Mắt mũi kèm nhèm, rắn độc truy đuổi thợ lặn vì tưởng bạn tình

Lũ rắn biển olive đực thường xuyên nhầm lẫn thợ lặn với bạn tình do thị lực yếu.

Mắt mũi kèm nhèm, rắn độc truy đuổi thợ lặn vì tưởng bạn tình

Nghiên cứu của các khoa học tới từ Tổ chức Khoa học và nghiên cứu công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO), Đại học Macquarie và Đại học James Cook phân tích hành vi của rắn biển olive từ dữ liệu thu thập từ những năm 1990.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hầu các cuộc chạm trán giữa thợ lặn và rắn biển đều liên quan tới rắn đực mùa giao phối.

Từ đây, họ kết luận những con rắn biển olive đực nhầm lẫn con người với rắn cái và hành động tấn công của chúng đơn giản chỉ là hoạt động tán tỉnh.

Mat mui kem nhem, ran doc truy duoi tho lan vi tuong ban tinh

Một con rắn biển olive. (Ảnh: Claire Goiran)

Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Ross Alford cho biết gốc rễ của vấn đề là do rắn đực khao khát được con cái chú ý. "Những con cái dành nhiều thời gian hơn ở các đám san hô vì chúng không muốn bị tán tỉnh quá nhiều. Rắn cái thường trốn tránh rắn đực. Nó chỉ thỉnh thoảng chồm lên để hít thở không khí", ông Alford cho biết.

Trong khi đó, lũ rắn đực lại cực kỳ thèm khát sự chú ý của con cái. Trong mùa giao phối, chúng thường "tuần tra" vùng nước phía trên rạn san hô. Khi thấy có con cái, chúng sẽ cố gắng tán tỉnh. "Con cái" mà rắn đực olive nhắm tới đôi khi bị nhầm lẫn với các thợ lặn. Vấn đề này trở nên trầm trọng hơn do thị lực kém của loài rắn.

"Lũ rắn đực tâm niệm rằng: Này có thứ gì đó ở kia, mình nên đi kiểm tra xem đó có phải là rắn cái không. Chúng sẽ tiếp cận các thợ lặn, thè lưỡi ra. Nếu một thợ lặn đứng yên và không di chuyển, con rắn sẽ bỏ đi vì nhận ra đó không phải là rắn cái", ông Alford nói thêm.

Do rắn biển olive được mệnh danh là "sát thủ" nguy hiểm bậc nhất của đại dương với cú cắn tiết ra lượng nọc độc có thể giết chết 20 người trưởng thành, các chuyên gia khuyến cáo thợ lặn nên "nằm yên" và để lũ rắn tự đánh giá nếu không may chạm trán với chúng.

"Đừng hoảng sợ, hãy nằm yên, đừng tấn công con rắn. Nó sẽ kiểm tra bạn rồi rời đi", ông Alford cho hay.

Câu chuyện ám ảnh về loài "rắn biển khổng lồ"

Theo truyền thuyết, loài rắn biển khổng lồ này đã gây run sợ cho nhiều thế hệ thủy thủ, nhưng lúc này dường như nó vô hại. Nó bơi đằng sau tàu, nổi lên vài giây bên mạn phải tàu và cuối cùng lặn mất.

Câu chuyện ám ảnh về loài "rắn biển khổng lồ"

Tháng 7/1897, tàu chiến Pháp Avalanche đã đụng độ quái vật biển được gọi là "rắn biển khổng lồ" đến 3 lần trong vịnh Along. Đại bác được nã rần nhưng không chạm được nó. Trước Avalanche, những con tàu khác cũng đã gặp "rắn biển khổng lồ". Kể từ đó, "rắn biển" trở thành một trong các bí ẩn lớn nhất của động vật học...

Giải mã tài nhịn uống nước cực đỉnh của rắn biển

(Kiến Thức) - Rắn biển có lợi thế là chúng không cần phải uống nước thường xuyên, chúng có thể tồn tại sáu hoặc bảy tháng mà không cần uống. Rắn biển sống trong môi trường biển, chúng sẽ kiếm nước ngọt ở đâu?

Giải mã tài nhịn uống nước cực đỉnh của rắn biển
Giai ma tai nhin uong nuoc cuc dinh cua ran bien
Giống như hầu hết các sinh vật, loài rắn biển cũng cần trữ nước cho cơ thể, nhưng vì sống trong môi trường nước biển là chủ yếu, nên một câu hỏi thực tế được đặt ra là rắn biển khi khát sẽ uống nước ở đâu? 

Ảnh động vật: Gặp rắn biển độc cực hiếm, hồng hạc rỉa lông...

(Kiến Thức) - Khỉ đột đen bạc khổng lồ nằm dưới gốc cây, hươu đứng dưới nắng sớm mùa thu, chim hồng hạc rỉa lông trong vườn thú… là những hình ảnh động vật đẹp, ấn tượng nhất gần đây.

Ảnh động vật: Gặp rắn biển độc cực hiếm, hồng hạc rỉa lông...
Anh dong vat: Gap ran bien doc cuc hiem, hong hac ria long...
Hình ảnh động vật ấn tượng khỉ đột đen bạc nằm dưới cây trong vườn quốc gia Núi lửa ở Rwanda. (Nguồn Guardian)  

Đọc nhiều nhất

Tin mới