Một trận đối đầu giữa hệ thống phòng không di động Pantsir-S của Nga và máy bay không người lái (UAV) tấn công Bayraktar TB2 của Ukraine, chỉ kéo dài trong vài giây.
Chiếc UAV TB2 của Ukraine bị hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga bắn hạ. Ảnh Avia.pro |
Mặc dù có khả năng chiến đấu cao và khả năng bộc lộ tín hiệu radar thấp của UAV TB2, nhưng chiếc UAV này chỉ “sống sót” và chống đỡ được vài giây, trước hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga.
Theo truyền thông Nga đưa tin, một chiếc UAV TB2 của Quân đội Ukraine (mua của Thổ Nhĩ Kỳ), đã cố gắng vượt qua biên biên giới Nga, có thể là với mục đích do thám hoặc thực hiện một cuộc tấn công.
Nhưng thật không may, chiếc UAV TB2 của Ukraine đã đi vào vùng trời được bố trí dày đặc hệ thống phòng không của Nga, trong đó có các hệ thống phòng không tự hành Pantsir-S1.
Kết quả của cuộc đối đầu, chiếc UAV TB2 chỉ xoay sở được vài giây, trước khi bị hỏa lực của hệ thống Pantsir-S1 xé nát.
Trong các bức ảnh được đưa lên mạng xã hội, người xem có thể thấy kết quả đối đầu giữa UAV Bayraktar TB2 và hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S của Nga.
Chiếc UAV TB2 của Ukraine bị hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga bắn hạ. Ảnh Avia.pro |
Đánh giá thiệt hại của chiếc UAV TB2, pháo của tổ hợp Pantsir-S1 đã cắt chiếc UAV TB2 thành nhiều phần theo đúng nghĩa đen. Đó cũng lý giải tại sao, chiếc UAV TB2 chỉ có thể cầm cự được vài giây trong trận chiến.
Theo truyền thông Nga, mặc dù chiếc UAV TB2 bị trúng đạn và rơi rất nhanh, nhưng điều may mắn các bộ phận điều khiển của chiếc UAV TB2 còn nguyên vẹn.
Chiếc UAV TB2 của Ukraine bị bắn rơi, hệ thống điều khiển còn nguyên vẹn. Ảnh Avia.pro |
Điều này có thể cho phép Quân đội Nga khai thác những thông tin quan trọng, bao gồm cả về hệ thống điều khiển của UAV TB2, làm cơ sở để khắc chế hiệu quả loại UAV này.
Hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Nga. Ảnh Wikipedia |
Còn vũ khí bắn rơi chiếc UAV TB2 là hệ thống Pantsir-S1; đây là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không, tổ hợp này có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắn và tầm trung. Tổ hợp này có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích hoặc bánh lốp, hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định.
Trong cuộc xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra, hệ thống phòng không Pantsir-S1 được bố trí bảo vệ các hệ thống phòng không tầm xa như S-300 hay S-400; nhưng nhiệm vụ chủ yếu của nó là theo sát bảo vệ các đơn vị chiến đấu của Quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine, cùng với các hệ thống phòng không Buk-M2.