Phát hiện mảnh vỡ máy bay Su-22 do phi công Tú lái

(Kiến Thức) - Tàu rà quét kim loại đã tìm được một số mảnh vỡ máy bay Su-22 số hiệu 5863 do phi công Nguyễn Anh Tú điều khiển, có thể trục vớt trong các ngày tới.

Phát hiện mảnh vỡ máy bay Su-22 do phi công Tú lái

Thông tin cho tờ Tuổi Trẻ lúc 18h15 phút chiều nay, thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho biết, kết quả quan trọng nhất trong ngày tìm kiếm thứ 4 là tàu rà quét kim loại đã tìm được một số mảnh vỡ của máy bay Su-22 số hiệu 5863 do đại úy phi công Nguyễn Anh Tú điều khiển.
Còn theo tờ Thanh Niên, lực lượng tìm kiếm đã tìm được ba mảnh gồm phần cánh và thành buồng lái máy bay. Mỗi mảnh dài khoảng 1m và rộng khoảng 40 cm. Vị trí máy bay thứ hai (phi công Nguyễn Anh Tú lái) cách máy bay thứ nhất (Su-22 5857 phi công Nguyễn Văn Nghĩa lái) khoảng 700m đến 1km.
Tàu cá được yêu cầu rời khỏi hiện trường vụ máy bay rơi để thuận lợi cho hoạt động của các tàu rà quét kim loại.
 Tàu cá được yêu cầu rời khỏi hiện trường vụ máy bay rơi để thuận lợi cho hoạt động của các tàu rà quét kim loại.
Cũng theo thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, công tác tìm kiếm cứu nạn sẽ được triển khai song song cả bằng tàu quét kim loại lẫn sự tham gia của đặc công người nhái sau khi đã xác định đúng vị trí của các mảnh vỡ.
Trả lời Tuổi Trẻ lúc 9h45 phút, Thượng tá Hoàng Văn Số - Chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn đặc công 5 cho biết, đội đặc công người nhái đã được lệnh tạm ngưng lặn tìm kiếm để nhường trận địa cho hai tàu quét kim loại.
Sau khi tàu quét kim loại xác định rõ hơn vị trí của các mảnh vỡ máy bay Su-22, đặc công người nhái sẽ tiếp tục lặn tiếp cận.
Ngoài ra, các tàu cá của ngư dân trên một vùng biển khá rộng xung quanh vị trí máy bay rơi đã được yêu cầu di chuyển ra khỏi khu vực tìm kiếm máy bay Su-22. Yêu cầu này nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các tàu quét kim loại.
Trong một đến hai ngày nữa, việc trục vớt các bộ phận của hai máy bay Su-22 sẽ được tiến hành và tàu Cảnh sát biển 9001 sẽ truyền hình trực tiếp cảnh trục vớt về Bộ tư lệnh cảnh sát biển tại Hà Nội.

Theo báo Tuổi Trẻ, lúc 6h40 và 7h05 phút sáng nay (19/4) hai máy bay trực thăng đã cất cánh chở lãnh đạo của quân chủng Phòng không Không quân, sư đoàn 370 và trung đoàn 937 ra đảo Phú Quý (Bình Thuận).

Như vậy cùng với 2 trực thăng đã có mặt trước đó tại đảo Phú Quý để phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, thời điểm này đang có 4 máy bay trực thăng cùng tham gia việc tìm kiếm hai máy bay Su-22.
Trao đổi với phóng viên trực tiếp từ tàu cứu nạn, thượng tá Hoàng Văn Số - Chủ nhiệm chính trị, Lữ đoàn đặc công 5 cho biết kíp đặc công người nhái đầu tiên trong ngày hôm nay cũng đã bắt đầu lặn xuống biển tìm máy bay Su-22.
Thợ lặn tham gia tìm kiếm máy bay Su-22. Ảnh: Tuổi Trẻ
 Thợ lặn tham gia tìm kiếm máy bay Su-22. Ảnh: Tuổi Trẻ
Kết thúc cuộc tìm kiếm vào chiều hôm qua, các chiến sĩ đặc công đã phát hiện và trục vớt thành công khung kính buồng lái của một trong hai máy bay Su-22. Ngay lập tức, mảnh vỡ này được chuyển đến tàu chỉ huy để phân tích và lên phương án tiếp tục tìm kiếm. Ngoài ra, các chiến sĩ đặc công nước còn phát hiện một đoạn ống thép dài nhưng đã bị gẫy làm đôi chưa rõ là bộ phận nào của máy bay.
Việc phát hiện được khung kính máy bay là thông tin rất quan trọng để xác định vị trí của máy bay.
Bên cạnh công tác trục vớt máy bay Su-22 thì việc tìm kiếm hai phi công của máy bay gặp nạn cũng đang được tích cực triển khai. Hai phi công gặp nạn gồm trung tá Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), Phó trung đoàn trưởng trung đoàn 937, Sư đoàn 370, lái máy bay số hiệu 5857 và đại úy Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370). Hiện chưa xác định được liệu phi công có kịp nhảy dù không, hay vẫn ở trong máy bay thời điểm gặp nạn.
Các lực lượng tham gia tìm kiếm máy bay Su-22 mất tích ở đảo Phú Quý ngày hôm qua gồm: một tàu cảnh sát biển vùng 3, hai tàu hải quân vùng 4, đặc công nước thuê một tàu số hiệu NT – 9032TS của ngư dân để làm phương tiện ra vị trí lặn, một trực thăng quân sự. Thượng tá, Nguyễn Hồng Song - Phó đoàn trưởng đặc công nước là người chỉ huy đội lặn. 
Còn trong hôm nay, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không –Không quân cho biết, Quân chủng Hải quân sẽ tăng cường thêm 12 người nhái, 3 tàu gắn thiết bị dò tìm dưới đáy biển; lực lượng cảnh sát biển tăng cường 1 tàu có thiết bị kéo và chứa các vật thể nặng; lực lượng Bộ đội Biên phòng tăng cường thêm 1 tàu; các lực lượng khác như Phòng không – Không quân, kiểm ngư, đặc công, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận… cũng sẽ tăng cường thêm cán bộ, chiến sĩ, phương tiện tới hiện trường.
Với khả năng dò quét và phát hiện những mảnh vỡ kim loại, sự có mặt của hai tàu quét mìn sẽ tạo thuận lợi nhiều hơn cho lực lượng tìm kiếm.
Kiến Thức sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc...

Tìm hiểu tính năng máy bay Su-22 rơi gần đảo Phú Quý

(Kiến Thức) - Máy bay cường kích Su-22 của Việt Nam được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe đặc biệt, phù hợp với nhiệm vụ tấn công trên bộ, trên biển.

Tìm hiểu tính năng máy bay Su-22 rơi gần đảo Phú Quý
Tim hieu tinh nang may bay Su-22 roi gan dao Phu Quy
 Vào khoảng 11h30 phút trưa 16/4, tại địa phận gần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, hai chiếc máy bay cường kích Su-22 của Không quân Việt Nam đang thực hiện bài tập nhào lộn để cắt bom thì gặp nạn. Các công tác tìm kiếm phi công và xác máy bay đang tích cực được thực hiện. 

Vì sao Su-22 Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến 10.000 tấn?

(Kiến Thức) - Với tên lửa Kh-29, máy bay cường kích Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến có lượng giãn nước 10.000 tấn.

Vì sao Su-22 Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến 10.000 tấn?
Tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34.
Tên lửa được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.

Chứng kiến máy bay Su-22M4 của Trung đoàn 937 cất cánh

(Kiến Thức) - Cùng xem những hình ảnh đẹp máy bay cường kích Su-22M4 của Trung đoàn 937 – Không quân Nhân dân Việt Nam huấn luyện chiến đấu.

Chứng kiến máy bay Su-22M4 của Trung đoàn 937 cất cánh
Chung kien may bay Su-22M4 cua Trung doan 937 cat canh
 Trung đoàn 937 là một trong những đơn vị của Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị các máy bay cường kích Su-22M4 và Su-22UM3K làm nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất, mặt biển và có thể thực hiện tuần tra bảo vệ không phận khi cần. Trong ảnh là chuyến bay khí tượng đầu tiên do cán bộ chỉ huy thực hiện từ rất sớm trên một chiếc Su-22UM3K.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới