Việt Nam liệu có mua tiêm kích F-16 của Mỹ (1)

(Kiến Thức) - Báo chí trong nước và nước ngoài liên tục đưa ra đồn đoán cho rằng Việt Nam sẽ mua máy bay tiêm kích F-16, F/A-18 của Mỹ.

Sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, giới thạo tin tha hồ đồn đoán về những loại vũ khí, khí tài khủng của Mỹ mà Việt Nam sắp sửa mua sắm.
Ai cũng biết rằng, vũ khí Mỹ thực sự là một lựa chọn lý tưởng, nó đã được chứng minh hiệu quả qua thực tế các cuộc chiến tranh. Nhưng câu hỏi đặt ra là nó sẽ có thể giải quyết được các vấn đề của Việt Nam hay không? Và nó sẽ đóng vai trò gì trong chiến lược quốc phòng của Việt Nam trong tình hình mới.
Trong loạt bài viết này chúng ta sẽ xem xét kỹ về vấn đề này, trước hết là về các loại máy bay chiến đấu Mỹ, những loại mà đang được đồn đoán là Việt Nam đang nhắm tới.
Viet Nam lieu co mua tiem kich F-16 cua My (2)
 Các chuyên gia Mỹ lên tiếng đồn đoán Việt Nam có thể mua máy bay tiêm kích F-16 và F/A-18 Super Hornet.
Tại sao Việt Nam cần máy bay chiến đấu Mỹ?
Trước hết cần phải hiểu rằng chiến lược quốc phòng của Việt Nam sẽ không chỉ dựa vào sức mạnh của vũ khí, ta đã có nhiều bài học từ lịch sử. Điển hình là nhà Hồ với quân đội chính quy, thành cao hào sâu và đại bác thần công uy lực, nhưng lại thất bại và để đất nước lâm vào cảnh bị đô hộ suốt nhiều năm.
Thứ hai, hiện đại hóa quân đội phải phù hợp với khả năng của đất nước, gánh nặng mua sắm vũ khí có thể dẫn tới “gãy lưng” nền kinh tế, ngân sách quốc phòng là từ tiền thuế của dân, cần phải chi tiêu sao cho phù hợp.
Những năm gần đây chiến lược hiện đại hóa quân đội của ta đã được đánh giá là hết sức khôn ngoan, ở một mức độ nào đó chúng ta đã có khả năng tạo ra một sự răn đe đáng kể, khiến kẻ địch sẽ phải cân nhắc nhiều hơn khi có ý đồ muốn gây hấn. Nhưng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, do những hạn chế của tiềm lực đất nước, do những lý do khách quan khác như lệnh cấm vận vũ khí từ Mỹ gây ảnh hưởng tới nguồn cung cấp từ châu Âu khiến quân đội ta thiếu sự đa dạng về vũ khí. Thay vì sở hữu hệ thống vũ khí đa dạng, chúng ta chủ yếu dùng chung một nguồn vũ khí.
Vì thế việc mua sắm các hệ thống vũ khí từ nguồn Mỹ để tạo ra sự khác biệt và có thể khắc chế được đối phương là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên phải lựa chọn thật kỹ lưỡng, vì để tích hợp được một loại vũ khí mới vào hệ thống hiện nay là một quá trình khó khăn, lâu dài và tốn kém. Với tiềm lực của đất nước, lựa chọn sai lầm sẽ rất khó để làm lại và có thể phải trả giá rất đắt.
Viet Nam lieu co mua tiem kich F-16 cua My (2)-Hinh-2
Ở khu vực châu Á, ngoài Việt Nam, còn có Indonesia, Trung Quốc cũng sở hữu Su-30MK2. Ngoài ra, các nước Ấn Độ, Malaysia sở hữu các phiên bản Su-30MKI và Su-30MKM.
Trước hết, ta sẽ xem xét về các loại máy bay chiến đấu nổi tiếng của Mỹ mà ta có thể mua. Gần đây báo chí trong nước và nước ngoài có những thông tin về việc Việt Nam đang quan tâm đến những loại máy bay tiêm kích như F-16 và F/A-18, có rất nhiều bài phân tích ưu nhược điểm của những loại máy bay này. Và có một sự kỳ vọng không hề nhỏ rằng Việt Nam sẽ sớm sở hữu những chú chim sắt cực oách đó, nhưng thực tế nó có phù hợp với Việt Nam không?
Với việc loại biên những chiếc MiG-21 huyền thoại và sắp tới là cả Su-22, gánh nặng phòng thủ trên không sẽ dồn cả trên vai của mấy chục chiếc “hổ mang chúa” Su-30MK2 vốn được trang bị thiên về đánh biển. Nhu cầu bổ sung thêm một dòng máy bay làm nhiệm vụ đánh chặn trên không là hết sức cấp thiết và với việc ta đã có những chiếc Su-27SK/UBK, không quân ta cũng chỉ nên bổ sung thêm một và chỉ một dòng tiêm kích nữa là đủ.
Nhìn từ kinh nghiệm thế giới, ngay cả những cường quốc như Anh và Pháp, họ cũng chỉ dựa vào một loại máy bay chiến đấu đa năng chủ lực làm xương sống cho không quân. Như ở Pháp trước đây là loại Mirage và hiện nay là Rafael, ở Anh là Typhoon, việc sở hữu nhiều loại máy bay với các tính năng riêng lẻ rõ ràng là quá tốn kém và không cần thiết.
Cũng cần phải nhớ rằng các loại máy bay Mỹ đã nổi danh nhờ thực tế sử dụng trên chiến trường và không hoàn toàn dựa vào những tính năng ưu việt của chính nó. Trong các trận chiến các máy bay này đã được hỗ trợ của cả một bộ máy chiến tranh khổng lồ, với lợi thế áp đảo về số lượng và công nghệ, máy bay chiến đấu Mỹ dễ dàng giành được ưu thế trên không, ta không có những điều kiện như thế,nên càng phải xem xét thật kỹ.
Với trường hợp chiến đấu cơ F-16?
Gần đây rộ lên thông tin rằng Việt Nam rất có thể sẽ mua lại các máy bay chiến đấu F-16 tân trang theo chương trình bán vũ khí dư thừa của Mỹ (EDA). Đây là những chiếc đã cũ nhưng vẫn còn dùng tốt nếu được tân trang lại, Mỹ hiện có hàng trăm chiếc như thế tại nghĩa địa máy bay Davis-Monthan.
Đã có nhiều quốc gia theo đuổi chương trình EDA của Mỹ. Mà gần đây nhất là Indonesia đã bỏ ra khoảng 750 triệu USD để mua về 24 chiếc, trong đó máy bay cũ được cho không, phía Indonesia chỉ phải trả tiền cho gói nâng cấp là 31 triệu USD/chiếc.
Viet Nam lieu co mua tiem kich F-16 cua My (2)-Hinh-3
 F-16 là loại chiến đấu cơ được đồn đoán nhiều nhất về khả năng Việt Nam mua.
Đây là loại máy bay đa năng lợi hại, có khả năng không chiến và cường kích tốt, đảm đương được nhiều nhiệm vụ cũng như tùy chỉnh các loại thiết bị vũ khí theo ý muốn. Việc F-16 được hiện đại hóa liên tục khiến nó thích nghi tốt với các yêu cầu của chiến tranh hiện đại, các hệ thống điện tử và vũ khí mới giúp nó có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết cũng như khả năng không chiến ngoài tầm nhìn.
Máy bay chiến đấu F-16 được nhiều nước ưa chuộng bởi giá cả hợp lý và nhiều ưu điểm khác như khả năng linh hoạt, sử dụng đa năng và chi phí vận hành thấp. Từ khi ra đời năm 1978 đã có khoảng 4.500 chiếc được sản xuất và được sử dụng trong không quân của 26 quốc gia trên thế giới.
Nhưng nhu cầu của Việt Nam hiện nay là một loại máy bay chiến đấu chủ lực đa năng, có thể đảm đương nhiệm vụ đánh chặn trên không và tấn công mặt đất, nó không những phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ không phận mà còn phải đủ khả năng tác chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo. Máy bay F-16 với bán kính chiến đấu 550km rõ ràng là hụt hơi nếu phải thực hiện các nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa vốn cách bờ từ 400 đến 600 km. Tất nhiên F-16 có thể nâng tầm bay nhờ được gắn thêm các bình nhiên liệu phụ, nhưng như thế sẽ hạn chế tải trọng vũ khí và sự cơ động.

Có phương án cho Việt Nam mua F-16, P-3C Orion của Mỹ

(Kiến Thức) - Để tăng cường khả năng phòng không và an ninh biển, Việt Nam hoàn toàn có thể mua chiến đấu cơ F-16 và máy bay săn ngầm P-3C Orion từ Mỹ.

Đây là nhận định của bài phân tích mới đây trên trang Defense News (Mỹ).
Bài phân tích dẫn một nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ tiết lộ, với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí Mỹ cho Việt Nam, chính quyền Hà Nội sẽ tìm kiếm các giải pháp để cải thiện khả năng phòng không và an ninh biển với việc mua sắm các chiến đấu cơ F-16 theo Chương trình bán trang bị quân sự dư thừa (EDA) của Lầu Năm Góc và tân trang lại các máy bay tuần tra biển P-3C Orion bằng cách lắp thêm các ngư lôi.

Việt Nam chỉ mua được tiêm kích F-16 đã qua sử dụng?

(Kiến Thức) - Có khả năng Việt Nam sẽ chỉ mua những vũ khí Mỹ đã qua sử dụng, gồm cả chiến đấu cơ F-16 và máy bay săn ngầm P-3C Orion. 

Viet Nam chi mua duoc tiem kich F-16 da qua su dung?
Theo tờ Armyrecognition và cả The Diplomat, bất kỳ vũ khí nào được Mỹ bán cho Việt Nam sẽ được thực hiện theo Chương trình vũ khí thặng dư. Đó là chương trình cho phép Mỹ bán các thiết bị vũ khí đã qua sử dụng cho các đối tác với giá giảm và sẽ do Lầu Năm Góc chủ trì. Thực tế không chỉ có Việt Nam mà lâu nay, đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan cũng chỉ mua vũ khí qua sử dụng từ Mỹ. 

Tin mới