“Mặt trời nhân tạo” duy trì mức nhiệt 100 triệu độ C

Mục tiêu của KSTAR là duy trì mức nhiệt 100 triệu độ C trong 300 giây vào năm 2026.

Các nhà khoa học từ Trung tâm Nghiên cứu KSTAR thuộc Viện Năng lượng nhiệt hạch Hàn Quốc (KFE) vừa công bố kỷ lục thế giới mới về khoảng thời gian duy trì nhiệt độ 100 triệu độ C - nóng gấp 7 lần so với lõi mặt trời - lên tới 48 giây trong một thí nghiệm tổng hợp hạt nhân.
Đây là một bước tiến quan trọng trong công nghệ năng lượng sạch.
Phản ứng tổng hợp hạt nhân, còn gọi là phản ứng nhiệt hạch, bắt chước phản ứng trong lõi các ngôi sao bao gồm mặt trời; trong đó 2 hay nhiều hạt nhân hợp lại với nhau để tạo nên hạt nhân mới nặng hơn, giải phóng năng lượng khổng lồ.
Phản ứng nhiệt hạch do con người tạo ra - còn gọi là công nghệ "mặt trời nhân tạo" - được coi là giải pháp năng lượng sạch hàng đầu cho tương lai, có thể cung cấp nguồn năng lượng vô hạn mà không gây ô nhiễm carbon làm trái đất nóng lên.
“Mat troi nhan tao” duy tri muc nhiet 100 trieu do C
Lò phản ứng nhiệt hạch tokamak tại KSTAR Ảnh: KFE
Cách phổ biến nhất để đạt được nguồn năng lượng đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách này là sử dụng lò phản ứng tokamak, trong đó các biến thể hydro được nung nóng đến nhiệt độ cực cao để tạo ra plasma.
Theo Giám đốc KSTAR Si-Woo Yoon, việc tạo ra được plasma nhiệt độ cao và mật độ cao, trong đó các phản ứng duy trì trong thời gian dài, rất quan trọng để các lò phản ứng nhiệt hạch đạt kỷ lục mới và tạo nên nguồn năng lượng đủ lớn để phục vụ đời sống con người.
Kỷ lục 48 giây mới đạt được thông qua các cuộc thử nghiệm từ tháng 12-2023 đến tháng 2-2024 đã đánh bại kỷ lục 30 giây của năm 2021, nhờ vào việc điều chỉnh một số quy trình bao gồm dùng vonfram thay thế carbon trong bộ chuyển hướng, giúp tách nhiệt và tạp chất tạo ra bởi phản ứng nhiệt hạch hiệu quả hơn.
Mục tiêu của KSTAR là duy trì mức nhiệt 100 triệu độ C trong 300 giây vào năm 2026, dấu mốc cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất năng lượng nhiệt hạch.
Hồi tháng 2 vừa qua, một nhóm khoa học gia khác từ TP Oxford - Anh đã đạt kỷ lục về năng lượng tạo ra bởi phản ứng nhiệt hạch - đạt 69 megajoule trong 5 giây, gần đủ để cung cấp năng lượng cho 12.000 ngôi nhà cũng trong vòng 5 giây.

Việt Nam thí điểm mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất điện tái tạo

Ngày 3/6, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam khởi động dự án năng lượng sạch trị giá 36 triệu USD do USAID tài trợ.

Việt Nam thí điểm mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất điện tái tạo

Đây là dự án được Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris công bố lần đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 8/2021.

Viet Nam thi diem mua dien truc tiep tu nha san xuat dien tai tao
Ngày 3/6, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam khởi động một dự án năng lượng sạch trị giá 36 triệu đô la. Nguồn: USAID  

Khối đá siêu nóng có thể cấp nguồn năng lượng vô hạn cho thế giới

Trái đất chứa đầy những tảng đá siêu nóng 400 độ C nằm ở độ sâu 19km và có thể cung cấp cho thế giới nguồn năng lượng sạch vô hạn, nhưng việc tiếp cận chúng lại không dễ dàng.

Khối đá siêu nóng có thể cấp nguồn năng lượng vô hạn cho thế giới
Nhóm hoạt động vì môi trường Clean Air Task Force (CATF) vừa công bố báo cáo về một dự án khai thác năng lượng sạch tiềm năng có thể thành hiện thực vào năm 2030.

Phát triển năng lượng xanh, xu thế tất yếu của doanh nghiệp

Chuyển dịch năng lượng đang là mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới trước sức ép nhu cầu năng lượng tăng trong khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt.

Phát triển năng lượng xanh, xu thế tất yếu của doanh nghiệp
Phat trien nang luong xanh, xu the tat yeu cua doanh nghiep
Điện gió đang còn nhiều tiềm năng để phát triển. Ảnh: Hoàng Anh 
Diễn đàn “Thúc đẩy tiến trình Phát triển Năng lượng xanh, sạch và bền vững” do Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương phối hợp với Tạp chí Năng lượng Sạch Việt Nam tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội. Diễn đàn nhằm đưa ra các đề xuất, giải pháp thúc đẩy tiến trình phát triển năng lượng xanh, sạch và bền vững tại Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Tin mới