Mất niềm tin vào Nga, Ấn Độ nhờ Ukraine bảo dưỡng tàu sân bay?

(Kiến Thức) - Tập đoàn quốc phòng UkrOboronProm của Ukraine đề nghị cung cấp gói bảo dưỡng cho tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ. Được biết, INS Vikramaditya nặng 45.000 tấn được đưa vào biên chế trong Hải quân Ấn Độ từ năm 2013.

Theo trang Defence Blog, Tập đoàn UkrOboronProm vừa đề nghị cung cấp gói bảo dưỡng cho tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ và sẽ cùng phối hợp sản xuất động cơ tua bin khí với nhà nhập khẩu trang thiết bị quốc phòng lớn nhất thế giới này.
Hai bên đã thảo luận về sự tham gia nhiều hơn nữa của các doanh nghiệp quốc phòng Ukraine trong việc hiện đại hóa và phát triển của lực lượng Hải quân Ấn Độ như tiếp tục phân phối và sản xuất động cơ tua bin khí, bảo dưỡng tàu sân bay INS Vikramaditya do các chuyên gia của nhà máy đóng tàu Mykolaiv chế tạo.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Defence Blog.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Defence Blog.
Pavlo Bukin, Tổng giám đốc UkrOboronProm, nhấn mạnh rằng Ukraine rất quan tâm đến hoạt động phối hợp sản xuất hệ thống radar, phao cứu sinh, cung cấp phụ tùng cho tàu ngầm Ấn Độ. Phía Ấn Độ cũng bày tỏ sự ủng hộ và quan tâm đến việc hợp tác với các doanh nghiệp quốc phòng Ukraine trong một số dự án đang triển khai.

Mời độc giả xem thêm video: Xung quanh việc Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay tự chế hồi năm 2013 (Nguồn: VTC14)

Được biết, tàu sân bay INS Vikramaditya nặng 45.000 tấn được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Mykolaiv ở Ukraine. INS Vikramaditya là một tàu sân bay lớp Kiev được cải tiến và đưa vào biên chế trong Hải quân Ấn Độ từ năm 2013.
INS Vikramaditya thông thường có thể chở 12 đến 16 chiến đấu cơ cùng 4 đến 16 trực thăng. Ban đầu, INS Vikramaditya được gọi là Baku nhưng sau đó nó được đổi tên thành Đô đốc Gorshkov.

Hoành tráng nhóm tàu sân bay của Hải quân Nga

(Kiến Thức) - Khi đi theo đội hình chiến đấu tổng hợp, nhóm tàu sân bay của Hải quân Nga cũng không hề thua kém độ hoành tráng so với các nhóm tàu Mỹ. 

Hoanh trang nhom tau san bay cua Hai quan Nga
Hãng thông tấn Sputnik mới đây đăng tải hình ảnh tuyệt đẹp, hoành tráng về nhóm tàu sân bay của Hải quân Nga trong chuyến hành trình tới Địa Trung Hải tham gia trực tiếp cuộc tấn công phiến quân IS ở Syria. Nguồn ảnh: Sputnik 

Tàu sân bay có còn cần thiết trong chiến tranh hiện đại?

(Kiến Thức) - Trong chiến tranh hiện đại, liệu vị thế của các tàu sân bay có giảm đi?

Tau san bay co con can thiet trong chien tranh hien dai?
Hiện tại, nước sở hữu nhiều tàu sân bay nhất trên thế giới chính là Mỹ và đây hiện cũng là quốc gia có sức mạnh hải quân lớn nhất thế giới. Ngoài Mỹ, một vài quốc gia khác như Anh, Pháp, Nga và đặc biệt là Trung Quốc hiện cũng sở hữu cho riêng mình những tàu sân bay hiện đại và đặc biệt là khả năng tự chế tạo loại tàu khổng lồ này.Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, liệu các tàu sân bay có còn giữ được uy thế của mình trong các cuộc xung đột ở tương lai? Nguồn ảnh: BI.
Tau san bay co con can thiet trong chien tranh hien dai?-Hinh-2
 Nhiệm vụ của tàu sân bay vốn không chỉ là để chiến đấu mà đây còn là một thứ vũ khí chiến lược để các nước mang ra "dọa" nhau. Mỗi khi vùng lãnh thổ di động của một quốc gia nào đó cùng với đội tàu hộ tống cực kỳ hoành tráng xuất hiện ngoài khơi một quốc gia nào đó thì chắc chắn đây sẽ là một tín hiệu cảnh báo cực kỳ cứng rắn mà bất cứ ai cũng sẽ phải lo sợ. Nguồn ảnh: Infini.

Đọc nhiều nhất

Tin mới