Máy kéo bọc thép của Liên Xô từng khiến kẻ địch khiếp vía

Máy kéo bọc thép của Liên Xô từng khiến kẻ địch khiếp vía

Mặc dù được chế tạo một cách bất đắc dĩ từ máy kéo và không thể đối đầu với xe tăng Đức, nhưng xe tăng NI-1 của Liên Xô vẫn khiến lính Romania phải khiếp sợ.

Đội ngũ kỹ sư tại xưởng chế tạo máy Khởi nghĩa Tháng Giêng ở Odessa (thuộc Ukraine ngày nay), nảy ra ý tưởng chế tạo xe tăng từ máy kéo vào tháng 8/1941. Khi đó, các đơn vị  Hồng quân Liên Xô bảo vệ thành phố khỏi lực lượng Đức và Romania đang vô cùng cần xe bọc thép, trong khi Odessa không thiếu máy kéo bánh xích.
Đội ngũ kỹ sư tại xưởng chế tạo máy Khởi nghĩa Tháng Giêng ở Odessa (thuộc Ukraine ngày nay), nảy ra ý tưởng chế tạo xe tăng từ máy kéo vào tháng 8/1941. Khi đó, các đơn vị Hồng quân Liên Xô bảo vệ thành phố khỏi lực lượng Đức và Romania đang vô cùng cần xe bọc thép, trong khi Odessa không thiếu máy kéo bánh xích.
Ba chiếc xe tăng đầu tiên dựa trên ý tưởng này, được chế tạo thủ công chỉ trong vòng vài tuần. Các kỹ sư tháo rời phần trên của những cỗ máy kéo STZ-5, rồi hàn các tấm thép vào thân, lắp tháp pháo xoay cùng vũ khí trang bị lên trên.
Ba chiếc xe tăng đầu tiên dựa trên ý tưởng này, được chế tạo thủ công chỉ trong vòng vài tuần. Các kỹ sư tháo rời phần trên của những cỗ máy kéo STZ-5, rồi hàn các tấm thép vào thân, lắp tháp pháo xoay cùng vũ khí trang bị lên trên.
Kế hoạch ban đầu là lắp pháo 37 mm, lấy từ những cỗ xe tăng T-26 bị hỏng , nhưng các kỹ sư nhận ra phương án này bất khả thi về mặt kỹ thuật. Cuối cùng, họ quyết định lắp hai súng máy 7,62 mm, đồng thời gắn một nòng pháo giả, nhằm khiến những chiếc "xe tăng máy kéo" trông giống thật và đáng sợ hơn.
Kế hoạch ban đầu là lắp pháo 37 mm, lấy từ những cỗ xe tăng T-26 bị hỏng , nhưng các kỹ sư nhận ra phương án này bất khả thi về mặt kỹ thuật. Cuối cùng, họ quyết định lắp hai súng máy 7,62 mm, đồng thời gắn một nòng pháo giả, nhằm khiến những chiếc "xe tăng máy kéo" trông giống thật và đáng sợ hơn.
Các máy kéo bọc thép này có thể đạt vận tốc tối đa 20 km/h. Tuy nhiên, theo lời kể của các nhân chứng, chúng tạo ra âm thanh vô cùng ồn ào khi di chuyển. Phạm vi hoạt động của xe có thể lên tới 140 km, nhưng trên thực tế chúng chưa bao giờ phải di chuyển khoảng cách xa đến vậy.
Các máy kéo bọc thép này có thể đạt vận tốc tối đa 20 km/h. Tuy nhiên, theo lời kể của các nhân chứng, chúng tạo ra âm thanh vô cùng ồn ào khi di chuyển. Phạm vi hoạt động của xe có thể lên tới 140 km, nhưng trên thực tế chúng chưa bao giờ phải di chuyển khoảng cách xa đến vậy.
Được biết đến với tên gọi xe tăng Odessa hoặc Yanvartsy, những máy kéo bọc thép lần đầu tiên ra trận vào ngày 20/8/1941, do một chiếc xe tăng thực sự dẫn đầu, với nhiệm vụ hỗ trợ đợt phản công của Sư đoàn Bộ binh số 25, đánh đuổi kẻ thù khỏi nơi đóng quân.
Được biết đến với tên gọi xe tăng Odessa hoặc Yanvartsy, những máy kéo bọc thép lần đầu tiên ra trận vào ngày 20/8/1941, do một chiếc xe tăng thực sự dẫn đầu, với nhiệm vụ hỗ trợ đợt phản công của Sư đoàn Bộ binh số 25, đánh đuổi kẻ thù khỏi nơi đóng quân.
Quá trình kiểm tra những xe tăng Odessa trở về từ trận chiến này cho thấy, lớp giáp thép dày 10-20 mm chống đạn bộ binh khá hiệu quả, trừ những viên đạn pháo 45 mm đủ khả năng xuyên qua nó. Mặc dù vậy, các chỉ huy Liên Xô vẫn khá hài lòng với phương tiện mới này và yêu cầu tiếp tục sản xuất.
Quá trình kiểm tra những xe tăng Odessa trở về từ trận chiến này cho thấy, lớp giáp thép dày 10-20 mm chống đạn bộ binh khá hiệu quả, trừ những viên đạn pháo 45 mm đủ khả năng xuyên qua nó. Mặc dù vậy, các chỉ huy Liên Xô vẫn khá hài lòng với phương tiện mới này và yêu cầu tiếp tục sản xuất.
Theo nhiều ước tính, tổng cộng 55-69 xe tăng Odessa đã được chế tạo. Rạng sáng 20/9/1941, 20 xe tăng Odessa, được trang bị đèn pha và còi báo động, bất ngờ tấn công vị trí của quân đội Romania ở ngoại ô thành phố.
Theo nhiều ước tính, tổng cộng 55-69 xe tăng Odessa đã được chế tạo. Rạng sáng 20/9/1941, 20 xe tăng Odessa, được trang bị đèn pha và còi báo động, bất ngờ tấn công vị trí của quân đội Romania ở ngoại ô thành phố.
Trong cơn hoảng loạn, bộ binh Romania vội vàng rút lui mà không nhận ra thứ vừa tấn công họ, thực chất chỉ là máy kéo bọc thép trang bị pháo giả. Sau cuộc tấn công này, mẫu xe tăng Odessa được đặt tên mới là NI-1, viết tắt từ "Na iuspug", có nghĩa là "nỗi kinh hoàng".
Trong cơn hoảng loạn, bộ binh Romania vội vàng rút lui mà không nhận ra thứ vừa tấn công họ, thực chất chỉ là máy kéo bọc thép trang bị pháo giả. Sau cuộc tấn công này, mẫu xe tăng Odessa được đặt tên mới là NI-1, viết tắt từ "Na iuspug", có nghĩa là "nỗi kinh hoàng".
Chiến dịch thành công nhất của các xe tăng NI-1 diễn ra vào ngày 2/10/1941 ở vùng ngoại ô Odessa. Xe tăng NI-1 mở cuộc tấn công bất ngờ, nhằm vào các đơn vị thuộc Tập đoàn quân số 4 của Romania, đánh bại hoàn toàn lực lượng đối phương, thu về 24 khẩu pháo cùng nhiều súng máy và súng cối. 7 xe tăng NI-1 đã bị phá hủy trong chiến dịch này.
Chiến dịch thành công nhất của các xe tăng NI-1 diễn ra vào ngày 2/10/1941 ở vùng ngoại ô Odessa. Xe tăng NI-1 mở cuộc tấn công bất ngờ, nhằm vào các đơn vị thuộc Tập đoàn quân số 4 của Romania, đánh bại hoàn toàn lực lượng đối phương, thu về 24 khẩu pháo cùng nhiều súng máy và súng cối. 7 xe tăng NI-1 đã bị phá hủy trong chiến dịch này.
Mặc dù vậy, những chiếc xe tăng độc đáo của Liên Xô, cuối cùng không thể cứu Odessa khỏi kết cục bị thất thủ. Vào ngày 15-16/10/1941, đoàn xe NI-1 chịu trách nhiệm chặn hậu cho những đơn vị Hồng quân cuối cùng rút khỏi thành phố.
Mặc dù vậy, những chiếc xe tăng độc đáo của Liên Xô, cuối cùng không thể cứu Odessa khỏi kết cục bị thất thủ. Vào ngày 15-16/10/1941, đoàn xe NI-1 chịu trách nhiệm chặn hậu cho những đơn vị Hồng quân cuối cùng rút khỏi thành phố.
Vài chiếc bị Hồng quân Liên Xô phá hủy trước khi họ rút lui khỏi thành phố, trong khi hơn 10 chiếc bị bỏ lại trên đường và đã rơi vào tay quân đội Romania.
Vài chiếc bị Hồng quân Liên Xô phá hủy trước khi họ rút lui khỏi thành phố, trong khi hơn 10 chiếc bị bỏ lại trên đường và đã rơi vào tay quân đội Romania.
NI-1 không phải mẫu máy kéo bọc thép duy nhất được chế tạo trong Thế chiến II. Những phương tiện tương tự cũng được sản xuất ở những cơ sở đủ khả năng kỹ thuật, như hơn 50 hệ thống pháo tự hành KhTZ-16 được làm từ máy kéo ở Kharkov.
NI-1 không phải mẫu máy kéo bọc thép duy nhất được chế tạo trong Thế chiến II. Những phương tiện tương tự cũng được sản xuất ở những cơ sở đủ khả năng kỹ thuật, như hơn 50 hệ thống pháo tự hành KhTZ-16 được làm từ máy kéo ở Kharkov.
Tuy nhiên, dù được trang bị một khẩu pháo 45 mm, pháo tự hành KhTZ-16 có lớp giáp bảo vệ kém, khả năng quan sát hạn chế, tốc độ chậm chạp, nên không hiệu quả trong những trận chiến với quân Đức.
Tuy nhiên, dù được trang bị một khẩu pháo 45 mm, pháo tự hành KhTZ-16 có lớp giáp bảo vệ kém, khả năng quan sát hạn chế, tốc độ chậm chạp, nên không hiệu quả trong những trận chiến với quân Đức.
Ngoài mặt trận phía Đông, các xe tăng được chế tạo ngẫu hứng còn xuất hiện tại New Zealand, nhằm chống lại nguy cơ Nhật Bản xâm lược. Mẫu xe này có tên Bob Semple, đặt theo tên quan chức New Zealand đề xuất ý tưởng.
Ngoài mặt trận phía Đông, các xe tăng được chế tạo ngẫu hứng còn xuất hiện tại New Zealand, nhằm chống lại nguy cơ Nhật Bản xâm lược. Mẫu xe này có tên Bob Semple, đặt theo tên quan chức New Zealand đề xuất ý tưởng.
Tuy nhiên, do sản xuất vội vàng, phương tiện có đặc điểm kỹ thuật và khả năng chiến đấu kém hơn so với những vũ khí khác, bị chế nhạo là "mẫu xe tăng tồi tệ nhất từng được ra đời", cũng chưa bao giờ được chế tạo hàng loạt. Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên, do sản xuất vội vàng, phương tiện có đặc điểm kỹ thuật và khả năng chiến đấu kém hơn so với những vũ khí khác, bị chế nhạo là "mẫu xe tăng tồi tệ nhất từng được ra đời", cũng chưa bao giờ được chế tạo hàng loạt. Nguồn ảnh: TL.
Những ngày cuối cùng của thành phố Odessa trước khi bị thất thủ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

GALLERY MỚI NHẤT