99% (4 log) trong thời gian 10, 20 phút. Ngoài ra, ozone còn có thể khử độc cyanide, phá hủy urê, khoáng hóa các chất thải hữu cơ trong nước, có khả năng loại bỏ độc tố của nhiều chất bảo vệ thực vật như diazinon, parathion...", GS Nguyễn Hoàng Nghị cho hay. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Chỉ là một biện pháp sạch hơn
Tuy nhiên, vị chủ nhiệm để tài máy ozone cũng cho hay, thực tế hằng ngày lại có thêm các chủng loại vi khuẩn xuất hiện hoặc biến thể và hiện có cả trăm ngàn chủng loại vi khuẩn cùng virus đang tồn tại. Hàng trăm loại thuốc bảo vệ thực vật đang lưu hành, nhiều loại đã bị cấm, thí dụ DDT, nhưng nhiều loại mới an toàn hơn lại xuất hiện. Việc sử dụng chúng chưa được kiểm soát chặt chẽ... 
Người dùng cũng cần xác định không có bất kỳ phương pháp nào, chất nào có thể tiêu diệt được tất cả các loại độc tố và tiêu diệt được thì cũng không khi nào đạt 100%. Vì thế, việc dùng máy ozone để làm sạch rau, quả thực phẩm chỉ là một biện pháp tham gia tích cực vào việc làm thực phẩm, nước sạch hơn. 
Khái niệm "sạch hơn" có ý nghĩa rất thực tế, bởi với một liều nhỏ (khuẩn, độc tố, tia cực tím, tia X...) con người hoàn toàn chịu được và thực tế hằng ngày chúng ta vẫn đang hứng chịu. Ozone diệt khuẩn đến mức cao đã tạo ra ngưỡng an toàn cho người sử dụng.
"Vấn đề diệt khuẩn, loại bỏ độc tính của các chất gây ô nhiễm vô cơ hay hữu cơ có thể giải quyết bằng cách lồng ghép, kết hợp nhiều biện pháp khoa học công nghệ... Dưới cách nghĩ khoa học thì không thể có cái gì là tuyệt đối, không có gì có thể đạt được 100%. Ozone không thể loại bỏ được 100% độc tố, kể cả khuẩn và các hóa chất. Nhưng ozone rất hiệu quả trong việc làm sạch nước và thực phẩm, nhất là rau quả tươi".
GS Nguyễn Hoàng Nghị 

Nghịch lý máy ozone khử độc lại cực kỳ... độc hại

(Kiến Thức) - Theo phân tích của các nhà khoa học, việc dùng máy ozone khử độc không an toàn. Thậm chí nó còn có thể gây ung thư vòm họng. 

Nghịch lý máy ozone khử độc lại cực kỳ... độc hại
Lập lờ máy công suất cao với máy gia đình
Khi thắc mắc về máy ozone, ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại và Dịch vụ Biển Xanh cho rằng, quảng cáo tác dụng bên ngoài hay bên trong thực phẩm thế nào thì ông không biết, chỉ căn cứ vào tác dụng của ozone và TS Nguyễn Văn Khải (Giám đốc Trung tâm Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa và Đèn tiết kiệm Điện năng) tư vấn như thế nào thì bên công ty Biển Xanh làm đúng như thế. 

Máy lọc không khí... có thần kỳ như quảng cáo?

(Kiến Thức) - Vào mùa dịch bệnh, nhiều gia đình lựa chọn máy lọc không khí để diệt virus cúm, siêu vi khuẩn.... Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng có thực sự như vậy?

Máy lọc không khí... có thần kỳ như quảng cáo?
1. Loại bỏ khói bụi giúp không khí trong lành Vào thời điểm các loại dịch bệnh đang gia tăng, cộng thêm môi trường khói bụi ô nhiễm, người tiêu dùng tìm mua và sử dụng máy lọc không khí. Sản phẩm phát ra điện tích âm trung hoà với các ion dương gây hại và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn trong không khí.
1. Loại bỏ khói bụi giúp không khí trong lành
Vào thời điểm các loại dịch bệnh đang gia tăng, cộng thêm môi trường khói bụi ô nhiễm, người tiêu dùng tìm mua và sử dụng máy lọc không khí. Sản phẩm phát ra điện tích âm trung hoà với các ion dương gây hại và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn trong không khí.
Máy nhỏ gọn và nhẹ, trọng lượng từ 1- 6kg, có thể đặt trên bàn, treo tường hoặc đặt trên kệ, hiệu quả lọc khí tốt với phòng dùng nhiều máy tính, ti vi, đèn... hoặc môi trường thường xuyên có khói, mùi hôi (cửa hàng ăn, phòng bếp).
Máy nhỏ gọn và nhẹ, trọng lượng từ 1- 6kg, có thể đặt trên bàn, treo tường hoặc đặt trên kệ, hiệu quả lọc khí tốt với phòng dùng nhiều máy tính, ti vi, đèn... hoặc môi trường thường xuyên có khói, mùi hôi (cửa hàng ăn, phòng bếp).
Một số loại máy trang bị chức năng phun tinh dầu tạo hương thơm, phun ẩm hoặc quạt gió giúp tản ion đều và nhanh... Các hãng Coway (7- 14 triệu), Electrolux (3,2 triệu), Sharp (3,6 triệu) được bán nhiều trên thị trường. Riêng dòng Panasonic (4-10 triệu) có thêm phần tạo khí ozone, tăng cường oxy cho phòng.
Một số loại máy trang bị chức năng phun tinh dầu tạo hương thơm, phun ẩm hoặc quạt gió giúp tản ion đều và nhanh... Các hãng Coway (7- 14 triệu), Electrolux (3,2 triệu), Sharp (3,6 triệu) được bán nhiều trên thị trường. Riêng dòng Panasonic (4-10 triệu) có thêm phần tạo khí ozone, tăng cường oxy cho phòng.  
Theo lời giới thiệu của nhân viên bán hàng đồ điện trên đường Nguyễn Trãi và nhãn dán tính năng trên sản phẩm, máy có khả năng loại bỏ mùi hôi, bụi và vi khuẩn siêu nhỏ, virus, khói thuốc lá, có đèn báo mức độ ô nhiễm và điều chỉnh mức gió phù hợp.
Theo lời giới thiệu của nhân viên bán hàng đồ điện trên đường Nguyễn Trãi và nhãn dán tính năng trên sản phẩm, máy có khả năng loại bỏ mùi hôi, bụi và vi khuẩn siêu nhỏ, virus, khói thuốc lá, có đèn báo mức độ ô nhiễm và điều chỉnh mức gió phù hợp. 
Tuy nhiên, nắm không rõ cơ cấu hoạt động, người mua khá kỳ vọng thiết bị có thể đối phó bụi bẩn và bệnh dịch. "Mình đọc thấy hiệu quả tốt quá, nên định mua về phòng bệnh cho con, chứ dạo này nghe dịch sởi sợ lắm" - chị Huyền Trang (nhân viên ngân hàng) chia sẻ khi đang xem máy tại cửa hàng điện lạnh trên đường Giảng Võ.
Tuy nhiên, nắm không rõ cơ cấu hoạt động, người mua khá kỳ vọng thiết bị có thể đối phó bụi bẩn và bệnh dịch. "Mình đọc thấy hiệu quả tốt quá, nên định mua về phòng bệnh cho con, chứ dạo này nghe dịch sởi sợ lắm" - chị Huyền Trang (nhân viên ngân hàng) chia sẻ khi đang xem máy tại cửa hàng điện lạnh trên đường Giảng Võ.
2. Tác dụng có thực như quảng cáo? KS, Nguyễn Huy Bạo (Viện Kỹ thuật Quân sự) cho biết: Tác dụng làm sạch không khí là có, xong không nên lầm tưởng các tính năng được giới thiệu là hoàn hảo. Thiết bị sử dụng màng lọc, có thể giữ lại một số vi khuẩn bám trên bụi, nhưng hầu hết đó chỉ là bụi thô chứ không phải bụi tinh.
2. Tác dụng có thực như quảng cáo?
KS, Nguyễn Huy Bạo (Viện Kỹ thuật Quân sự) cho biết: Tác dụng làm sạch không khí là có, xong không nên lầm tưởng các tính năng được giới thiệu là hoàn hảo. Thiết bị sử dụng màng lọc, có thể giữ lại một số vi khuẩn bám trên bụi, nhưng hầu hết đó chỉ là bụi thô chứ không phải bụi tinh.
Theo KS Hoàng Quân (công ty điện lạnh Thăng Long): Máy dùng ion lọc khí nhiều loại không ghi rõ lượng ion sinh ra và thời hạn hoạt động bao lâu. Hơn nữa, người mua cần được kiểm tra giấy kiểm định chất lượng để chắc chắn nhà sản xuất có dùng hoạt chất diệt khuẩn để chế tạo máy.

Theo KS Hoàng Quân (công ty điện lạnh Thăng Long): Máy dùng ion lọc khí nhiều loại không ghi rõ lượng ion sinh ra và thời hạn hoạt động bao lâu. Hơn nữa, người mua cần được kiểm tra giấy kiểm định chất lượng để chắc chắn nhà sản xuất có dùng hoạt chất diệt khuẩn để chế tạo máy.

Khá băn khoăn, cân nhắc về tính năng thần kỳ của máy, anh Đức Minh (khu tập thể Thanh Xuân Bắc) chia sẻ: "Nói là diệt khuẩn nhưng mắt thường mình không kiểm định được, bỏ ra hàng chục triệu mà chả rõ có hiệu quả không. Theo mình, khi bị cúm mà dùng máy lọc khí đóng kín cửa phòng thì virus còn phát triển hơn".
Khá băn khoăn, cân nhắc về tính năng thần kỳ của máy, anh Đức Minh (khu tập thể Thanh Xuân Bắc) chia sẻ: "Nói là diệt khuẩn nhưng mắt thường mình không kiểm định được, bỏ ra hàng chục triệu mà chả rõ có hiệu quả không. Theo mình, khi bị cúm mà dùng máy lọc khí đóng kín cửa phòng thì virus còn phát triển hơn".
Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người tiêu dùng cân nhắc, chỉ nên mua những sản phẩm đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng.
Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người tiêu dùng cân nhắc, chỉ nên mua những sản phẩm đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng. 
3. Sử dụng thiết bị hiệu quả Máy lọc không khí có mức công suất khác nhau, người tiêu dùng nên mua loại phù hợp với diện tích căn phòng, tránh lãng phí điện năng.
3. Sử dụng thiết bị hiệu quả
Máy lọc không khí có mức công suất khác nhau, người tiêu dùng nên mua loại phù hợp với diện tích căn phòng, tránh lãng phí điện năng. 
Hơn nữa, hiệu quả lọc khí còn phụ thuộc vào người sử dụng, kiểm tra thiết bị định kỳ theo chế độ bảo hành để bộ phận màng lọc, thông gió không bị bụi bẩn tấn công, khuếch tán bụi trở lại môi trường.
Hơn nữa, hiệu quả lọc khí còn phụ thuộc vào người sử dụng, kiểm tra thiết bị định kỳ theo chế độ bảo hành để bộ phận màng lọc, thông gió không bị bụi bẩn tấn công, khuếch tán bụi trở lại môi trường.
Máy lọc khí hoạt động tốt hơn trong phòng kín. Tuy nhiên, khi không sử dụng, người dùng nên mở cửa phòng để lấy khí tự nhiên, căn phòng thông gió, có ánh sáng sẽ giúp tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn.
 Máy lọc khí hoạt động tốt hơn trong phòng kín. Tuy nhiên, khi không sử dụng, người dùng nên mở cửa phòng để lấy khí tự nhiên, căn phòng thông gió, có ánh sáng sẽ giúp tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn.

Mẹo đơn giản làm sạch bóng đồ dùng kim loại

(Kiến Thức) - Bồn rửa bát, ấm đun nước, nồi xoong... "xuống mã"  thê thảm sau một thời gian sử dụng. Với mẹo vặt cực dễ, bạn giúp chúng trở nên sáng bóng.

Mẹo đơn giản làm sạch bóng đồ dùng kim loại
1. Dùng chanh Dùng ½ quả chanh lau trực tiếp lên đồ dùng bằng kim loại (vòi hoa sen, nồi xoong...). Axit trong chanh giúp vật dụng sạch, sáng loáng trở lại, và có mùi thơm khá dễ chịu.
1. Dùng chanh 
Dùng ½ quả chanh lau trực tiếp lên đồ dùng bằng kim loại (vòi hoa sen, nồi xoong...). Axit trong chanh giúp vật dụng sạch, sáng loáng trở lại, và có mùi thơm khá dễ chịu.
Đối với những loại xoong, nồi và thìa nhiều vết ố hoặc trầy xước, bạn hãy nhúng miếng chanh vào muối, sau đó chà xát lên đồ dùng để tẩy bỏ chất bẩn.
Đối với những loại xoong, nồi và thìa nhiều vết ố hoặc trầy xước, bạn hãy nhúng miếng chanh vào muối, sau đó chà xát lên đồ dùng để tẩy bỏ chất bẩn. 
2. Bột baking soda tẩy sạch bồn rửa bát Bạn chỉ cần cho lượng nhỏ baking soda vào bồn và xả nước ngâm vài phút, sau đó, dùng bàn chải cọ sạch bồn rửa.
2. Bột baking soda tẩy sạch bồn rửa bát
Bạn chỉ cần cho lượng nhỏ baking soda vào bồn và xả nước ngâm vài phút, sau đó, dùng bàn chải cọ sạch bồn rửa. 
3. Tẩy gỉ sét bằng khoai tây Chảo rán hoặc xoong nồi bị cháy có thể khắc phục bằng cách: cắt đôi củ khoai tây, chà mặt phía trong của khoai tây vào muối. Sau đó, bạn dùng miếng khoai tây dính muối, chà gỉ sét bám trên vật dụng, rồi rửa lại bằng nước sạch.
3. Tẩy gỉ sét bằng khoai tây
Chảo rán hoặc xoong nồi bị cháy có thể khắc phục bằng cách: cắt đôi củ khoai tây, chà mặt phía trong của khoai tây vào muối. Sau đó, bạn dùng miếng khoai tây dính muối, chà gỉ sét bám trên vật dụng, rồi rửa lại bằng nước sạch.
4. Tẩy cặn bám trên ấm đun nước Để làm sạch chiếc ấm điện bám cặn hoặc vôi, bạn đun hỗn hợp một nửa giấm, nửa nước (ngập hết ấm), các mảng bám sẽ tự bong ra sau khi đun sôi khoảng 2-4 phút.
4. Tẩy cặn bám trên ấm đun nước
Để làm sạch chiếc ấm điện bám cặn hoặc vôi, bạn đun hỗn hợp một nửa giấm, nửa nước (ngập hết ấm), các mảng bám sẽ tự bong ra sau khi đun sôi khoảng 2-4 phút. 
5. Bàn là hoen gỉ, "trị" bằng kem đánh răng Bạn cho một lượng kem đánh răng vừa phải, dùng khăn hoặc miếng xốp nhẹ, lau đều kem đánh răng lên bề mặt bàn là, đến khi vết bẩn bị loại bỏ. Cuối cùng, bạn dùng khăn sạch lau khô bề mặt vật dụng .
 5. Bàn là hoen gỉ, "trị" bằng kem đánh răng
Bạn cho một lượng kem đánh răng vừa phải, dùng khăn hoặc miếng xốp nhẹ, lau đều kem đánh răng lên bề mặt bàn là, đến khi vết bẩn bị loại bỏ. Cuối cùng, bạn dùng khăn sạch lau khô bề mặt vật dụng .
6. Lau vành mâm bếp gas bằng giấy báo Bạn sẽ bất ngờ trước công dụng của giấy báo cũ, khi vò mềm rồi lau lớp dầu mỡ bám ở vành mâm bếp gas, sau đó dùng khăn ẩm lau lại một lượt, độ bóng của bếp sẽ tăng lên rất nhiều.
6. Lau vành mâm bếp gas bằng giấy báo 
Bạn sẽ bất ngờ trước công dụng của giấy báo cũ, khi vò mềm rồi lau lớp dầu mỡ bám ở vành mâm bếp gas, sau đó dùng khăn ẩm lau lại một lượt, độ bóng của bếp sẽ tăng lên rất nhiều.
8. Dao dĩa xỉn màu Bạn cho dao, dĩa vào nồi đun sôi với hỗn hợp muối, bột nở trong khoảng 3-4 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, đồ dùng sẽ bong hết gỉ sét.
8. Dao dĩa xỉn màu
Bạn cho dao, dĩa vào nồi đun sôi với hỗn hợp muối, bột nở trong khoảng 3-4 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, đồ dùng sẽ bong hết gỉ sét.
9. Đánh bóng lò vi sóng bằng dầu oliu Chỉ cần 1-2 giọt dầu oliu, bạn có thể làm mờ vết xước, thức ăn cáu bẩn trên lớp vỏ kim loại của lò vi sóng, mất khoảng 2 phút, đồ dùng sẽ có diện mạo mới.
9. Đánh bóng lò vi sóng bằng dầu oliu
Chỉ cần 1-2 giọt dầu oliu, bạn có thể làm mờ vết xước, thức ăn cáu bẩn trên lớp vỏ kim loại của lò vi sóng, mất khoảng 2 phút, đồ dùng sẽ có diện mạo mới. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới