Máy bay Su-22 Syria bị F/A-18 bắn rơi: Không thể đáp trả

Máy bay Su-22 Syria bị F/A-18 bắn rơi: Không thể đáp trả

(Kiến Thức) - Dù có muốn cũng khó có cơ hội cho máy bay Su-22 của Không quân Syria đáp trả lại vụ tấn công của tiêm kích F/A-18E Mỹ.

Giới truyền thông thế giới từ sáng ngày hôm nay nóng lên vụ tấn công bất ngờ của Quân đội Mỹ nhắm vào Không quân Syria gần Raqqah. Cụ thể, trong khi đang thực hiện phi vụ không kích phiến quân ở Raqqah,  máy bay Su-22 Syria bị F/A-18 bắn rơi. Hiện chưa rõ số phận của phi công. Nguồn ảnh: Sina
Giới truyền thông thế giới từ sáng ngày hôm nay nóng lên vụ tấn công bất ngờ của Quân đội Mỹ nhắm vào Không quân Syria gần Raqqah. Cụ thể, trong khi đang thực hiện phi vụ không kích phiến quân ở Raqqah, máy bay Su-22 Syria bị F/A-18 bắn rơi. Hiện chưa rõ số phận của phi công. Nguồn ảnh: Sina
Ngay lập tức, Bộ Quốc phòng Syria đã lên tiếng phản ứng quyết liệt về hành động này. "Hành động của họ đang cố gắng để ngăn chặn quân đội Syria và các đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, trong khi quân đội của chúng tôi đặt nhiều thành công", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Syria nhấn mạnh. Trong khi đó, liên minh quốc tế do Mỹ cầm đầu cho rằng, máy bay Su-22 của Quân đội Syria ném bom gần vị trí lực lượng SDF và tuyên bố cái gọi là “phù hợp với quy tắc tự vệ”, tiêm kích F/A-18E đã bắn hạ chiếc Su-22. Nhìn chung, hành động của Mỹ dù thế nào thật sự khó hiểu trong cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ là đầu lãnh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngay lập tức, Bộ Quốc phòng Syria đã lên tiếng phản ứng quyết liệt về hành động này. "Hành động của họ đang cố gắng để ngăn chặn quân đội Syria và các đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, trong khi quân đội của chúng tôi đặt nhiều thành công", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Syria nhấn mạnh. Trong khi đó, liên minh quốc tế do Mỹ cầm đầu cho rằng, máy bay Su-22 của Quân đội Syria ném bom gần vị trí lực lượng SDF và tuyên bố cái gọi là “phù hợp với quy tắc tự vệ”, tiêm kích F/A-18E đã bắn hạ chiếc Su-22. Nhìn chung, hành động của Mỹ dù thế nào thật sự khó hiểu trong cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ là đầu lãnh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về phần cuộc không chiến giữa F/A-18 với Su-22 (mà có thể là phiên bản Su-22M4) của Không quân Syria. Nhìn chung, khó có một cơ hội để các phi công Syria đảo nghịch tình thế - rút chạy về căn cứ hay chống đỡ các đợt tấn công. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về phần cuộc không chiến giữa F/A-18 với Su-22 (mà có thể là phiên bản Su-22M4) của Không quân Syria. Nhìn chung, khó có một cơ hội để các phi công Syria đảo nghịch tình thế - rút chạy về căn cứ hay chống đỡ các đợt tấn công. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong khi F/A-18 là tiêm kích đa năng, có khả năng không chiến tuyệt vời nhờ bộ vũ khí hiện đại và radar tối tân, tầm xa thì Su-22 là một máy bay tiêm kích – bom thiên về khả năng tấn công mặt đất. Mặc dù cũng có thể không chiến, thế nhưng trong một cuộc đối với tiêm kích nhanh nhẹn thì Su-22 không có cửa chiến thắng. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong khi F/A-18 là tiêm kích đa năng, có khả năng không chiến tuyệt vời nhờ bộ vũ khí hiện đại và radar tối tân, tầm xa thì Su-22 là một máy bay tiêm kích – bom thiên về khả năng tấn công mặt đất. Mặc dù cũng có thể không chiến, thế nhưng trong một cuộc đối với tiêm kích nhanh nhẹn thì Su-22 không có cửa chiến thắng. Nguồn ảnh: Sputnik
Bên cạnh đó, chiếc Su-22 thực hiện phi vụ không kích Raqqah ngày hôm qua nhiều khả năng cũng không mang theo vũ khí không đối không (thường gồm 2 quả đạn tên lửa R-60 có tầm phóng 400m tới 8km – thích hợp đánh cận chiến). Cho nên điều đó khiến phi công máy bay gần như không có cơ hội chống đỡ, đáp trả. Nguồn ảnh: Sputnik
Bên cạnh đó, chiếc Su-22 thực hiện phi vụ không kích Raqqah ngày hôm qua nhiều khả năng cũng không mang theo vũ khí không đối không (thường gồm 2 quả đạn tên lửa R-60 có tầm phóng 400m tới 8km – thích hợp đánh cận chiến). Cho nên điều đó khiến phi công máy bay gần như không có cơ hội chống đỡ, đáp trả. Nguồn ảnh: Sputnik
Su-22M4 tuy là phiên bản hiện đại nhất của dòng Su-22 thế nhưng vì là thiên về tấn công mặt đất nên nó không có radar trinh sát trên không, các hệ thống radar cảnh báo cũng lạc hậu. Và chắc hẳn phi công Syria “chủ quan” về hành động bất thình lình tấn công của Mỹ. Nguồn ảnh: Sputnik
Su-22M4 tuy là phiên bản hiện đại nhất của dòng Su-22 thế nhưng vì là thiên về tấn công mặt đất nên nó không có radar trinh sát trên không, các hệ thống radar cảnh báo cũng lạc hậu. Và chắc hẳn phi công Syria “chủ quan” về hành động bất thình lình tấn công của Mỹ. Nguồn ảnh: Sputnik
Tuy khả năng leo cao của Su-22 khá tốt (230m/s) so với F/A-18E (228m/s), tốc độ cũng gần tương đương nhau nhưng trong một cuộc chiến mở màn bất ngờ không tuyên chiến thì rất khó để họ xoay chuyển được tình thế. Nguồn ảnh: Sputnik
Tuy khả năng leo cao của Su-22 khá tốt (230m/s) so với F/A-18E (228m/s), tốc độ cũng gần tương đương nhau nhưng trong một cuộc chiến mở màn bất ngờ không tuyên chiến thì rất khó để họ xoay chuyển được tình thế. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong ảnh, dưới mũi chiếc máy bay tiêm kích-bom Su-22M4 của Syria trang bị trạm đo xa laser Klyon 54 dùng để chỉ thị mục tiêu cho bom, tên lửa dùng hệ dẫn đường laser. Nguồn ảnh: RIA
Trong ảnh, dưới mũi chiếc máy bay tiêm kích-bom Su-22M4 của Syria trang bị trạm đo xa laser Klyon 54 dùng để chỉ thị mục tiêu cho bom, tên lửa dùng hệ dẫn đường laser. Nguồn ảnh: RIA
Các hình ảnh được công bố trước đây cho thấy, trong phần lớn các phi vụ không kích của Không quân Syria nhắm vào khủng bố dùng máy bay Su-22, đa số các phi cơ này chỉ mang bom, ít thấy nó được trang bị tên lửa không đối không R-60. Nguồn ảnh: Sputnik
Các hình ảnh được công bố trước đây cho thấy, trong phần lớn các phi vụ không kích của Không quân Syria nhắm vào khủng bố dùng máy bay Su-22, đa số các phi cơ này chỉ mang bom, ít thấy nó được trang bị tên lửa không đối không R-60. Nguồn ảnh: Sputnik
Không quân Syria hiện được cho là chỉ còn khoảng 20 chiếc Su-22, trước đó một số thống kê cho thấy họ còn 42 chiếc nhưng đa phần bị bắn rơi và ít nhất 9 chiếc bị Mỹ hủy diệt trong cuộc không kích bằng Tomahawk vào căn cứ Shauryat. Nguồn ảnh: Sputnik
Không quân Syria hiện được cho là chỉ còn khoảng 20 chiếc Su-22, trước đó một số thống kê cho thấy họ còn 42 chiếc nhưng đa phần bị bắn rơi và ít nhất 9 chiếc bị Mỹ hủy diệt trong cuộc không kích bằng Tomahawk vào căn cứ Shauryat. Nguồn ảnh: Sputnik
Những chiếc phi cơ Su-22 của Syria có khả năng mang tới 4 tấn bom đạn trên 10 giá treo bao gồm: tên lửa không đối đất; bom, pod rocket và pod súng máy. Nguồn ảnh: RIA
Những chiếc phi cơ Su-22 của Syria có khả năng mang tới 4 tấn bom đạn trên 10 giá treo bao gồm: tên lửa không đối đất; bom, pod rocket và pod súng máy. Nguồn ảnh: RIA
Hiện chưa rõ số phận viên phi công bay trên chiếc Su-22 bị F/A-18 bắn rơi. Nguồn ảnh: Sputnik
Hiện chưa rõ số phận viên phi công bay trên chiếc Su-22 bị F/A-18 bắn rơi. Nguồn ảnh: Sputnik

GALLERY MỚI NHẤT