“Mất” đất Công viên Đống Đa, có ai chịu trách nhiệm?

Công viên Đống Đa bị "đắp chiếu", biến thành khu dân cư suốt 20 năm qua khiến nhiều bạn đọc bức xúc và đề nghị làm rõ trách nhiệm trong việc làm mất đất công viên.

“Mất” đất Công viên Đống Đa, có ai chịu trách nhiệm?

Ngay sau khi báo VietNamNet đăng bài "Hơn 20 năm ‘đắp chiếu’, Công viên Đống Đa biến thành khu dân cư" ngày 26/10, rất nhiều ý kiến của bạn đọc bày tỏ bức xúc và đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý của các cơ quan có liên quan.

Bạn đọc Nguyễn Chí Công ủng hộ quan điểm làm "sống lại" các công viên trên địa bàn thành phố trong năm 2023, của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Thanh.

“Chủ trương cải tạo, xây mới các công viên trên địa bàn TP Hà Nội là đúng đắn và rất cần thiết. Nhân dân ủng hộ quan điểm đó, mong chờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Hà Nội”, bạn đọc Nguyễn Chí Công nêu quan điểm.

Câu chuyện "Hơn 20 năm 'đắp chiếu', Công viên Đống Đa biến thành khu dân cư", khiến bạn đọc Nguyễn Đức Trường bức xúc, thẳng thắn cho rằng thời gian "đắp chiếu" quá dài so với một đời người.

“Mat” dat Cong vien Dong Da, co ai chiu trach nhiem?

Bị "đắp chiếu" 20 năm, Công viên Đống Đa biến thành khu dân cư. Ảnh: Đình Hiếu.

“Các cấp chính quyền đã không quyết liệt để thực hiện dự án này. Cả khu đất rộng 7ha dành làm công viên biến thành khu dân cư, liệu có sự buông lỏng quản lý?”, anh Nguyễn Đức Trường nêu băn khoăn.

Theo bạn đọc Tuấn Đào, lãnh đạo từ quận Đống Đa đến TP Hà Nội cần nhìn nhận trách nhiệm trong việc để Công viên Đống Đa ‘treo’ gần 20 năm qua. “Có những người mất cả tuổi thơ, mất cả đời người chỉ chờ đợi công viên này”, bạn đọc Tuấn Đào chia sẻ.

Qua việc Công viên Đống Đa bị "treo" và lấn chiếm hàng thập kỷ, ban đọc Tuấn Đào cho rằng, cần nhìn nhận những bất cập trong quản lý, xây dựng công viên trên địa bàn TP Hà Nội.

Cùng quan điểm trên, bạn đọc Lê Bình cho rằng, lãnh đạo từ phường, quận đến TP trong những nhiệm kỳ qua cần xem lại trách nhiệm quản lý của mình khi để quỹ đất vàng 7ha làm Công viên Đống Đa bị ‘treo’ suốt 20 năm qua, rồi để bị lấn chiếm thành nhà ở.

“Có buông lỏng quản lý thì mới ra nông nỗi này?. Cái lạ ở đây mà tôi thấy là chưa ai bị kiểm điểm, kỷ luật về dự án "treo" này thì phải”, bạn đọc Lê Bình băn khoăn.

Còn theo bạn đọc Trần Tuấn, các cấp được giao quản lý của TP đều có trách nhiệm trong việc này. Bởi theo anh Tuấn, vì chính quyền các cấp không cương quyết xử lý ngay từ đầu nên đất công viên mới bị lấn chiếm.

Bạn đọc Đỗ Đức Hùng mong muốn Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiên quyết giành lại đất công viên cho người dân thành phố. Bởi theo anh Hùng, người dân Thủ đô hiện nay, đặc biệt là trẻ em quá thiệt thòi vì thiếu khu vui chơi, giải trí.

Còn bạn đọc Lưu Việt Hà nêu quan điểm, dự án Công viên Đống Đa ‘đắp chiếu’ vừa thiệt thòi cho người dân Thủ đô, vừa gây lãng phí nguồn lực đất đai của TP. Do vậy, đề nghị cơ quan chức năng cần làm rõ trách nhiệm trong vấn đề này.

Từ năm 2001, TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi hơn 7ha đất tại phường Láng Hạ, Trung Liệt (quận Đống Đa) và Thành Công (quận Ba Đình) để xây dựng Công viên văn hóa Đống Đa giai đoạn 1.

Đến năm 2007, TP Hà Nội có văn bản giao cho một công ty đề xuất lập quy hoạch, đầu tư xây dựng Công viên văn hóa Đống Đa, tuy nhiên, từ đó đến nay đơn vị này chưa thực hiện.

Bị "đắp chiếu" hơn 2 thập kỷ, hàng nghìn m2 đất quy hoạch dự án Công viên văn hóa Đống Đa bị lấn chiếm xây dựng nhà ở, cửa hàng kinh doanh buôn bán trong khi người dân thiếu nơi vui chơi, luyện tập thể dục.

Nghịch lý những “vùng đất chết” giữa Hà Nội

Nghịch lý những “vùng đất chết” giữa Hà Nội
Thời điểm năm 2007 - 2008 hàng loạt các dự án ồ ạt khởi công tạo nên cơn sốt trên thị trường bất động sản. Khi cơn sốt đi qua, nhiều dự án rơi vào cảnh phơi sương.

Cận cảnh “thiên đường đắp chiếu” Thăng Long Mansion

(Kiến Thức) - Từng được xem là thiên đường mơ ước về một chung cư hiện đại nhất nhì Hà Nội nhưng hiện Thăng Long Mansion chỉ xây thô đến tầng 7 rồi đắp chiếu.

Cận cảnh “thiên đường đắp chiếu” Thăng Long Mansion
Thăng Long Mansion là tổ hợp bao gồm trung tâm thương mại, khu văn phòng và căn hộ cao cấp. Công trình gồm 5 tòa nhà được xây dựng trên khu đất có diện tích 15.500 m2.
Thăng Long Mansion là tổ hợp bao gồm trung tâm thương mại, khu văn phòng và căn hộ cao cấp. Công trình gồm 5 tòa nhà được xây dựng trên khu đất có diện tích 15.500 m2.

Hà Nội Time Tower lại “đắp chiếu” vì Ocean Group rút vốn

(Kiến Thức) - Tưởng chừng được cứu khi Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) "chống lưng" nhưng dự án Hà Nội Time Tower vẫn một lần nữa phải "đắp chiếu".

Hà Nội Time Tower lại “đắp chiếu” vì Ocean Group rút vốn
Dự án Hà Nội Time Tower nằm trên khu đất CT10-11, Khu đô thị mới Văn Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (PVR) làm chủ đầu tư. Ảnh: Phối cảnh dự án.
Dự án Hà Nội Time Tower nằm trên khu đất CT10-11, Khu đô thị mới Văn Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (PVR) làm chủ đầu tư. Ảnh: Phối cảnh dự án.
Được xây dựng trên diện tích 7.023 m2, công trình gồm tổ hợp 2 tòa tháp 41 tầng (39 tầng nổi, 2 tầng hầm), tổng diện tích sàn xây dựng 109.685 m2 (trong đó có 62.088 m2 sàn căn hộ và 7.955 m2 sàn thương mại), cung cấp khoảng 580 căn hộ, đáp ứng nhu cầu cho 2.300 người dân với mức sinh hoạt cao.
Được xây dựng trên diện tích 7.023 m2, công trình gồm tổ hợp 2 tòa tháp 41 tầng (39 tầng nổi, 2 tầng hầm), tổng diện tích sàn xây dựng 109.685 m2 (trong đó có 62.088 m2 sàn căn hộ và 7.955 m2 sàn thương mại), cung cấp khoảng 580 căn hộ, đáp ứng nhu cầu cho 2.300 người dân với mức sinh hoạt cao.
Chính thức khởi công từ ngày 24/10/2010 và dự kiến hoàn thiện vào quý 4/2014 với hy vọng mang lại lợi nhuận 67 tỷ đồng mỗi năm nhưng đến nay dự án vẫn "đắp chiếu" dù chủ đầu tư đã cố gắng thực hiện.
 Chính thức khởi công từ ngày 24/10/2010 và dự kiến hoàn thiện vào quý 4/2014 với hy vọng mang lại lợi nhuận 67 tỷ đồng mỗi năm nhưng đến nay dự án vẫn "đắp chiếu" dù chủ đầu tư đã cố gắng thực hiện.
Trong suốt 4 năm qua, số phận của Hà Nội Time Tower đã nhiều lần được thay đổi. Dự án từng bị "đắp chiếu" một thời gian dài khiến tranh chấp giữa khách hàng với chủ đầu tư nổ ra. Ảnh: Cổng vào dự án.
 Trong suốt 4 năm qua, số phận của Hà Nội Time Tower đã nhiều lần được thay đổi. Dự án từng bị "đắp chiếu" một thời gian dài khiến tranh chấp giữa khách hàng với chủ đầu tư nổ ra. Ảnh: Cổng vào dự án.
Đến cuối năm 2012, Tập đoàn Đại Dương (OGC) mua 10 triệu cổ phiếu của PVR, tương đương 19,27% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của PVR. Dự án lúc này được triển khai khá tốt, phần hầm công trình và phần đế được hoàn thiện trong thời gian ngắn. Chủ đầu tư cũng quyết định giảm giá bán cho khách hàng, khiến tranh chấp giữa 2 bên lắng xuống.
Đến cuối năm 2012, Tập đoàn Đại Dương (OGC) mua 10 triệu cổ phiếu của PVR, tương đương 19,27% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của PVR. Dự án lúc này được triển khai khá tốt, phần hầm công trình và phần đế được hoàn thiện trong thời gian ngắn. Chủ đầu tư cũng quyết định giảm giá bán cho khách hàng, khiến tranh chấp giữa 2 bên lắng xuống.
Tưởng chừng tương lai của Hà Nội Time Tower sẽ sáng hơn khi được đại gia "chống lưng", nhưng dự án sau khi hoàn thiện đến tầng 5 lại đột ngột dừng một lần nữa, các công nhân bất ngờ rút hết khỏi công trình. Hà Nội Time Tower lại rơi vào cảnh "đắp chiếu", trong khi các cổ đông lớn trong đó có OGC cũng thoái vốn khỏi PVR. Còn về phía PVR, công ty này liên tục báo lỗ, trong quý 1/2014 lỗ tới 1,9 tỷ đồng. PVR còn có khoản nợ lên đến gần 1.067 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Những điều này, khiến khách hàng càng lo lắng về số phận của Hà Nội Time Tower.
Tưởng chừng tương lai của Hà Nội Time Tower sẽ sáng hơn khi được đại gia "chống lưng", nhưng dự án sau khi hoàn thiện đến tầng 5 lại đột ngột dừng một lần nữa, các công nhân bất ngờ rút hết khỏi công trình. Hà Nội Time Tower lại rơi vào cảnh "đắp chiếu", trong khi các cổ đông lớn trong đó có OGC cũng thoái vốn khỏi PVR. Còn về phía PVR, công ty này liên tục báo lỗ, trong quý 1/2014 lỗ tới 1,9 tỷ đồng. PVR còn có khoản nợ lên đến gần 1.067 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Những điều này, khiến khách hàng càng lo lắng về số phận của Hà Nội Time Tower.
Trả lời báo giới gần đây, ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng giám đốc PVR khẳng định, việc dừng dự án Hà Nội Time Tower không hoàn toàn do OGC thoái vốn khỏi PVR. Ông Tuấn Anh cũng cho hay, PVR đã có kế hoạch khởi động lại dự án trong tháng 5/2014.
Trả lời báo giới gần đây, ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng giám đốc PVR khẳng định, việc dừng dự án Hà Nội Time Tower không hoàn toàn do OGC thoái vốn khỏi PVR. Ông Tuấn Anh cũng cho hay, PVR đã có kế hoạch khởi động lại dự án trong tháng 5/2014. 
Vào những ngày cuối tháng 6/2014, tại dự án, người ta thấy xuất hiện trăm tải đá được đặt trước mặt tiền công trình. Một vài người thợ dựng những tấm rào chắn mới, chắc chắn hơn ở mặt trước công trình. Đây có phải là động thái khởi động lại công trình như ông Tuấn Anh đã nói?
Vào những ngày cuối tháng 6/2014, tại dự án, người ta thấy xuất hiện trăm tải đá được đặt trước mặt tiền công trình. Một vài người thợ dựng những tấm rào chắn mới, chắc chắn hơn ở mặt trước công trình. Đây có phải là động thái khởi động lại công trình như ông Tuấn Anh đã nói?
Tuy nhiên, tại đây, người ta cũng không hề thấy bất cứ một biển hiệu nào đưa thông tin về công trình. Đi qua khu CT10-11, người đi đường chỉ thấy một công trình ngổn ngang đất đá, ngập rác thải, những thanh sắt hoen gỉ, chứ chẳng biết công trình này là công trình nào, do ai đầu tư.
 Tuy nhiên, tại đây, người ta cũng không hề thấy bất cứ một biển hiệu nào đưa thông tin về công trình. Đi qua khu CT10-11, người đi đường chỉ thấy một công trình ngổn ngang đất đá, ngập rác thải, những thanh sắt hoen gỉ, chứ chẳng biết công trình này là công trình nào, do ai đầu tư.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.