Máy bay KC-46A lần đầu tiếp nhiên liệu trên không cho F-35

Không quân Mỹ vừa thực hiện tiếp nhiên liệu trên không lần đầu tiên cho tiêm kích F-35 bằng máy bay KC-46A Pegasus mới được đưa vào biên chế đầu năm nay.

Máy bay KC-46A lần đầu tiếp nhiên liệu trên không cho F-35
Nhiệm vụ trên được tiến hành tại căn cứ không quân Edwards ở bang California. Trong 15 tháng tới, chiếc KC-46A này sẽ tiếp tục chứng thực khả năng tiếp nhiên liệu cho nhiều dòng máy bay khác của Không quân Mỹ.
Sở dĩ máy bay KC-46A tham gia vào đợt thử nghiệm lâu đến vậy bởi Boeing và Không quân Mỹ đang phải giải quyết một số lỗi phát sinh đối với hệ thống ống bơm nhiên liệu của KC-46A, trong đó nổi lên là việc đầu vòi bơm từ KC-46A rất dễ làm trầy xước lớp sơn ngoài của máy bay nhận nhiên liệu.
Đối với một máy bay tàng hình như F-35 thì vấn đề trên rất nguy hiểm, bởi nó có thể khiến chiếc tiêm kích này tăng bề mặt bộc lộ trên màn hình ra-đa đối phương, từ đó khiến nhiệm vụ và bản thân máy bay gặp nguy hiểm.
May bay KC-46A lan dau tiep nhien lieu tren khong cho F-35
 Chiếc máy bay KC-46A đang tiếp nhiên liệu cho tiêm kích F-35.
Đây cũng là lần đầu tiên KC-46A tiếp nhiên liệu cho một máy bay tàng hình trong lực lượng không quân nước này, sau khi được thử nghiệm thành công với A-10, B-52, C-17, KC-10, F-15E, F-16, F/A-18...
Đầu tháng 2-2019, Boeing cũng tiếp tục bàn giao cho Không quân Mỹ ít nhất 4 máy bay KC-46A tại căn cứ McConnell (bang Kansas) và 2 chiếc khác ở căn cứ Altus (bang Oklahoma).
Máy bay KC-46A, được phát triển trên khung thân máy bay thương mại Boeing 767, là một trong 3 ưu tiên mua sắm hàng đầu của Không quân Mỹ, bên cạnh chương trình trang bị tiêm kích F-35 và máy bay ném bom tầm xa tàng hình LRS-B. Lực lượng này có kế hoạch mua 179 máy bay để thay thế phi đội KC-10 và KC-135 đang có trong biên chế.
Được trang bị cả ống tiếp nhiên liệu cứng lẫn mềm đặt ở cánh và thân máy bay, "thùng xăng bay" KC-46A có sức chở 96 tấn nhiên liệu và khả năng tiếp nhiên liệu cho tất cả các máy bay cánh cố định (có thể tiếp một lúc 2 máy bay) với tốc độ chuyển tối đa lên tới hơn 4.500 lít/phút. Ngoải ra, tùy theo nhiệm vụ mà máy bay có thể vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị quân sự cũng như binh sĩ...

Lý do siêu tiêm kích F-35 tiếp tục đắt hàng dù lắm scandal

(Kiến Thức) - Dù dính vô số tai tiếng về hàng tá lỗi ngớ ngẩn cùng cái giá trên trời, thế nhưng máy bay tiêm kích F-35 vẫn đắt khách, hàng loạt quốc gia đang xếp hàng mua nườm nượp. Vì sao lạ vậy?

Lý do siêu tiêm kích F-35 tiếp tục đắt hàng dù lắm scandal
Quốc gia châu Âu tiếp theo vừa được Mỹ phê chuẩn lệnh "Bán" các máy bay tiêm kích F-35 chính là Bỉ. Nguồn ảnh: Sina.
 Quốc gia châu Âu tiếp theo vừa được Mỹ phê chuẩn lệnh "Bán" các máy bay tiêm kích F-35 chính là Bỉ. Nguồn ảnh: Sina.

Vừa trang bị quá nửa số F-35 đã phải "đắp chiếu"

(Kiến Thức) - Theo thông tin mới nhất đã được xác nhận thì chỉ có một nửa số lượng F-35 siêu đắt đỏ của Mỹ có đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu, số còn lại đang trong tình trạng sửa chữa, tiếp tế hoặc lưu kho.

Vừa trang bị quá nửa số F-35 đã phải "đắp chiếu"
Theo thông tin được Sputnik đăng tải, hiện giờ số lượng tiêm kích F-35 đang nằm trong biên chế Quân đội Mỹ chỉ có 51% trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nghĩa là chiếm một nửa cơ số F-35 mà quân đội nước này đang sở hữu. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Theo thông tin được Sputnik đăng tải, hiện giờ số lượng tiêm kích F-35 đang nằm trong biên chế Quân đội Mỹ chỉ có 51% trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nghĩa là chiếm một nửa cơ số F-35 mà quân đội nước này đang sở hữu. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Hai lần nổ động cơ, F-35 vẫn là tiêm kích tốt nhất của Mỹ

(Kiến Thức) - Hai vụ tai nạn liên tiếp khiến mọi nỗ lực đưa F-35 vào trang bị của Lầu Năm Góc để đổ sông, đổ bể và phải đến năm 2017 dòng chiến đấu cơ này mới chính thức hoạt động trong Quân đội Mỹ.

Hai lần nổ động cơ, F-35 vẫn là tiêm kích tốt nhất của Mỹ
Vụ nổ động cơ đầu tiên của tiêm kích F-35 xảy ra vào ngày 23/6/2014 trên một chiếc F-35A biến thể của Không quân Mỹ khi nó đang cố cất cánh từ căn cứ không quân Eglin trong một buổi bay huấn luyện. Vụ việc xảy ra khi chiếc máy bay này đang chạy đà thì động cơ bất ngờ bốc cháy. Nguồn ảnh: NBCnews.
Vụ nổ động cơ đầu tiên của tiêm kích F-35 xảy ra vào ngày 23/6/2014 trên một chiếc F-35A biến thể của Không quân Mỹ khi nó đang cố cất cánh từ căn cứ không quân Eglin trong một buổi bay huấn luyện. Vụ việc xảy ra khi chiếc máy bay này đang chạy đà thì động cơ bất ngờ bốc cháy. Nguồn ảnh: NBCnews.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.